Lộ diện tân bí thư thành phố Hà Nội?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=rp24IjzMy14

Có thể nói, vị trí bí thư thành phố Hà Nội là vị trí rất dễ vào tứ trụ. Trước đây ông Nguyễn Phú Trọng cũng từ vị trí đứng đầu thành phố này rồi vào tứ trụ giữ chức chủ tịch quốc hội. Giữ chức chủ tịch quốc hội chỉ một nhiệm kỳ và ông ta lên chức tổng bí thư và ngồi từ đó cho đến hôm nay sang được nhiệm kỳ thứ ba. Hiện nay Vương Đình Huệ cũng đánh dấu thành tích của ông tại địa phương bằng một năm làm bí thư thành phố này trước khi vào tứ trụ nắm chức chủ tịch quốc hội.

Tuy nhiên, ghế bí thư Hà Nội cũng là ghế nóng làm bao nhiêu người phải rớt ủy viên Bộ chính Trị. Gần đây nhất là ông Phạm Quang Nghị và ông Hoàng Trung Hải. Ông Phạm Quang Nghị bị đánh bật ra khỏi ủy viên Bộ chính Trị bởi vì ông đã có chuyến thăm Mỹ gặp John McCain. Vị trí bí thư Hà Nội là vị trí dành cho người thân Trung Quốc, từ xưa giờ truyền thống là vậy. Vậy nên, việc thân thiện quá mức với Mỹ đôi thì làm cho Bắc Kinh không hài lòng và sự nghiệp chính trị của thư cũng khó mà  bền vững. Còn riêng ông Hoàng Trung Hải thì bị loại không phải vì yếu tố Mỹ mà là vì ông là người phải liên đới chịu trách nhiệm trong sai phạm của Nguyễn Tấn Dũng và Đinh La Thăng. Người ta nói, ông Hoàng Trung Hải chịu tội nhẹ hơn Đinh la Thăng là nhờ yếu tố Trung Quốc.

Đã từ nhiều tháng nay, người ta đặt câu hỏi rằng, liệu người thay thế Vương Đình Huệ là ai? Và người này sẽ làm gì trong 5 năm nhiệm kỳ tới? Hiện tại, vị trí bí thư thành Ủy TP. HCM đã có chủ, đó là ông Nguyễn Văn Nên, ông này là cách tay đắc lực của ông Nguyễn Phú Trọng. Như vậy hiện nay bí thư TP. Hà Nội sắp tới sẽ là nhân vật nào? Là người thân ông Trọng, thân ông Phúc hay thân ông Phạm Minh Chính. Đó là điều người ta cần biết.

Sai sẽ thay Vương Đình Huệ làm bí thư Hà Nội?

Tân bí thư Hà Nội thực sự là người như thế nào?

Rất nhiều vị trí đã được định đoạt trước đại hội 13, tuy nhiên đó chỉ là những vị trí trong top đầu, còn rất nhiều vị trí chưa rõ thì tiếp tục đấu đá sau đại hội.

Theo tin rò rỉ thì nhân vật sẽ thay thế Vương Đình Huệ ngồi vào ghế bí thư thành phố Hà Nội đó chính là Bộ trưởng Bộ tài chính Đinh Tiến Dũng. Vậy ông Đinh Tiến Dũng là ai là điều mà nhiều người quan tâm:

Ông Đinh Tiến Dũng sinh năm 1961 tại làng Trung Trữ, xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Ông hiện cư trú tại quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội. Ông từng học tại Đại học Tài chính và Kế toán (nay là Học viện Tài chính), Khoa Kế toán xây dựng cơ bản. Ông có bằng cử nhân kinh tế, tài chính và sau đó là ông lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh. Tuy nhiên để làm quan chức cho chế độ thì cũng bao nhiêu người khác, ông học và tốt nghiệp cao cấp lí luận chính trị.

Từ năm 1983 đến năm 1993, công việc của ông Đinh Tiến Dũng gắn liền với tổng công ty Sô Đà, một nơi là cái nôi để đào tạo quan chức ngành xây dựng cho chính phủ. Trong đó từ năm 1997 đến năm 1989 ông nắm phó kết toán trưởng trong doanh nghiệp này. Từ 1989 đến 1991 ông làm toán trưởng Công ty Cung ứng vật tư Sông Đà, Tổng công ty Sông Đà. Từ tháng 12 năm 1991 đến 1993 ông làm Kế toán trưởng Công ty Xây dựng Sông Đà 1, Tổng công ty Sông Đà.

Từ năm 1993 đến năm 1997, ông được phân về làm Kế toán trưởng Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng thuộc Bộ Xây dựng.

Từ tháng 10 năm 1997, ông được bổ nhiệm làm Vụ trưởng Vụ Tài chính kế toán, Bộ Xây dựng, bởi sự đề cử của cấp trên cũ là ông Nguyễn Hồng Quân, nguyên Tổng Giám đốc Tổng công ty Sông Đà, bấy giờ vừa được bổ nhiệm làm Thứ trưởng thường trực Bộ Xây dựng, Nguyễn Hồng Quân được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Xây dựng năm 2002.

Tháng 06 năm 2003, ông được bổ nhiệm làm Ủy viên Ban Cán sự đảng Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Có tin ông Đinh Tiến Dũng sẽ thay Vương Đình Huệ?

Đi lên nhờ nhờ E kíp Sông Đà trong chính phủ

Nguyễn Hồng Quân năm ghế bộ trưởng Bộ Xây Dựng đến 2 nhiệm kỳ, từ năm 2002 – 2011. Thời kỳ đó cựu cán bộ của tổng công ty sông đà làm mưa làm gió ở chính phủ. Trong đó có một tên tuổi rất lớn, đó là Hoàng Trung Hải. Chính vì đồng đội ở tổng công ty Sông Đà mà Đinh Tiến Dũng tiến thân rất vững trong chính phủ và ông ta được ban bí thư đưa vào diện cơ cấu lên cao.

Tháng 05 năm 2008, Đinh Tiến Dũng được điều động tham gia Tỉnh ủy tỉnh Điện Biên và được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy. Hai tháng sau, tại phiên họp Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên, thay cho bà Lò Mai Trinh chuyển sang giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên mà không hề có ủy viên trung ương đảng. Đây là một sự ưu ái của ban bí thư đối với trường hợp này. Việc bổ nhiệm này này có nghĩa là trước sau gì Đinh Tiến Dũng cũng vào ủy viên Trung Ương Đáng.

Tháng 10 năm 2010, Trung ương Đảng điều động Đinh Tiến Dũng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình. Đến tháng 01 năm 2011, ông trúng cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI.

Bài của ĐCS là bổ nhiệm người lung tung, mục đích của họ là để tạo cho những con người đó có thành tích trong lý lịch công việc mà thăng chức chứ việc bổ cán bộ lộn xộn, có khí trái ngành, khác tuyến làm cho người đó không phát huy được năng lực quả lí. Và việc bổ nhiệm Đinh Tiến Dũng về địa phương cũng mang ý nghĩa đó thôi. Còn nhớ năm 2011, Võ Văn Thưởng được luân chuyển ra Quảng Ngãi làm bí thư thì ông ta chỉ ngồi cho hết thời hạn rồi về TP. HCM làm phó bí thư thường trực. Vì tâm lí biết mình được cơ cấu nên Võ Văn Thưởng điều hành tỉnh ủy một cách mờ nhạt không có hiệu quả. Đinh Tiến Dũng được bổ vè lãnh đạo tỉnh thì cũng tương tự như vậy. Quản lí không hiệu quả.

Ông Nguyễn Hồng Quân, sếp của Đinh Tiến Dũng, là người nâng đỡ Đinh Tiến Dũng bước đầu

Chọn con đường tiến thân giống Vương Đình Huệ

Giữa Đinh Tiến Dũng và Vương Đình Huệ có điểm chung đều là dân kế toán tài chính. Trước đó, ông Nguyễn Sinh Hùng cũng là dân kế toán tài chính. Ban đầu ông Nguyễn Sinh Hùng bán vào túi tiền chính phủ mà tiến thân. Tức là ông làm ở Bộ tài chính. Ông Nguyễn Sinh Hùng bắt đầu làm sếp kho bạc nhà nước, sau đó lên thứ trưởng rồi lên Bộ trưởng bộ này. Tiếp theo ông Vương Đình Huệ cũng bắt đầu từ bộ tài chính với vị trí tổng kiểm toán và sau đó là làm bộ trưởng bộ tài chính. Tiếp nối ông Vương Đình Huệ thì ông Đinh Tiến Dũng cũng đi con đường như vậy. Tuy nhiên, ông Nguyễn Sinh Hùng trải qua ghế phó thủ tướng, còn ông Đinh Tiến Dũng thì không mà là sẽ làm bí thư thành phố Hà Nội. Riêng ông Vương Đình Huệ thì trải quan cả chức thủ tướng và bí thư thành phố Hà Nội.

Tháng 8 năm 2011, Đinh Tiến Dũng được Quốc hội bầu vào chức vụ Tổng Kiểm toán Nhà nước thay người tiền nhiệm là ông Vương Đình Huệ.

Ông là người đề xuất và được 100% thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 13 nhất trí cho phép Kiểm toán Nhà nước thành lập cơ quan thanh tra riêng vào ngày 16/1/2013.

Ngày 24 tháng 05 năm 2013, ông được giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính thay ông Vương Đình Huệ.

Tháng 07 năm 2016, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính. Sáng 16 tháng 11 năm 2017, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng là Bộ trưởng đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14.

Ngày 30 tháng 01 năm 2021, tại phiên bầu cử Trung ương, ông được bầu làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII. Ngày 31, tại phiên họp đầu tiên của Trung ương Đảng khóa XIII, ông được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII

Ông Đinh Tiến Dũng và Vương Đình Huệ

Cơ hội và thách thức

Như đã nói, bí thư thành phố Hà Nội nếu leo cao thì sẽ vào tứ trụ. Nay ông Đinh Tiến Dũng đã 60 tuổi, 5 năm sau nếu không bị loại khỏi vũ đài chính trị thì ông Đinh Tiến Dũng vừa đủ 65 để giữ lại chức ủy viên Bộ Chính Trị nhiệm kỳ 2. Chính vì vậy vấn đề là ngồi vào ghế bí thư thành ủy rất nhiều người nhòm ngó. Mà nhiệm kỳ 12 là một minh chứng, cả Nguyễn Đức Chung và Hoàng Trung Hải đều bị đứt gánh giữa đường, cho nên có thể nói ghế chủ tịch và ghế bí thư là 2 chiếc ghế nóng.

Là đứng đầu một đơn vị hành chính thủ đô, ông Đinh Tiến Dũng có cơ hội thăm nước ngoài để tạo quan hệ. Bài học tạo quan hệ với Trung Quốc để tạo sức mạnh chính trị là con đường mà ông Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính đã trải qua, có lẽ đấy là bài học mà những con người cơ hội chính trị như ông Đinh Tiến Dũng khó mà bỏ qua.

Có 2 công cụ để đi lên khá hiệu quả trong chế độ này, đó là vuốt ve Trung Quốc và nịnh sếp. Mới đây chuyện Nguyễn Ngọc Mạnh đỡ cháu bé rơi lầu chung cư thì ông Vương Đình Huệ đã lợi dụng nó để nói lời vuốt ve ca tụng ông Nguyễn Phú Trọng cho thấy điều đó. Việc tiến thân trong ĐCS không thể thiếu từ NỊNH. Nịnh cả sếp và nịnh cả những  quan chức cấp cao ở Bắc Kinh nữa.

Chiếc ghế bí thư Hà Nội có lẽ là ông Đinh Tiến Dũng sẽ thấy nó là cơ hội nhiều hơn thách thức. Vì sao vậy? Vì vấn đề tiến thân trong chế độ này nó phụ thuộc vào quan hệ không phụ thuộc vào kết quả quản lí thành phố. Vậy nên, lên làm tân bí thư Hà Nội trong vài tháng tới, Đinh Tiến Dũng sẽ có được cơ hội rất lớn để lên cao nữa.

Ngọc Thảo – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Một đề xuất làm Nguyễn Phú Trọng phải “lo sợ”?!

>>> Vì sao Tô lâm lại tung “tung cước” vào Trần Thanh Mẫn? Liệu ai sẽ thắng?

>>> Nịnh Nguyễn Phú Trọng công khai, ông Vương Đình Huệ dụng ý gì?

Trận đấu ngã ngũ: Tô Lâm hạ “đo ván” Trần Thanh Mẫn


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023