Bổ nhiệm tướng quân đội làm tuyên giáo, ông Trọng muốn chiến với ai?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=QUpkHCOu9Fk

Về mặt đảng, ông Trọng là tư lệnh cao nhất trong quân đội với chức chủ tịch quân ủy trung ương. Thông thường, chức trưởng ban tuyên giáo là ủy viên Bộ Chính Trị nhưng lần này ông Trọng chọn Thượng tướng quân đội VN ông Nguyễn Trọng Nghĩa thay thế ông Võ Văn Thưởng. Ông này chỉ là ủy viên trung ương đảng không phải ủy viên Bộ Chính trị. Đây là câu hỏi lớn về vấn đề bổ nhiệm bất thường này.

Khả năng rất cao là ông Nguyễn Trọng Nghĩa sẽ được cơ cấu bào Bộ Chính Trị một thời gian nữa. Cũng giống như ông Nguyễn Văn Nên đã từng bổ về làm bí thư thành ủy TP. HCM hồi tháng 10 năm ngoái khi lúc ông này đang là ủy viên Trung Ương Đảng. Và sau đó là ông này chính thức vào Bộ Chính Trị, bởi ai cũng biết vị trí Bí thư TP. HCM phải là ủy viên Bộ Chính trị. Nay ông Nguyễn Phú Trọng cũng chơi bài y hệt như vậy với ông Nguyễn Trọng Nghĩa thì khả năng cao ông Nguyễn Trọng Nghĩa sẽ được cơ cấu vào Bộ Chính Trị trong những lần hội nghị trung ương tiếp theo mà thôi.

Trong một động thái hoàn thiện cơ cấu nhân sự cho dàn lãnh đạo mới của đảng Cộng sản Việt Nam hậu Đại hội 13 của đảng này, ông Nguyễn Phú Trọng đã đi nước cờ khá bất ngờ đối với nhiều người. Một tướng lĩnh là Phó Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân được bố trí vào Ban Tuyên Giáo là việc làm chưa có tiền lệ. Tuy công các của ông Nghĩa cũng là công tác tư tưởng, nhưng từ quân đội nhảy vào trung ương đảng thì xưa nay hiếm.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, thượng tướng phó tổng cục chính trị QĐNDVN

Ngành báo chí đảng sẽ trở nên ngột ngạt hơn

Hôm 19/02/2021, cơ quan truyền thông nhà nước Việt Nam đồng loạt đưa tin ông Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, nguyên quán tỉnh Tiền Giang, miền Nam Việt Nam, được ban lãnh đạo đảng Cộng sản bổ nhiệm vào chức vụ này thay thế cho ông Võ Văn Thưởng, cựu Trưởng ban, người vừa trước đó được cử nắm vị trí Thường trực Ban Bí thư của đảng Cộng sản.

Một ông tướng quân đội làm công tác nhồi sọ cho toàn dân. Có thể sắp tới đây báo chí nhà nước sẽ gặp khó khăn với ông tướng này. Bởi những người làm trong quân đội thường họ rất mạnh tay kỷ luật những ai không đúng ý họ. Mỗi bài đăng trên báo, tổng biên tập cần phải cẩn thận nếu không thì rất dễ bị trừng phạt.

Ngày 19/2, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Tham dự hội nghị, có ông Võ Văn Thưởng, ông Lương Cường đại tướng quân đội. Tại hội nghị này ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương đã công bố Quyết định số 06-QĐNS/TW ngày 18-2-2021 của Bộ Chính trị về việc phân công Ủy viên Ban Bí thư.

Theo Quyết định số 06, Bộ Chính trị phân công ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Thượng tướng, Bí thư Trung Ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Trung Ương.

Trước đây ông Nguyễn Trọng Nghĩa làm công tác tuyên giáo cho nửa triệu lính và giờ đây ông ta được Nguyễn Phú Trọng giao trọng trách sẽ là chỉ đạo đường lối quản lý báo chí, truyền thông ở quốc gia có gần 100 triệu dân.

Trong buổi lễ này, ông Võ Văn Thưởng với vai trò là Thường trực Ban Bí thư nói rằng, ông Nguyễn Trọng Nghĩa được đào tạo cơ bản, được rèn luyện, thử thách trưởng thành trong quân đội, đã trải qua nhiều nhiệm vụ quan trọng từ cơ sở đến lãnh đạo chủ chốt Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Với kinh nghiệm phong phú được tích lũy từ những năm tháng công tác trong quân đội, với sự am hiểu về công tác tư tưởng, văn hóa, văn nghệ, báo chí, truyền thông và sự gắn bó chặt chẽ của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa với Ban Tuyên giáo Trung ương thời gian vừa qua, Bộ Chính trị tin tưởng đồng chí sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Ông Võ Văn Thưởng trao quyết định bổ nhiệm cho ông Nguyễn Trọng Nghĩa

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa là ai?

Theo trang tin của đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Trọng Nghĩa sinh năm 1962, là Bí thư Trung ương đảng, Thượng tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, ông có trình độ lý luận chính trị Cao cấp, trình độ chuyên môn là Cử nhân Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa quê quán ở xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Được biết gia tộc Lê -Trương nổi tiếng nắm quyền ở TP. HCM trước đây cũng có quê quán ở Tiền Giang.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa đang rất có triển vọng vào Bộ Chính Trị. Nếu đây là sự thật thì phe miền Nam sẽ có thêm một ủy viên Bộ Chính Trị nữa vớt vát lại những thất bại ê chề ở đại hội 13.

Được biết ông Nghĩa được bầu là Ủy viên Trung ương Đảng khóa 12 vào tháng 01/2016, là Đại biểu Quốc hội khóa 14; Mới đây, tại Đại hội 13 của ĐCSVN, ông được bầu lại là Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13. Và tại Hội nghị thứ nhất Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13, ông trúng cử vào Ban Bí thư Trung ương Đảng. Ông Nguyễn Trọng Nghĩa là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam từ năm 2012 đến nay, ông được thăng quân hàm Trung tướng năm 2013 và Thượng tướng vào tháng 9/2017.

Ông Nguyễn Trọng nghĩa là nhân tố mới và đang được cất nhắc để nắm những vị trí lớn trong đảng. Rất có thể ông Nghĩa rẽ sang bang tuyên giáo để đi lên vì nếu ở trong quân đội, ông vẫn phải ở sau cái bóng của Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng.

Đây là một động thái khá bất ngờ, bởi vì trong danh sách nhân sự người ta dự kiến, ông Nguyễn Trọng Nghĩa được sắp xếp để sẽ lên làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, mà bổ nhiệm như hôm nay sẽ làm xảy ra một khả năng khác. Đó là Đại tướng Lương Cường có thể sẽ ở lại vị trí Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, nhưng nếu điều đó xảy ra thì cũng vẫn phù hợp, bởi vì chức cụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam rất quan trọng, bởi vì như chúng ta biết rằng từ trước tới nay, chức vụ này không chỉ quan trọng trong quân đội Việt Nam, mà từ chức vụ này, người ta vẫn đưa người từ quân đội ra ngoài làm các việc của dân sự, việc của đảng.

Làm trưởng ban tuyên giáo, ông Nguyễn Trọng Nghĩa không còn mặc áo lính nữa

Ông Trọng muốn tăng số lượng ủy viên Bộ Chính Trị trong Ban Bí Thư để củng cố vị thế trước Phạm Minh Chính?

Hiện nay, quân đội đã có 2 ủy viên Bộ Chính Trị là ông Lương Cường và Phan Văn Giang. Bao nhiêu đó đã quá chật chội nếu ông Nguyễn Trọng Nghĩa vẫn tiếp tục ở lại Bộ Quốc Phòng. Hiện nay ông Nghĩa đã có quá trình công tác 42 năm ở trong quân đội, mà chủ yếu ông làm công tác đảng trong quân đội, tức là làm chính trị viên, rồi lên tới làm chính ủy, rồi lên các cấp cao hơn, trong công tác đảng đó có một phần gọi là công tác tổ chức nhân sự của quân đội. Rõ ràng nhìn một lý lịch như thế có thể thấy rằng ông có đậm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác đảng, công tác nhân sự và công tác chính trị quân sự trong quân đội mà thôi.

Nếu kéo ông qua làm trưởng ban tuyên giáo, ắt ông Nguyễn Phú Trọng có dự định gì đó. Thông thường trong Ban Bí Thư có khoảng 5 ủy viên bộ chính trị, có lẽ lần này ông Trọng muốn bố trí ông ủy viên trung ương đảng làm trưởng ban tuyên giáo để sau cho Ban Bí Thư có 6 ủy viên bộ chính trị sẽ áp đảo chính phủ của Phạm Minh Chính. Rất có thể, chính phủ có từ 3 đến 4 ủy viên Bộ Chính Trị.

Bước đi này của ông Trọng chưa được định hình rõ lắm, nhưng dường như ông Trọng đang muốn tăng số lượng ủy viên Bộ Chính Trị trong bộ máy đảng trung ương mà ông đang nắm. Ông Trọng vẫn đang thủ rất chắc thế và lực để không một thế lực nào có thể vượt qua ông được.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa cũng là một trường hợp bẻ lái từ Quân đội sang ban tuyên giáo. Ông không có kinh nghiệm về các lĩnh vực mà Ban tuyên giáo Trung ương có nhiệm phải làm. Ví dụ như không thể thấy được mối liên hệ giữa công việc ông ấy đã làm với những nhiệm vụ về đường lối, chính sách khoa học – công nghệ, rồi văn hóa, giáo dục, truyền thông, báo chí… chưa thấy mối liên hệ đó. Tuy nhiện việc thiếu kinh nghiệm không thành vấn đề, vấn đề là ông Nguyễn Phú Trọng cần một cá nhân kề vai sát cánh với ông để hỗ trợ ông có thế mạnh hơn đối thủ khác mà thôi.

Ông Nguyễn Phú Trọng đang gia cố Ban Bí Thư cho thật vững chắc

Mục tiêu kép của ông Trọng?

Nếu trong một vài năm tới mà ông Nguyễn Trọng Nghĩa mà vào ủy viên Bộ Chính Trị thật sự, thì đó là cách mà ông này vào Bộ Chính Trị một cách không chính thức. Còn nhớ năm 2013, ông Trọng cũng dùng cách này để đưa Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào Bộ Chính Trị nhưng thất bại bởi khi đó còn có thế lực Nguyễn Tấn Dũng đủ mạnh để chặn ý đồ này. Tuy nhiên ở đại hội 13 này thời thế đã khác, ông Trọng vẫn đang là thế lực mạnh nhất. Thế lực Phạm Minh Chính đang lên nhưng chưa có dấu hiệu đối đầu với thế lực ông Nguyễn Phú Trọng, vậy nên dự đoán rằng, việc đưa ông Nguyễn Trọng Nghĩa vào Bộ Chính Trị cũng chỉ là vấn đề thời gian.

Năm 2013, bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng vào Bộ Chính Trị theo đường không chính thức và cuối cùng bà lại được bố trí vào tứ trụ. Những người vào Bộ Chính Trị không chính thức, thông thường phải có thế lực rất mạnh đỡ đầu họ mới vào được, nên khả năng leo cao của họ là khá tốt.

Động thái đưa ông Nguyễn Trọng Nghĩa vào Ban Tuyên Giáo cho thấy ông Trọng muốn dùng ‘bàn tay sắt’ để trị dân trong nhiệm kỳ thứ ba của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì thực sự ra là rất khó dự đoán. Đây là mục tiêu thứ nhất. Còn mục tiêu còn lại là muốn tăng số lượng ủy viên Bộ Chính trị dưới trướng để củng cố vị trí vững chắc cho bản thân ông. Đó chính là mục tiêu kép của ông Trọng, vừa muốn trị dân vừa muốn thế lực của mình vẫn bất khả chiến bại như 5 năm qua. Và liệu mục tiêu kép này có thành công hay không thì có lẽ đợi vài năm là có câu trả lời xác đáng.

Nguyễn Phú Trọng đang lập kế hoạch đạt mục tiêu kép củng cố vương vị của ông

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Việt Nam: Tướng quân đội tràn sang ngành tuyên giáo

>>> Nguyễn Phú Trọng sẽ “nhường ngôi” cho Vương Đình Huệ?

>>> “Chở trộm” dầu từ Iran – VN vi phạm cấm vận

Việt Nam sẽ ra sao khi tiếp tục ‘đu dây’ giữa Mỹ và Trung Quốc?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023