Vũ Hải Quân, Nguyễn Kim Sơn, và Nguyễn Đắc Vinh ai sẽ thay Phùng Xuân Nhạ?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=s6I_tmt_sXU

Có thể nói vấn đề bên trong Bộ Giáo Dục nó không như người ta tưởng. Năm 2019, ông thứ trưởng Bộ Giáo Dục được được xã hội đánh giá là có năng lực Vũ Hải An đã bị cho rơi lầu một cách bí ẩn. Và cho đến hôm nay vẫn không thấy ai bị khởi tố về cái chết của ông An.

Một năm sau, tại TP. HCM ông tiến sỹ Bùi Quang Tín một giảng viên đại học ngân hàng cũng bị rơi lầu thiệt mạng như ông Lê Hải An và điều đặc biệt là vụ án cũng bị đình chỉ điều tra một cách khó hiểu chỉ vài tháng sau đó. Đó là những gì diễn ra trong ngành giáo dục Việt Nam, nó mang màu sắc Mafia chứ chưa chắc gì nó mang bản chất “thanh cao” mà xã hội đã đặt cho ngành này.

Ngành giáo dục là một ngành quan trọng vì nó có nhiệm vụ trồng nên con người cho đất nước. Ông Hồ Chí Minh đã từng nói “Vì lợi ích mười năm, trồng cây; Vì lợi ích trăm năm, trồng người”. ĐCS đã cầm quyền được 71 năm nhưng kết quả trồng người cho đến hôm nay chỉ chấy hai chữ thất bại. Một số giáo viên ở một vài địa phương áp dụng những hình phạt “thô bạo” đối với học sinh như bắt học sinh quỳ gối, Tiêu cực tràn lan cứ nối tiếp nhau diễn ra và xảy ra ở rất nhiều nơi, nào là giáo viên cho học sinhuống nước giặt giẻ lau bảng, nào là giáo viên cho các học sinh của lớp tát một nam sinh khiến em này nhập viện, nào là học sinh tát cô giáo… Đấy là vấn đề thầy – trò, còn những người làm công tác quản lý giáo dục thì có thể nói cũng rất tệ hại. Vụ nâng điểm ở một số tỉnh miền núi phía Bắc đã khiến xã hội mất niềm tin vào một kỳ thi trung thực, khách quan. Rồi gần đây nhất là trường đại học Đông Đô đã tuyển sinh văn bằng 2 ngoại ngữ, thu lời bất chính hàng tỷ đồng khi chưa có sự cho phép của Bộ Giáo dục, đã cấp hơn 200 bằng giả vv… Phải nói nền giáo dục Việt Nam đang ở vào tình trạng rất tệ hại, nó tệ hại như chưa bao giờ tệ hại như thế. Nguyên nhân là do quá trình lâu dài của chính sách giáo dục, nhưng trong đó có sự góp phần của ông Phùng Xuân Nhạ – Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục khóa 12.

Ông Phùng Xuân Nhạ bị chỉ trích vì để ngành giáo dục xảy ra quá nhiều yếu kém

Chiếc ghế nóng sẽ “nghiền nát” ai ngồi vào đó.

Ông Nguyễn Thiện Nhân khi làm bộ trưởng bộ giáo dục cũng phát động phong trào nói không với tiêu cực nhưng cuối cùng cũng “đánh trống bỏ dùi”. Rồi đến ông Phạm Vũ Luận, tiêu cực phát tát mạnh hơn nữa rồi ông luận cũng bị chỉ trích nặng nề và cuối cùng rớt trung ương khóa 12 và phải rời ghế bộ trưởng sau một nhiệm kỳ.

Ông Phùng Xuân Nhạ thay ông Phạm Vũ Luận nắm chức bộ trưởng, ông ta cũng không làm gì để cải thiện sự xuống cấp của nền giáo dục. Ông bất lực vì thế mà bị xã hội lên án vì để xảy ra quá nhiều tiêu cực. Chính vì bị dư luận chỉ trích mà ở đại hội 13 ông Luận rớt ủy viên trung ương như ông Phạm Vũ Luận trước đây.

Đó là tình trạng rất nóng của chiếc ghế bộ trưởng bộ giáo dục. Chiếc ghế này nó có thể xay nát sự nghiệp chính trị của bất cứ ai ngồi vào nó. Nền giáo dục nó tạo ra tương lai cho con em học sinh của các gia đình, chính vì vậy mỗi tiêu cực của ngành này sẽ bị xã hội soi rất kỹ. Và chính điều đó có thể làm cho bộ trưởng phải mất sự nghiệp chính trị.

Trong nhiệm kỳ vừa qua vị Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bị chất vấn trước Quốc hội khá gay gắt. Ông được yêu cầu giải trình nhiều lần trong các phiên chất vấn tại Quốc hội khoá 14 về những thay đổi chính sách trong giáo dục như đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong các trường học Việt Nam, cải cách bậc học phổ thông, cải cách sách giáo khoa theo hướng một chương trình song có nhiều bộ sách giáo khoa, đổi mới giáo dục đại học, tự chủ đại học, giảm tải học kiến thức, định hướng đẩy mạnh đào tạo kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên…. Tuy nhiên ông giải thích không suông, chủ yếu mang tính đối phó cho qua. Chính vì thế mà ông không những mất uy tín với dân mà còn mất uy tín trước các đại diện của đảng trong Quốc hội. Và đó là nguyên nhân đại hội 13 ông không nhận đủ phiếu để giữ được chức ủy viên trung ương. Với nền giáo dục này, liệu rằng người khác ngồi lên có khá hơn ông Phùng Xuân Nhạ?

Tiền nhiệm của ông Phùng Xuân Nhạ, ông Phạm Vũ Luận cũng không thể ngồi quá 1 nhiệm kỳ

Những tên tuổi nào là ứng viên cho chức bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo?

Có thể nói thứ trưởng có tín nhiệm cao nhất của Bộ Giáo Dục Lê Hải An mà không bị rơi lầu một cách bí ẩn thì có thể nói chức bộ trưởng bộ giáo dục ở nhiệm kỳ 13 này khó mà vuột khỏi tay ông An. Dường như trừ ông An, trong Bộ Giáo Dục hiện nay không còn ai đủ uy tín để nhận được phiếu đề cử cho chức ủy viên trung ương đảng. Bộ Giáo Dục có đến 5 thứ trưởng không thứ trưởng nào lọt vào ủy viên trung ương khóa 13.

Được biết nhân sự cho ghế bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo thường được đôn lên từ ghế thứ trưởng, hoặc giám đốc đại học quốc gia TP. HCM hoặc giám đốc đại học quốc gia Hà Nội. Nếu không có sự bổ nhiệm ngang thì chức bộ trưởng khó mà lọt khỏi tay những người này.

Được biết, trong kỳ đại hội 13 vừa qua ông Vũ Hải Quân – Giám đốc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và ông Nguyễn Kim Sơn – Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội được bầu vào ủy viên trung ương đảng.

Được biết trước đây ông Phạm Vũ Luận được bổ nhiệm vào chức vụ bộ trưởng bộ giáo dục từ vị trí thứ trưởng bộ này. Còn ông Phùng Xuân Nhạ thì được bố trí vào ghế bộ trưởng từ vị trí giám đốc đại học quốc gia Hà Nội. Lần đại hội 13 không thứ trưởng nào vào trung ương thì khả năng rất cao là ông Vũ Hải Quân và Nguyễn Kim Sơn sẽ là hai ứng cử viên sáng giá cho chức bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo.

Lĩnh vực giáo dục và đào tạo đang bị tụt hậu trầm trọng, hiện nay số người đưa con đi du học nước ngoài ngày một nhiều. Thực chất của việc cho con đi du học được gọi là “tị nạn giáo dục” không sai tí nào. Giáo dục đã quá tiêu cực thì khi người ta có tiền, không lí do gì họ không đầu tư số tiền lớn cho con cái hưởng một nền giáo dục tốt hơn. Qua đó cũng cho thấy, vấn đề của nền giáo dục Việt Nam vô cùng nan giải. Không dễ cho tân bộ trưởng giải quyết.

Vũ Hải Quân và Nguyễn Kim Sơn hai ứng viên cho ghế bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo

Ngoài ông Vũ Hải Quân và Nguyễn Kim Sơn thì còn ai nữa?

Theo nguồn tin chưa được kiểm chứng thì rất có thể Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo khóa 13 là là một nhân vật được bổ nhiệm ngang chứ không lấy cán bộ nguồn trong ngành. Tin tức cũng khá quan trọng vì thực tế, rất nhiều vị trí Ban Bí Thư và Bộ Chính Trị bổ nhiệm ngang từ vị trí khác vào chứ không hề lấy cán bộ nguồn trong ngành. Trường hợp ông Phạm Minh Chính từ trưởng bang tổ chức trung ương bên ban bí thư được bổ qua bên chính phủ làm thủ tướng. Hay mới đây ông thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa chủ nhiệm tổng cục chính trị được bổ ngang sang làm trưởng ban tuyên giáo trung ương. Chính vì vậy, việc một ủy viên trung ương đảng không làm việc trong ngành giáo dục được bổ sang làm bộ trưởng bộ giáo dục là hoàn toàn có thể. Vậy câu hỏi đặt ra là, người đó là ai?

Đó chính là Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. Ông này là là phó giáo sư, tiến sĩ hóa học. Tức có học hàm học vị đủ lớn để không thua kém gì các vị lãnh đạo cấp dưới. Tuy nhiên, cũng giống như ông Nguyễn Thiện Nhân trước đây, ông này có học hàm phó giáo sư nhưng lại làm nghề chính trị chứ không liên quan gì đến công tác sư phạm cả. Ông nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, và trước đó là Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Ông Nguyễn Đắc Vinh, người được cho là sẽ được phân công giữ chức bộ trưởng bộ Giáo Dục và Đào Tạo

Nếu thực sự ông Nguyễn Đắc Vinh chọn chiếc ghế bộ trưởng bộ giáo dục thì đó là hành động tự chôn vùi sự nghiệp chính trị.

Như thực tế cho thấy, Bộ Giáo Dục đang rất nát. Và cái nát này là sự tích lũy bởi nhiều thế hệ mà tạo nên. Chính vì vậy ông Nguyễn Thị Nhân dù có phát động phong trào nói không với tiêu cực rầm rộ cũng không thể nào giải quyết được. Còn ông Phạm Vũ Luận và Phùng Xuân Nhạ thì như đã thấy họ bị nền giáo dục nghiền nát họ thì đúng hơn và giờ đây 2 ông này để lại chỉ là những tai tiếng và sự nghiệp chính trị hết thời. Đấy là bài học cho ông Nguyễn Đắc Vinh. Nếu không ngoan không ai bỏ văn phòng trung ương đảng để qua làm bộ trưởng bộ giáo dục cả.

Ông Nguyễn Đắc Vinh là chính trị gia còn rất trẻ, hiện nay ông có mới có 49 tuổi tương lai còn dài cần phải né những cái lò xay nát sự nghiệp như bộ giáo dục. Nếu ông chọn làm chức bộ trưởng này thì đó là sự thiếu khôn ngoan, còn nếu ông bị đẩy vào nơi này thì rõ ràng người đẩy muốn sự nghiệp chính trị của ông gặp trở lực.

Có thể nói, nền giáo dục xã hội chủ nghĩa gần như không có cơ hội để cải cách. Vì cải cách thì đảng sợ lệch ra khỏi định hướng của đảng nên không đời nào. Mà không cải cách thì chuyện 5 năm nữa, tiêu cực như năm năm qua nổi lên là điều khó tránh khỏi. Khí đó, nếu được ngồi vào ghế bộ trưởng thì rất có thể đến năm 2026 ông Nguyễn Đắc Vinh sẽ bật ra khỏi ủy viên trung ương và kết thúc sự nghiệp chính trị.

Ngồi vào ghế ông Phùng Xuân Nhạ để lại sẽ rất khó để tiến cao hơn

Ngọc Thảo – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Sai lầm của Nguyễn Xuân Phúc bị Phạm Minh Chính tận dụng như thế nào?

>>> Nguyễn Phú Trọng và chiến thuật “dùng người miền nam đánh người miền nam”

>>> Chuyên án VT17 là án gì? Vì sao ông Nguyễn Phú Trọng mắc nghẹn suốt 3 năm?

Thế lực nào đang “đâm sau lưng” Tô Lâm?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023