Phạm Minh Chính – Nhân tố bất thường sau Đại hội 13

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=NMbTsWxBqaw

Việc ngài Tổng bí thư, Chủ tịch nước tiếp tục lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam thêm một nhiệm kỳ nữa tức là nhiệm kỳ thứ ba đã làm lu mờ những nhân tố bất bình thường khác của kỳ đại hội lần này. Tuy nhiên, những nhà phân tích tinh tường vẫn đủ tỉnh táo để nhận thấy rằng nhân vật đáng được chú ý tới không phải là ông già tuổi cao, sức yếu, “đã xin nghỉ rồi nhưng Đại hội bầu vẫn phải làm vì là đảng viên phải chấp hành” mà là gương mặt trẻ tuổi nhất trong tứ trụ được dự kiến đảm nhận vai trò Thủ tướng Chính phủ là ông Phạm Minh Chính và có khả năng ông Chính sẽ leo tới tột đỉnh quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhà báo Trương Huy San gọi ông Chính là nhân vật của năm, của Đại hội 13.

Nhà báo Đỗ Ngà thì dự đoán ông Chính có thể là một Putin của Việt Nam trên cơ sở phân tích con đường quan lộ cực kỳ hanh thông của ông Chính như sau:

Phạm Minh Chính được chính quyền cho biết là học kỹ sư xây dựng ở nước cộng sản Romania. Thực ra ngành kỹ sư chỉ học 4 năm nhưng Phạm Minh Chính học đến 9 năm. Vậy 5 năm dư ra ông ở Romania học thứ gì?

Tuy nhiên điều đáng nói là khi tốt nghiệp năm 1984 ông không làm nghề kỹ sư ngày nào mà chui vào Bộ nội vụ (tức bộ Công an ngày nay) làm. Được 5 năm, ông Chính được phân vào Bộ Ngoại giao và công tác tại Romania.

Từ năm 1989 đến 1996, ông Chính làm Bí thư Thứ nhất tại Đại sứ quán Việt Năm tại Romania. Người của ngành công an mà được biệt phái sang công tác ngành ngoại giao thì chắc chắn đó là điệp viên, không thể khác được.

Năm 2006, Phạm Minh Chính nắm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Bộ Công an. Năm 2007, được phong quân hàm Thiếu tướng Công an, năm 2010 được phong Trung tướng Công an. Sỹ quan tình báo mà lên hàng tướng thì đó là điệp viên cao cấp rồi, điệp viên này hoàn toàn có khả năng làm nguyên thủ quốc gia. Nếu con người này mà trở thành điệp viên hai mang thì rất tai hại cho tương lai đất nước này. Loại điệp viên này nếu mua được gì giá bao nhiêu Trung Quốc cũng sẵn sàng chi.

Ảnh: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu với báo chí sau Đại hội 13 ở Hà Nội hôm 01/02/2021

Năm 2011, Phạm Minh Chính được đưa về làm bí thư Quảng Ninh. Trong thời gian này ông ta kết nối rất tốt với phía Trung Cộng xúc tiến việc xây dựng Đặc khu Kinh tế Vân Đồn.

Tập Cận Bình còn cử cả cố vấn của mình là bà GS Đào Nhất Đào sang giúp Phạm Minh Chính thực hiện dự án.

Tháng 04/2015 ông Phạm Minh Chính về làm phó Ban Tổ chức Trung ương và chỉ sau 7 tháng, ông vào Bộ Chính Trị và nắm chức Trưởng ban Tổ chức Trung Ương. Đến đại hội 13 vừa qua thì đã nắm ghế thủ tướng.

Sự nghiệp của Phạm Minh Chính có nhiều điểm mờ mà khó giải thích. Học xây dựng nhưng không một ngày làm xây dựng, học kinh tế lấy tiến sĩ luật nhưng chưa hành nghề nào liên quan đến luật. Ông Chính có đến 31 năm làm trong ngành công an với vai trò là sĩ quan tình báo. Sau giai đoạn làm công an là sự nghiệp chính trị của ông  lên như diều gặp gió, từ bí thư tỉnh lên thủ tướng chỉ trong 10 năm.

Đặc biệt ông Chính kết nối với phía Trung Quốc rất tốt. Ngày 23 đến ngày 27/01/2018 ông Phạm Minh Chính đã sang thăm Trung Cộng. Một trưởng ban tổ chức trung ương sang Tàu làm gì, thật khó hiểu. Về mặt Đảng, và về mặt nhà nước ông Trọng sẽ thăm, về mặt chính phủ ông Phúc sẽ thăm, về Quốc hội thì bà Ngân thăm. Còn trưởng ban tổ chức chỉ là chức lo sắp xếp nhân sự cho đảng thì sang Tàu làm gì? Hay là ông Chính sang Tàu để nghe thiên triều chỉ bảo nên sắp đứa này, nên xếp đứa kia vào đâu rồi mới về thi hành?

Phải thừa nhận là trong ban bí thư, trừ ông Trọng ra thì không ai kết nối với thiên triều tốt cho bằng Phạm Minh Chính. Và đáng ngạc nhiên hơn, kẻ thân Tàu Phạm Minh Chính lại có thể từ ban bí thư lại nhảy ngang qua chính phủ đánh bại 2 ứng viên nặng ký là Trương Hòa Bình và Vương Đình Huệ. Nhảy trái tuyến mà đánh bại 2 kẻ đi đúng tuyến thì ắt phải có trợ lực rất lớn. Câu hỏi đặt ra là, ai đã trợ lực cho Phạm Minh Chính? Là trong đảng hay ngoại bang? Thật sự đó là những câu hỏi mà khó có câu trả lời thỏa đáng.

Tại Nga, Putin cũng từng là điệp viên KGB và khi nắm được bộ máy nhà nước Nga thì ông ta tận dụng thế lực ngầm của ngành tình báo để biến nước Nga thành công cụ phục vụ cho lợi ích riêng của ông ta.

Còn điệp viên Phạm Minh Chính thì sao? Mong cho ông ta không dùng quyền lực ngầm để biến Việt Nam thành công cụ như Putin, và mong là ông ta không phải là… điệp viên hai mang.

Ảnh: Phạm Minh Chính trong vai trò là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh làm việc với Hội Văn học nghệ thuật tỉnh và văn nghệ sĩ tiêu biểu hôm 16/03/2015

Facebooker Jackhammer Nguyễn thì nhận định nguyên nhân của sự thăng tiến thần tốc của ông Chính là nhờ vào gốc tích công an (dù ngang xương) và hệ thống Thanh Hóa của ông.

Người ta nói rằng ông Chính bắt đầu đi lên từ thời ông Lê Khả Phiêu, một đồng hương Thanh Hóa làm tổng bí thư, khi ông này tổ chức một hệ thống Thanh Hóa trèo cao leo sâu trong Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đại hội XI, năm 2011, đàn anh Tô Huy Rứa, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, đồng hương Thanh Hóa (di sản của chiến dịch Thanh Hóa hóa toàn bộ Trung ương của Lê Khả Phiêu) đưa Chính vào Trung ương và cài làm Bí thư tỉnh Quảng Ninh. Chính biến Quảng Ninh thành một huyện của Tàu. Người tàu cầm đầu nhóm buôn lậu, than tặc, khai thác vô tội vạ. Chính lọt vào mắt Tàu.

Năm 2015, Rứa sắp về hưu. Rứa rút Chính về Hà Nội làm phó, rồi thay mình trở thành Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Hiển nhiên, Chính trở thành Ủy viên Bộ Chính trị ở Đại hội XII, cùng với Đinh La Thăng.

Ông Chính có hai công trình để lại trong thời kỳ tiền thủ tướng của ông, đó là thí nghiệm về việc bầu cử trực tiếp cấp xã, và dự án đặc khu Vân Đồn. Cả hai đều được thực hiện tại tỉnh Quảng Ninh, lúc ông làm bí thư tỉnh ủy.

Thí nghiệm bầu cử trực tiếp cấp xã cuối cùng không mở rộng đến đâu cả, có thể vì Đảng sợ kiểu dân chủ trực tiếp như vậy từ ông láng giềng phương Bắc với kinh nghiệm dân nổi dậy ở làng Ô Khảm và ở Việt Nam gần đây là vụ thôn Hoành, làng Đồng Tâm.

Dự án đặc khu Vân Đồn của ông Chính nổi tiếng hơn, đi kèm với dự luật đặc khu, định cho người nước ngoài thuê đất Việt Nam trong 99 năm. Tin chấn động này làm bùng nổ những cuộc biểu tình với hàng chục ngàn người hồi tháng 06/2018, có những nơi dẫn tới bạo động, đốt nhà, đốt xe cảnh sát tại Bình Thuận.

Facebooker Phan Thái Bình thì gọi ông Chính là “kẻ gian hùng” khi mượn củi, mượn lửa, mượn lò của Trọng, nhân danh Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Bảo vệ Nội bộ, Phó Trưởng ban Chống tham nhũng, Chính ném vào lò tất cả những ai Chính muốn điển hình là đối thủ nặng kí, gương mặt sáng giá của Việt Nam tại Đại hội 12 Đinh La Thăng. Chính ký giấy khai trừ, cách chức, điều tra, truy tố Thăng chỉ trong vòng một tháng.

Dự đoán về việc cầm quyền của ông Chính tới đây, giới phân tích chính trị cho rằng, ông Chính được đưa vào tứ trụ để đổi lấy việc loại ông Trần Quốc Vượng ra khỏi bộ tứ, vì thế trong một chừng mực nào đó, ông Chính là người thay thế ông Vượng, để nắm “ngọn cờ đầu” của Đảng, tiếp tục đốt cái lò nổi tiếng của ông Trọng. Nhưng ông có đốt được ai hay không, lại là chuyện khác.

Một nguyên nhân làm cho ông Trọng đốt lò được là do ông được nhiều người đánh giá là trong sạch, không có điều tiếng gì về tham nhũng, ông ta chỉ có tham quyền, trong khi ông Chính không được như thế. Hồi ông chưa nắm ghế tứ trụ người ta đã xì xầm về biệt thự tráng lệ của ông ở Vườn Đào, Hồ Tây rồi.

Đấy mới chỉ là vấn đề đối nội, lĩnh vực đối ngoại còn đáng lo ngại hơn.

Nhà quan sát Trần Kim Đồng nhận định bộ đôi Trọng – Chính là đại diện “xuất sắc” cho phe thứ năm trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tức là phe do Bắc Kinh nuôi dưỡng. Hay nói nôm na, đó là phe “thân Trung Quốc”.

Không thân sao được khi chính ông Nguyễn Phú Trọng với tư cách Bí thư Quân uỷ Trung ương đã quyết định đưa hầu hết tướng lĩnh quân đội Việt Nam sang Trung Quốc “học tập”. Ông Trọng cũng là người đã ký 15 văn kiện hợp tác, trong đó có việc đưa “cán bộ cấp chiến lược” của ĐCSVN sang Trung Quốc để tập huấn và đào tạo thêm.

Vì những lẽ trên, trong 200 uỷ viên TW vừa trúng tuyển, hầu như vị nào cũng đều nằm trong một “” nào đó được Bắc Kinh khoanh vùng. Không có sự bảo lãnh từ quan thầy thì số này đã bị loại ngay từ “vòng gửi xe”. Chẳng thế mà tướng Trương Giang Long, Giám đốc Học viện Chính trị, An ninh Nhân dân (Bộ Công an), từ sau ĐH-12 đã nói thẳng, trong các hồ sơ phản gián của ông có hàng trăm đồng chí, và trăm đồng chí này lại kéo theo hàng trăm các đồng chí khác (hoạt động cho Trung Quốc). Thật ra Trung Quốc chẳng cần nhiều đến thế. Họ chỉ cần “chữa trị” cho ông Trọng sau cơn bạo bệnh kéo dài; chỉ cần “nuôi” ông Chính từ thuở còn “hàn vi” ở Quảng Ninh để trót lọt vụ ba đặc khu cho Tàu.

Ông Chính đã có công với cả Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam khi trong vai trò lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, ông đã năng nổ xây dựng khu kinh tế Trung Quốc tại Vân Đồn, một vị trí chiến lược quan trọng vì là điểm đầu tiên kết nối với dự án “Vành đai, con đường” của Trung Quốc.

Việc Phạm Minh Chính được cơ cấu vào Tứ Trụ cho thấy Trung Quốc đã can thiệp quá sâu vào chính trường Việt Nam. Phe cánh miền nam bị đá sạch ra khỏi 5 vị trí chủ chốt gồm tứ trụ và thường trực ban bí thư càng khẳng định phe thân Tàu đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng và Phạm Minh Chính chiếm ưu thế ở Đại hội 13.

Nhà báo Đỗ Ngà bình luận: Rõ ràng Việt Nam cứ ngày một rơi vào tay Tàu theo từng giai đoạn, cứ như là có sự sắp đặt trước. Và biết đâu, đó là sự sắp đặt được quy định trong mấy văn kiện bí mật mà 2 đảng đã ký từ trước đến nay?

Tuy nhiên, lại có người đặt hy vọng vào sự cải cách ở ông Phạm Minh Chính.

Nhà báo Trương Huy San phân tích:

Phạm Minh Chính là một người rất thông minh. Cách hành xử của ông trong thời gian qua cho thấy, ông đang tìm kiếm giá trị gì [các đời Trưởng ban Tổ chức trước ông đều có rất nhiều ân oán và ông thì lại được đa số các “hồng y” mà ông sắp xếp trả ân]. Tôi nghĩ, ông sẽ học bài học từ hai người “sếp” cũ, để giấu bớt sự thông minh, không kiêu bạc như Tướng Hoàng Ngọc Nhất; không mất khả năng kiểm soát lòng tham như Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Phạm Minh Chính, có lẽ, sẽ quan tâm tới việc gây dấu ấn trong lịch sử hơn là những gì ông đã có. Ông Phạm Minh Chính, có lẽ, sẽ muốn mình là một nhà cải cách. Và nếu ông “khép lại quá khứ” chuẩn bị cho mình một lộ trình cải cách đúng đắn và chắc chắn thì không chỉ ông mà đất nước cũng sẽ có thêm dấu ấn.”

Thu Thủy – Thoibao.de (tổng hợp)

>>> Phương Tây phản ứng trước điều tra của BBC về nạn hãm hiếp ở Tân Cương, Trung Quốc

>>> Hậu Đại hội 13: Lựa chọn lãnh đạo, sao cứ giấu dân?

>>> Đặt hỏa tiễn chĩa vào hà Nội, Tập muốn thị uy với ai?

Mới đắc cử Tổng Bí Thư, Nguyễn Phú Trọng liền hỏi tội Hoàng Trung Hải


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023