Ai sẽ là người gánh trọng trách „hất“ Nguyễn Phú Trọng, vực dậy thế lực miền nam?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=o4CsLqZtiJk

Trò chơi vương quyền là phải kéo bè kết cánh, đó là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên dù kéo bè kết cánh thì điều mấu chốt vẫn là quyền lợi cá nhân. Được biết, thế lực của phe miền nam hiện nay trong Bộ Chính Trị rất khiêm tốn, chỉ có 3 người là: Võ Văn Thưởng, Nguyễn Văn Nên, Trần Thanh Mẫn. Điều đáng nói là trong tứ trụ không có ai, và người giữ chức vụ cao nhất của phe miền nam là Võ Văn Thưởng.

Như vậy câu hỏi đặt ra là ai sẽ là người gánh vác trách nhiệm vực dậy sức mạnh của phe miền nam qua thất bại ê chề ở Đại Hội 13?

Với Trần Thanh Mẫn thì ông này mới vào Bộ Chính Trị, thế lực chưa đủ mạnh để gánh vác nhiệm vụ đó. Với Nguyễn Văn Nên thì ông này là cánh tay nối dài của Nguyễn Phú Trọng để „chiến đấu“ với thế lực ngầm tại Sài Gòn, thế lực Lê Thanh Hải. Hiện nay cho thấy, ông Nguyễn Văn Nên không đủ khả năng tách ra làm một tụ riêng để dẫn dắt phe miền nam tiến chiếm trở lại thế lực vốn bị lấy cắp bởi phe miền bắc.

Chỉ còn có Võ Văn Thưởng là khả dĩ nhất, điều người ta băn khoăn làt ông Võ Văn Thưởng trước giờ là mẫu quan văn thích nhu hơn cương. Tuy nhiên cũng nhờ nhu tính mà ông ta lên được đến chức thường trực ban Bí thư  chứ cương như Nguyễn Bá Thanh thì ông khó mà tiến thân trong chốn quan trường đầy hiểm ác như ĐCS.

Liệu ông Võ Văn Thưởng có vựt dậy sức mạnh miền nam trong Bộ Chính Trị không?

Nhân sự miền Nam bị sa sút ở Đại hội 13 là ‘câu chuyện buồn. Phe Miền Nam cũng từng có cá nhân khuynh đảo Bộ Chính Trị, đó là Nguyễn Tấn Dũng. Tuy nhiên trong cuộc chiến vương quyền chính kẻ mạnh nhất Miền Nam này cũng chịu thua trước sức mạnh lớn mạnh như vũ bão của ông Nguyễn Phú Trọng. Chính ông Trọng còn khiến không ít nhân vật Miền Nam ngã về ông, trong đó có cánh Tây Ninh là Nguyễn Văn Nên và Trần Lưu Quang.

Phe Miền Nam chưa bao giờ ê chề như đại hội 13 kỳ này

Kết quả và nhân sự của Đại hội 13 của đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục nằm trong tâm điểm quan tâm của dư luận tại Việt Nam trong tuần giáp Tết nguyên đán Tân Sửu. Nếu đọc các tờ báo của đảng thì người ta luôn bắt gặp những từ đại loại như ‘thành công rất tốt đẹp’, nhưng ai cũng hiểu đó là sự thành công của phe thắng cuộc Miền Bắc. Chưa bao giờ phe Miền Nam bị rụng nhiều như đại hội 13 này. Trương Hòa Bình người được Trương Tấn Sang đặt kỳ vọng cũng phải rút lui khỏi Bộ Chính Trị, với con người ít tham gia vào phe cánh như bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng bị loại, và con người nhu nhược như Nguyễn Thiện Nhân cũng bị đá văng nốt. Nguyễn Thiện Nhân cũng vâng lời Nguyễn Phú Trọng ấy, nhưng khi nắm bí thư Sài Gòn cũng đã ngại thế lực Lê Thanh Hải nên cuối cũng cũng bị Nguyễn Phú Trọng cho ra khỏi Bộ Chính Trị vì vô dụng.

Đại hội 13 thì ông Trọng đã là người hay nói đi nói lại từ “thành công tốt đẹp” nhiều nhất. Chưa bao giờ phe Miền Nam rụng nhiều đến thế, chưa bao giờ phe Miền Nam thất thế đến như thế. Ở nhiệm 11, phe Miền Nam toàn là những thế lực có máu mặt với Nguyễn Tấn Dũng, Lê Thanh Hải, và Trương Tấn Sang. Đến nhiệm kỳ 12 thì còn đó Trương Hòa Bình. Và giờ đây kiếm người có sức mạnh lợi ích nhóm nổi trội thực sự rất khó.

Trương Hòa Bình là huy vọng lớn nhất của phe Trương Tấn Sang cũng bị rụng khỏi Bộ Chính Trị

Các đề cử được dự kiến cho các ghế mà mọi người vẫn gọi là Tứ trụ vắng bóng đại diện Nam bộ theo tôi là một vấn đề mà nhiều cán bộ, đảng viên và quần chúng quan tâm và có đặt câu hỏi. Phải chăng, phe Nam Bộ đã đầu hàng? Người có thế lực mạnh Trương Hòa Bình mà còn bị loại thì thì Miền Nam còn được ai đủ mạnh đây?

Vừa rồi ông Nguyễn Phú Trọng cho công bố việc ông Võ Văn Thưởng được phân công vào vị trí Thường trực Ban Bí thư làm nhiều người đánh giá là ông Trọng đã đánh giá Võ Văn Thưởng là vô hại chăng? Bởi Thưởng là người ít tai tiếng và ông hăng say tham gia vào trò đấu đá sinh tử từ nhiều năm qua.

Ông Võ Văn Thưởng là ẩn số, có thể ông ta ẩn mình chờ thời chứ chưa chắc gì là con người hiền thực sự. Vì nếu hiền ông ta không thể ngoi lên nắm ghế thường trực ban bí thư đầy quyền lực ở nơi chốn đầy hiểm ác như chính trường CS Việt Nam. Tuy có Võ Văn Thưởng vớt lại, nhưng phe Miền Nam là phe thất bại ê chề so với nhiều kỳ đại hội trước đây.

Ông Trọng đã quyết đì phe Miền Nam thế nào?

Tỷ lệ nhân sự phía Nam mà chủ yếu là Nam bộ ở trong Tứ trụ dự kiến kỳ này người ta dùng một chữ theo cách nói dân gian là ‘rất hẻo’ thì đủ hiểu nó tệ hại đến mức nào?!

Ông Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo cả các ban nhân sự và ban văn kiện Đại hội 13, qua 2 năm chuẩn bị ông đã tước đoạt sức mạnh phe miền nam khá nhiều. Đây là công sức của ông Trọng và nếu ông còn mạnh thì chắc chắn ông sẽ đì phe miền nam. Vì đơn giản nếu phe miền nam trỗi dậy thì sự an toàn cho bản thân ông thật sự khó đảm bảo. Việc cất nhắc Võ Văn Thưởng, liệu rằng đó có phải là ý kiến sáng suốt của ông Trọng hay không.

Ông Nguyễn Phú Trọng bị người đời đặt cho biệt danh Lú, nhưng thực chất ông chưa bao giờ lú mà ngược lại là rất sâu sắc trong vấn đề tìm cách đối phó với phe đối thủ. Chính nhờ sự minh mẫn đó mà ông đã chuyển từ thế bại sang thế thắng và độc chiếm quyền lực khi gom được ghế tổng bí thư và chủ tịch nước vào tay.

Nếu ông Trọng sử dụng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng để thực hiện ý đồ, hay dùng Trần Quốc Vượng để hỗ trợ ông thì không ai có thể bảo ông là Lú. Tuy nhiên giờ đây ông dùng Võ Văn Thưởng thì có khi ông lại lú thật. Không dè chừng phe miền nam thì có ngày bị phe miền nam quật ngã.

Chuyện nội bộ nhân sự cần chờ thời gian để biết rõ hơn, nhưng có lẽ người ta nhìn thấy người ở phía vắng bóng thì cũng không khó để đoán được là ông Trọng đã làm gì trong khoảng 2 năm qua.

Trong chiến thuật của mình, ông Trọng còn biết dùng cách lấy người miền nam đánh người miền nam như trong 4 năm qua. Cách dùng chiến thuật này đã cho ông thất bại khi ông dùng Nguyễn Thiện Nhân thay thế Đinh La Thăng, tuy nhiên khi dùng Nguyễn Văn Nên thay thế Nguyễn Thiện Nhân thì ông đã thành công.

Nếu người ta đánh giá năng lực theo thực tế, để thấy rằng từ trước đến giờ về năng lực, người đó lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý hiệu quả công việc của mình làm, như là các chỉ báo cho thấy rõ – GDP cao lên, đời sống tốt lên, kinh tế – xã hội – văn hóa tốt lên, không có hoặc ít tiêu cực thì người miền Nam tốt hơn, nhưng lo cho đất nước không phải là tiêu chuẩn mà tiêu chuẩn là thế lực nào mạnh hơn mà thôi.

Thành Phố Sài Gòn có số người bị kỷ luật, bị truy tố nói chung là khá nhiều, gần như hầu hết trong thường vụ Thành ủy, rồi Ủy ban Nhân dân đều bị kỷ luật, rồi bị truy tố, xét xử, đi tù… Đó là dấu hiệu của sự kì thị vùng miền trong vấn đề nhân sự của đại hội XIII.

Truyền thống miền bắc số một miền nam số hai.

Phải công tâm thừa nhận, người miền Nam, mà đặc biệt là Nam Bộ với hàng chục tỉnh thành ở miền Đông, miền Tây và tâm điểm, trọng điểm đầu tàu là TP Sài Gòn có một vị thế quan trọng bậc nhất quan đối với sự phát triển cân bằng, ổn định, bền vững của đất nước.

Để đại diện trong nhân sự cấp cao của đảng như tại Đại hội 13 vừa bế mạc vừa qua phân công và công bố chính thức có thể đặt ra những câu hỏi rằng:

Ở Việt Nam có rất nhiều chuyện mà trước đây khi báo chí nhà nước đưa tin lên, thì lập tức bị phê là đưa tin như vậy gây ‘mất đoàn kết nội bộ’, là ‘không tốt’, cụ thể là nói tỷ lệ đường cao tốc ở miền Nam, rồi đầu tư cho miền Nam còn hạn chế thế này, thế kia, trong khi tỷ lệ xuất khẩu của miền Nam, rồi đóng góp cho ngân sách của các địa phương miền Nam cho toàn quốc là rất đáng kể, nhưng mà đường xá, hạ tầng cơ sở đầu tư cho miền Nam thì còn rất thiếu.

Đấy chưa phải là vấn đề nhân sự, mà chỉ nói vấn đề khách quan về phát triển, đầu tư và đóng góp thôi thì đã bị phê là nói như vậy là chia rẽ, là phân biệt Nam – Bắc, cái đó cán bộ, nhân dân miền Nam tâm tư rất nhiều, nhưng báo chí nói hộ ra thì bị kỷ luật, bao nhiều nhà báo, tòa báo và bao nhiêu người bị bịt miệng không được nói.

Thế nhưng bây giờ, qua Đại hội 13 đều thấy là công luận nói rất nhiều, tâm tư, băn khoăn rất nhiều về vấn đề bố trí, cơ cấu nhân sự để cuối cùng dẫn đến như thế.

Cho nên tiếng nói của miền Nam, dựa trên vị thế, vai trò, đóng góp, thì những câu hỏi đặt ra về cân bằng nhân sự và cân bằng đại diện nhân sự cũng là một việc xác đáng và có lý chứ không phải là không.

Truyền thống trọng bắc khinh nam đã ăn quá sâu vào đầu ông nguyễn phú trọng

Miền Nam vẫn là cộng sản, tuy nhiên CS vẫn phân biệt CS miền bắc thuần chủng và CS Miền Nam ngoại lai. Thế mới thấy chế độ mà CS tạo ra nó phân biệt đối xử ghê gớm, nó còn cho rằng CS miền nam không đáng tin hơn CS miền bắc.

Nếu là xã hội dân chủ, không có bao giờ phân biệt vùng miền như vậy. Thời VNCH, chính tướng Dương Văn Minh cũng được nắm quyền lực lớn, mặc dù em trái ông là Dương Văn Nhật là người của quân đội Bắc Việt.

Miền bắc hay miền nam làm chủ Bộ Chính Trị dân vẫn khổ

Phải thừa nhận nhân sự đại diện cho miền Nam là rất quan trọng, và bao lâu nay cũng đã thế, mà nay thì như vậy thì rõ ràng là quá bất công, quá phân biệt đối xử.

Tiếp tục xem xét các trường hợp đặc biệt thuộc nhân sự cấp rất cao đã được bố trí và dự kiến cơ cấu vào ‘Tứ trụ’ tại Đại hội 13 có liên quan tới sự ‘vắng bóng’ của đại diện miền Nam trong ban lãnh đạo đảng, điều đó lại càng khẳng định tính phân biệt vùng miền đã ăn sâu vào lãnh đạo CS mà đặc biệt là ông Nguyễn Phú trọng.

Nguyễn Phú trọng hay Võ Văn Thưởng làm chủ Bộ Chính Trị thì dân vẫn khổ

Hai trường hợp được xếp vào trường hợp đặc biệt để tiếp tục ở lại sau Đại hội 13 trong ‘Tứ trụ’ chỉ xét tới nam giới, mà trong đó có một phụ nữ lại từ Nam bộ không được cứu xét để lưu lại làm tiếp, thì đó cũng là điều càng quan tâm. Vì chức vụ, ĐCS đã loại nữ giới để nam giới chiếm áp đảo.

Hiện tượng tranh đoạt quyền lực cho đại nhội 13 chó thấy một điều ĐCS càng này càng loạn, họ chỉ chú tâm tới vấn đề đấu đá nội bộ hơn là lo xây dựng đất nước. Vậy nên nếu Võ Văn Thưởng có là thế lực miền nam làm nên cuộc tái xuất thì họ cũng chẳng còn có trí lực đâu mà lo cho vận mệnh đất nước, họ chỉ lo đấu đá và giữ ghế. Đất nước sẽ bị bỏ phế dù cho đó là miền bắc hay miền nam làm chủ cuộc chơi.

Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)

>>> Tổng bí thư làm trái điều lệ đảng -Việt Nam còn hy vọng nhà nước pháp quyền?

>>> Nguyễn Phú Trọng lo bị „gãy“ giữa nhiệm kỳ?

>>> Học giả quốc tế bình luận gì về Tứ trụ sau Đại hội 13

Việt Nam sẽ theo mô hình Mỹ hay Trung Quốc?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023