Nguyễn Phú Trọng “xát muối” vào nỗi đau thất bại của phe Miền Nam trong đảng

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=WtNQG7GjocA

Phải nói chưa bao giờ phe miền nam thất bại như lần đại hội XIII này. Từ trung ương đảng đến bộ chính trị thì cánh miền nam đều thất thế. Lần đầu tiên trong tứ trụ không có bóng dáng người miền Nam.

Miền Nam chỉ được an ủi chức thường trực ban bí thư trung ương của Võ Văn Thưởng. Tuy nhiên chức thường trực ban bí thư mà người miền nam nắm giữ cũng khá bấp bênh. Ở đại hội XII năm 2016 thì ông Lê Hồng Anh một người miền nam đã bị đánh bật ra khỏi Bộ Chính trị. Rồi đến nhiệm kỳ XII của ĐCS, ông Đinh Thế Huynh bị đứt gánh giữa đường và sau đó là thay bằng Trần Quốc Vượng và ông Vượng cũng không đi đến đâu. Liệu lần này nắm chức thường trực ban bí thư có tốt cho Võ Văn Thưởng hay không?

Kết quả nhân sự của Đại hội XIII của đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục nằm trong tâm điểm quan tâm của dư luận tại Việt Nam trong tuần giáp Tết nguyên đán Tân Sửu.

Được biết, sau Đại hội XIII với sự thất bại ê chề của phe miền nam nhưng báo chí đảng lại tuyên bố là ‘thành công rất tốt đẹp’, đây chẳng khác nào trò sát muối vào vết thương thất bại của phe miền nam. Từ khi Nguyễn Tấn Dũng rời ghế thủ tướng, Trương Tấn Sang cũng rời ghế chủ tịch nước thì sức mạnh của phe Miền Nam sau đó cứ yếu dần đi trông thấy.

Đại hội XIII đối với ông Trọng là thành công tốt đẹp thật. Đó là đại hội mà ông được ngồi lại ghế tổng bí thư bất chấp ông đã vi phạm cả 3 tiêu chuẩn về sức khỏe, về tuổi tác và vấn đề quá nhiệm kỳ. Tuy nhiên ông đã cho báo chí ca ngợi sự thành công ấy chẳng khác nào ca ngợi thắng lợi của phe ông.

Ông Trần Tuấn Anh được ông Nguyễn Phú Trọng trao cho chức trưởng ban kinh tế trung ương

Thất bại ê chề của cánh miền nam

Các đề cử được dự kiến cho các ghế mà mọi người vẫn gọi là Tứ trụ vắng bóng đại diện Nam bộ, đây là câu hỏi đặt ra. Từ lâu nay, việc quy hoạch trung ương đảng và Bộ Chính Trị theo chỉ tiêu từng vùng mà chưa hề có sự phá lệ ngoại trừ đại hội XIII lần này.

Vừa qua, ông Nguyễn Phú Trọng cho công bố ông Võ Văn Thưởng được phân công vào vị trí Thường trực Ban Bí thư và người ta cho rằng đó là một cách để xoa dịu, khi đưa một nhân vật ở phía Nam vào vị trí đó. Tuy nhiên, theo giới phân tích thì người ta nói chiếc ghế ông Võ Văn Thưởng mới ngồi này kéo dài đến hết nhiệm kỳ là một may mắn cho ông rồi, còn việc tranh đoạt ghế tổng bí thư cho nhiệm kỳ sau là rất khó vì ghế tổng bí thư không thể nào để lọt vào tay dân miền nam được.

Tỷ lệ nhân sự phía Nam mà chủ yếu là Nam bộ ở trong Tứ trụ dự kiến kỳ này người ta phải dùng một chữ phải nói là “đại bại”, ít nhất so với trước đây, so với lịch sử và các đại hội gần đây.

Công việc nhân sự này của đảng và Đại hội đã được chuẩn bị từ lâu và từ trước, và qua thời gian dài đấu đá và ngã giá. Người làm chủ cuộc chơi này không ai khác chính là ông Nguyễn Phú Trọng, chính ông đã lãnh đạo cả các ban nhân sự và ban văn kiện Đại hội XIII.

Chỉ có hai vấn đề đó là lớn nhất và và ông Trọng trực tiếp làm, không biết là ý nghĩ của ông Trọng thế nào, nhưng ở bên cạnh chắc chắn có sự giúp đỡ, cố vấn, đề xuất của nhiều người. Người ta cho rằng trong đó không thể thiếu vai trò của ông Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng, một người có mối quan hệ tốt với Trung Cộng.

Chuyện nội bộ nhân sự cần chờ thời gian để biết rõ hơn, nhưng có lẽ người ta nhìn thấy người ở phía Nam hầu hết đều có dính dáng đến một trong 3 thế lực, đó là thế lực Nguyễn Tấn Dũng, thế lực Lê Thanh Hải, và thế lực Trương Tấn Sang. Trước đây ông Sang có liên minh với ông Trọng chống Nguyễn Tấn Dũng, nhưng nay ông Sang không còn quyền lực nữa thì chuyện ân nghĩa cũng cạn thôi. Qua kết quả Trương Hòa Bình mất suất ở lại Bộ Chính Trị đã chứng minh điều đó.

Dù Võ Văn Thưởng được làm thường trực ban bí thư, nhưng Miền Nam vẫn là phe thất bại

Miền Nam bị đì sát ván

Có người cho rằng việc ông Võ Văn Thưởng được bổ nhiệm vào vị trí Thường trực Ban Bí thứ là một sự ‘xoa dịu’ đối với các nhân sự đại diện vùng Nam bộ. Tuy nhiên việc xoa dịu thường không có trong việc đấu đá trong nội bộ ĐCS. Họ giành nhau bất chấp tính mạng mà dùng một chức vụ lớn như chức thường trực ban bí thư để xoa dịu phe miền nam là không thuyết phục.

Cũng có ý kiến cho rằng, cơ bản thành phần ở phía Nam là những người tốt nghiệp Đại học, trong đó có tại chức và chuyên tu, còn học tập trung, chính quy, tỷ lệ không đáng kể, nhưng tôi cho rằng năng lực, tiêu chuẩn mà dựa vào bằng cấp, dĩ nhiên phía Nam sẽ thất thế.

Đấy là một ý kiến không được thuyết phục cho lắm, bởi ĐCS chuộng hồng hơn chuyên, những người có bằng cấp tốt như ông Nguyễn Thiện Nhân còn bị đánh bật ra khỏi Bộ Chính Trị thì nói chi ai?

Nếu người ta đánh giá năng lực theo thực tế, để thấy rằng từ trước đến giờ về năng lực, người đó lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý hiệu quả công việc của mình làm, như là các chỉ báo cho thấy rõ – GDP cao lên, đời sống tốt lên, kinh tế – xã hội – văn hóa tốt lên, thì người miền nam thường trội hơn. Thành Phố sài Gòn, tỉnh bình dương, đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu là những tỉnh giàu so với mặt bằng chung cả nước.

Qua theo dõi cũng thấy một điều là trụ cột ở phía Nam chủ yếu là Sài Gòn dẫn đầu từ trước đến giờ, nhiều người từ Nam bộ, từ thành phố Sài Gòn đã ra ngoài kia, miền Bắc, Trung ương, làm lớn như từng làm Chủ tịch nước, Thủ tướng, làm Bộ trưởng nhiều đời v.v…

Thế mà lần này, ở Sài Gòn, số mà bị kỷ luật, bị truy tố nói chung là khá nhiều, gần như hầu hết trong thường vụ Thành ủy, rồi Ủy ban Nhân dân đều bị kỷ luật, rồi bị truy tố, xét xử, đi tù… thì theo tôi đó cũng là cái gây ra ảnh hưởng rất sâu về nhân sự.

Điều đó cho thấy, ông Nguyễn Phú trọng cố đị cánh miền nam. Hiện nay cánh Nguyễn Tấn Dũng, Lê Thanh Hải và Trương Tấn Sang tuy thất thế nhưng họ có thể trỗi dậy bất kỳ lúc nào.

Miền nam thất thế, ĐCS càng trở nên bảo thủ dưới bàn tay ông Nguyễn Phú Trọng

Khu vực miền Nam, đặc biệt là Nam Bộ với hàng chục tỉnh thành ở miền Đông, miền Tây và tâm điểm, trọng điểm đầu tàu là Sài Gòn – Gia Định, có một vị thế rất quan trọng đối với sự phát triển cân bằng, ổn định, bền vững của đất nước.

Ở Việt Nam có rất nhiều chuyện mà trước đây khi báo chí có đưa tin lên, thì lập tức bị phê là đưa tin như vậy gây ‘mất đoàn kết nội bộ‘, là ‘không tốt’, cụ thể là nói tỷ lệ đường cao tốc ở miền Nam, rồi đầu tư cho miền Nam còn hạn chế thế này, thế kia, trong khi tỷ lệ xuất khẩu của miền Nam, rồi đóng góp cho ngân sách của các địa phương miền Nam cho toàn quốc là rất đáng kể, nhưng mà đường xá, hạ tầng cơ sở đầu tư cho miền Nam thì còn rất thiếu. Nói chung là họ chặn họng luôn cả mấy tờ báo thân với phe miền nam.

Đấy chưa phải là vấn đề nhân sự, mà chỉ nói vấn đề khách quan về phát triển, đầu tư và đóng góp thôi thì đã bị phê là nói như vậy là chia rẽ, là phân biệt Nam – Bắc, việc bất công đó cả xã hội đều biết, và những lãnh đạo CS phe miền nam cũng chịu nhiều uất ức nhưng báo chí nói hộ ra thì bị kỷ luật, bao nhiều nhà báo, tòa báo và bao nhiêu người bị bịt miệng không được nói.

Thế nhưng bây giờ, qua Đại hội 13 đều thấy là công luận nói rất nhiều về vấn đề bố trí, cơ cấu nhân sự để cuối cùng dẫn đến như thế. Cho nên tiếng nói của miền Nam, dựa trên vị thế, vai trò, đóng góp, thì những câu hỏi đặt ra về cân bằng nhân sự và cân bằng đại diện nhân sự cũng là một việc xác đáng và có lý chứ không phải là không.

Ông Trọng chiến thắng nghĩa là trường phái bảo thủ trong ĐCS đã chiến thắng

Không biết lãnh đạo đảng cao nhất suy tính thế nào, những người cố vấn nói gì, tác động, đề xuất thế nào, nhưng bây giờ để nhân sự miền Nam, mà chủ yếu là đại diện của Nam yếu đi thì điều đó cho thấy, ĐCS khó mà thay đổi được gì khi mà vận mệnh đất nước nằm trong tay một con người cổ hũ như Nguyễn Phú Trọng.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân bị loại vì là gốc “miền nam

Hai trường hợp được xếp vào trường hợp đặc biệt để tiếp tục ở lại sau Đại hội XIII trong ‘Tứ trụ’ chỉ xét tới nam giới, mà trong đó có một phụ nữ lại từ Nam bộ không được cứu xét để lưu lại làm tiếp, thì theo tôi đánh giá cũng là một điều lạ. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội theo một số chuyên gia đánh giá bà là người phụ nữ có năng lực, sắc sảo, điều hành Quốc hội vững vàng. Tuy nhiên bà là người miền nam nên lần này cũng bị đá văng không thương tiếc. Năng lực là một chuyện, nhưng thế và lực không còn mạnh nữa thì vẫn bị loại khỏi Bộ Chính Trị như thường.

Việc loại bà Ngân được cho là cách chơi không đẹp, một người phụ nữ không mạnh về việc kéo bè kết cánh đấu đá nhau như cánh đàn ông, tuy nhiên vì gốc Miền Năm của bà mà đại hội XIII bà phải bị loại. Nhiều người cho rằng bà ấy xứng đáng là một trường hợp đặc biệt nếu những người tổ chức Đại hội XIII cơ cấu nhân sự với đa trường hợp đặc biệt như vậy, và với bà Kim Ngân thì bà ấy phải nói là trường hợp ‘rất đặc biệt’.

Có thể nói trong ĐCS, chưa từng xuất hiện người phụ nữ như bà Ngân, trước đây, về phương diện phụ nữ làm lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, đã có bà Nguyễn Thị Bình, trong đối ngoại, bà cũng đã tỏ ra rất sắc sảo, tài năng và ai cũng thấy rõ.

Với một người thích “an phận thủ thường” trong chính trường như bà Ngân mà vẫn không trụ lại được thì phải nói cánh miền nam đã quá thất bại. Và có thể nói mâu thuẫn phe cánh nam bắc trong ĐCS khó mà khỏa lấp được khi mà ông Nguyễn Phú Trọng vẫn hành xử như vậy.

Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)

>>> Khi nào Phạm Minh Chính sẽ truất phế Nguyễn Xuân Phúc?

>>> Chia ghế sau Đại hội 13 – thay đổi và thách thức với bộ máy quyền lực mới

>>> Myanmar: Biểu tình đòi dân chủ và vai trò của Trung Quốc trong cuộc đảo chính – Việt Nam cảnh giác cao độ

Tập Cận Bình khuyên Nguyễn Phú Trọng ‘chống lại sự xúi giục của các thế lực bên ngoài’


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023