Tạo phong trào tâng bốc, Nguyễn Phú Trọng muốn cạnh tranh với lãnh tụ Hồ Chí Minh?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=Xa5aD7Bvq74

Giản dị, thanh cao, khiêm tốn, thương dân vvv… đấy là hình ảnh mà ông Hồ Chí Minh đã xây dựng để thành lãnh tụ. Tuy nhiên, nếu tinh ý thì sẽ thấy, những đức tính đó chỉ tô điểm cho cá nhân ông Hồ Chí Minh chứ nhân dân không được gì cả. Thời ông Hồ Chính Minh, vì câu nói “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập… ”. Và cũng bởi câu nói này mà hàng triệu người dân Việt Nam sinh Bắc tử Nam rồi cuối cùng, ĐCS Việt Nam đã biến Miền Nam tự do hơn, giàu có hơn thành nghèo đói và mất tự do như miền Bắc. Đấy là cái mất mát vô cùng lớn cho dân tộc, cho đất nước. Nếu so sánh Việt Nam với Hàn Quốc thì chắc chắn người dân Việt Nam sẽ thấy cái mất mát vô cùng to lớn của dân tộc.

Câu nói “Việt Nam sẽ sánh vai cùng cường quốc năm châu” của ông Hồ Chí Minh cho tới nay đã cho kết quả ngược lại. Người Việt nổi tiếng là trộm cắp, xã hội bất an với trộm cướp đầy đường, đạo đức xã hội xuống cấp, giáo dục thối nát. Người dân Việt Nam, mà đặc biệt là phụ nữ khi cầm tấm hộ chiếu “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” trên tay thì bị hải qun sân bay các quốc gia khác phân biệt đối xử một cách nhục nhã. Đấy là những gì mà “thời đại Hồ Chí Minh” mang lại. Đó là thực tế được thừa nhận với hầu hết người dân Việt Nam nào có thời gian ra nước ngoài để nhìn lại những gì đất nước đạt được.

Những đức tính như “Giản dị, thanh cao, khiêm tốn” của lãnh tụ thì dân không thể ăn được. Dù Hồ Chí Minh có giản dị thì ĐCS cũng xây tượng đài ngàn tỷ nhưng bỏ đói dân. Dù cho Hồ Chí Minh có thanh cao thì ĐCS cũng xây cổng chào trăm tỷ nhưng bỏ đói dân. Dù cho ông Hồ Chí Minh có khiêm tốn thì ĐCS cũng xây lăng tẩm đồ sộ nhưng bỏ đói dân. Nói tóm lại, những đức tính để tôn vinh cá nhân lãnh tụ dân không ăn được, dân không hưởng được. Cái dân cần là an tự do cho dân, dân chủ cho đất nước, an sinh cho đồng bào, giáo dục hướng thiện cho công dân vvv… để mà xây dựng xã hội tốt đẹp chứ không cần những đức tính kia của lãnh tụ.

Nguyễn Phú Trọng muốn học cách làm lãnh tụ của Hồ Chính Minh

Tại các nước dân chủ, họ chẳng ca tụng lãnh tụ bao giờ. Điều mà xã hội cần làm là phải biết chỉ trích lãnh đạo, phải biết chỉ trích đảng cầm quyền để họ làm cho xã hội tốt hơn. Không có lãnh tụ nào cả, ai không mang lại cho dân kết quả tốt đẹp thì bước xuống khỏi ghế để người khác làm, không nói nhiều. Việt Nam cần một xã hội như vây.

Tham vọng thành một Hồ Chí Minh thứ hai?

Ngoài xây dựng hình ảnh bằng những đức tính trên,  tụ Hồ Chí Minh của ĐCS còn thực hiện tham vọng cầm quyền suốt đời và ông đã thỏa tham vọng ấy đến ngày cuối cùng trong cuộc đời. Ngày nay Nguyễn Phú Trọng cũng đang làm như vậy, cũng đang chà đạp lên điều lệ đảng để tiếp tục cầm quyền. Ông đã đạt được ước muốn tiếp tục cầm quyền, nhưng có cầm quyền suốt đời hay không thì chưa biết. Để có thể cầm quyền suốt đời thì ông Nguyễn Phú Trọng hoặc chết ngay trong nhiệm kỳ 3 này, hoặc ông phải thiết kế suất đặc biệt thành công cho mình trong các kỳ đại hội đảng tiếp theo sau 5 năm một lần.

Trong các đời tổng bí thư, chưa có ai làm như Nguyễn Phú Trọng. Ông ta cho người ca tụng mình rồi nhờ bộ máy tuyên truyền khổng lồ của đảng hay mạng xã hội truyền đi. Và từ đó xây dựng nên hình ảnh lãnh tụ.

Thời Hồ Chí Minh cầm quyền, dân trí người Việt rất thấp, tỷ lệ mù chữ cao. Còn trí thức xã hội chủ nghĩa của cả bộ máy chính quyền Hà Nội lúc đó thì họ không có gì ngoài lòng căm thù. Họ căm thù chính đồng bào mình ở phía nam, họ còn không biết phân biệt đâu là quân cướp nước cơ mà? Vậy nên thời đó bộ máy tuyên truyền xây dựng hình tượng lãnh tụ một cách dễ dàng. Tuy nhiên, hiện nay là thời đại thông tin toàn cầu, dù ĐCS đã dùng đủ mọi cách để hạn chế người dân tiếp cận thông tin, nhưng họ cũng không thể bịt hết được. Vì vậy, tham vọng của ông Trọng có thể nói là rất khó thực hiện.

Ông Nguyễn Phú Trọng, một con người đầy tham vọng

Bộ máy tuyên truyền dối trá rất sợ sự thật. Với hệ thống báo chí độc quyền trong tay, với hơn 800 tờ báo lớn nhỏ dưới quyền điều khiển của ban tuyên giáo thì chính quyền Cộng Sản Hà Nội cũng không thể nào phản biện lại những giá trị của sự thật được truyền trên mạng xã hội. Hệ thống báo chí CS không đủ khả năng đối phó với mạng xã hội vì họ thiếu sự thật. Vì vậy để hỗ trợ, nhà nước CS đã nuôi đội ngũ dư luận viên, lực lượng 47 và cả công an góp sức bịt miệng những cây bút vì sự thật.

Với hoàn cảnh như vậy thì ông Nguyễn Phú Trọng khó mà xây dựng nên hình ảnh lãnh tụ Nguyễn Phú Trọng được. Tuy nhiên, ông Trọng dường như vẫn muốn làm.

Tiếng ca tụng đã vang lên từ 3 năm trước, nhưng rất lạc lõng.

Từ 3 năm trước, mạng xã hội dậy sóng vì một bài viết của nhà báo dẫn chương trình “Ai là triệu phú”. Nói chung nhà báo này là người của công chúng, lời nói của anh ta có thể nói ảnh hưởng đáng kể đến xã hội.

Trong một bài viết, nhà báo đó có viết đoạn tâng bốc ông Nguyễn Phú Trọng như sau “Điều thứ hai ở Ngài Trọng mà tôi – trong tư cách của một người quan sát cảm nhận rõ chính một phong cách sĩ phu, một nội lực phương Đông truyền thống. Ngài Trọng quê ở Đông Anh, Hà Nội, và từ cuộc sống đời thực của Ngài, của vợ con Ngài đến cuộc sống quan trường với những đường đi nước bước cực kỳ bài bản, quyết liệt mà Ngài tung ra trong cuộc quyết chiến với tham ô tham nhũng đều toát lên rất rõ cái phẩm chất sĩ phu ấy. Những sĩ phu Bắc Hà tưởng như đã tuyệt chủng trong dòng chảy thực dụng và băng hoại hôm nay, hoá ra vẫn hiện hữu – lẫm liệt và tuyệt đẹp, bình dị, điềm đạm mà uy nghiêm, tôn quý ở Ngài

Nếu nói lãnh tụ Hồ Chí Minh đã tạo ra những cụm từ đặt trưng để đại diện cho cá nhân ông như: Người, dản dị, khiêm tốn, vì nước quên lập gia đình, lúc nào cũng lo cho dân vv… thì any ông Nguyễn Phú Trọng dường như cũng muốn người ta nhắc đến ông là có ngay những từ đặc trưng như: Sĩ Phu Bắc Hà; ngài, lẫm liệt; bình dị; thanh cao; trong sạch vv…

Phải nói, nhưng cụm từ mà ĐCS đã xây dựng hình ảnh lãnh tụ cho ông Hồ Chí Minh hầu như không có bất kỳ sự phản ứng phụ nào của xã hội. Bộ máy tuyên truyền lúc đó đưa ra là cả xã hội chấp nhận và cứ thế những ngôn từ tâng bốc đó được đưa lên loa phường, đưa lên báo chí, đưa lên truyền hình và thậm chí đưa vào giáo dục. Kết quả là rất nhiều thế hệ đã sùng bái ông Hồ Chí Minh và cho đến hôm nay, rất nhiều người vẫn còn sùng bái bất chấp thông tin đa chiều đã hiện diện trên mạng xã hội rất nhiều. Tuy nhiên ngày nay, ông Nguyễn Phú Trọng xây dựng hình ảnh của mình theo cách này đã cho phản ứng phụ khá mạnh. Trên mạng xã hội khi đó đã xuất hiện rất nhiều bài viết chỉ trích có, mỉa mai có, còn khen thì rất ít. Đấy có thể là một liều thuốc thử mà ông Nguyễn Phú Trọng phải hiểu rằng, ông xây dựng một hình ảnh Hồ Chí Minh thứ hai sẽ thất bại chứ không thể thành công.

Ước mơ làm lãnh tụ vẫn khôn nguôi?

Sáng 29/3, tại nghị trương Quốc hội ông Nguyễn Anh Trí một đại biểu Quốc hội không đóng góp y kiến gì giá trị. Ông ta đứng nói rằng “ông cảm động vô cùng với Tổng bí thư, Chủ tịch nước có “mái đầu bạc trắng hiên ngang”, với gánh sơn hà nặng trĩu hai vai, là trung tâm đoàn kết, khơi nguồn tự hào dân tộc. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước bạc tóc lo cho dân giàu nước mạnh, được sống trong hòa bình, chiến thắng được bệnh tật, an toàn vượt qua bão lũ.”

Cảm động vô cùng với một vị Tổng bí thư, Chủ tịch nước có “mái đầu bạc trắng hiên ngang”, với “gánh sơn hà nặng trĩu hai vai”, là trung tâm đoàn kết, là ngọn cờ tập hợp, là người khơi nguồn tự hào dân tộc. Nhân dân đã vô cùng cảm kích khi nghe báo cáo và biết được những công việc đối nội và đối ngoại mà Chủ tịch nước đã làm được trong thời gian qua

Vâng! Lần này tâng bốc ông Nguyễn Phú Trọng không phải là một nhà báo có tiếng như lần trước, mà lần này trước nghị trường. Quốc hội này họp mỗi năm 2 lần và đây là lần thứ 11 của khóa XIV, vậy mà không thấy ông này ca tụng. Đợi đến khi ông Nguyễn Phú Trọng vừa được ngồi lại chiếc ghế nhiệm kỳ 3 để nuôi ước mơ cầm quyền suốt đời thì có người xuất hiện đúng lúc tâng bốc công lao ông Trọng như muốn xây dựng hình ảnh lãnh tụ vĩ đại vậy.

Những thành tích đáng xấu hổ của ông Trọng thì không thấy ai nhắc. Tư cách là người đứng đầu đảng, đứng đầu nhà nước mà để bộ công an sang tận Berlin hành nghề bắt cóc, xem luật pháo quốc tế như không, xem luật pháp nước Đức như không.

Bài ca tâng bốc lại được cho xướng lên trước nghị trường

Cũng thời ông Nguyễn Phú Trọng mà công an nửa đêm tấn công vào nhà dân hành quyết và tắt người sau đó là truy tố.  Cũng thời ông Nguyễn Phú Trọng mà một thẩm phán xử án chấp nhận chứng cứ ngụy tạo ép chế người mà sau đó vẫn được thăng chức vào bộ chính trị.

Luật pháp và tư pháp là 2 thứ tạo nên một nhà nước pháp quyền nhưng nó đã bị chà đạp không thương tiếc dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng.

Những đưc tính của lãnh tự Nguyễn Phú Trọng như ca tụng dân ấy dân không cần. Dân cần có một nhà nước pháp quyền biết tôn trọng luật pháp thực sự, người dân sống bình yên thực sự. Dưới thời ông Trọng, luật pháp và tư pháp càng xuống cấp nghiêm trọng. Những trò tâng bốc không còn giá trị nữa, nó ngày càng trở nên lố bịch mà thôi. Đất nước này cần một chính quyền biết thượng tôn pháp luật, nếu giỏi thì ông Nguyễn Phú Trọng hãy làm đi? Ông Trọng có làm được không?

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Trung Quốc bao vây đá Ba Đầu đặt ra mối đe doạ mới đối với Việt Nam

>>> Lý do sâu xa Viện kiểm sát phải “xanh mặt” khi nghe đến tên ông Lê Hoàng Quân

>>> VTV hãy tôn trọng sự thật và thôi chụp mũ Thoibao.de!

Thua đậm, giờ Nguyễn Xuân Phúc mới lo o bế Tập Cận Bình?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023