Chưa chính thức vào tứ trụ, Phạm Minh Chính đã vội ra uy

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=6uaNya6N3RU

Phạm Minh Chính vốn là người kín tiếng trong suốt thời gian làm trưởng ban tổ chức trung ương. Qua hội nghị 15, có tin Phạm Minh Chính được vào ghế thủ tướng, một vị trí chỉ đứng dưới đúng một mình ông Nguyễn Phú Trọng, uy quyền bao trùm tất đất nước. Ngay sau đó là ông Chính xuất hiện nhiều trên mặt báo và lên tiếng giáo huấn đạo đức đối với những ứng cử viên vào quốc hội CS.

Quốc hội của nhà nước Cộng sản mang tiếng là “đại diện cho dân” nhưng thực chất là trên 95% là đảng viên ĐCS. Họ là những quan chức trong bộ máy đảng, trong hành pháp và trong tư pháp, họ thực sự không đại diện cho dân mà là đại diện cho đảng. Vậy nên đạo đức của những người này như thế nào đảng nắm rõ. Và qua thực tế rất nhiều năm qua, cán bộ lãnh đạo càng về sau càng biến chất.

Theo thông lệ Phạm Minh Chính và Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ có tên trong danh sách đại biểu quốc hội, đó là quy luật xưa nay của ĐCS. Nếu với vai trò thủ tướng, thì khi họp quốc hội Phạm Minh Chính so với phần còn lại của quốc hội thì rõ ràng họ là những người có quyền lực kém ông ta, trừ Nguyễn Phú Trọng. Vậy nên mới được chọn vào tứ trụ, ông Chính đã lên tiếng về đạo đức đối với tiêu chuẩn chọn đại biểu quốc hội.

Từ lãnh tụ đến các lãnh đạo CS họ đều có phong cách như vậy, trên mặt trận báo chí tuyên truyền thì hầu hết các người trong tứ trụ đều nói nhiều về đạo đức. Tuy nhiên cá nhân người nói về đạo đức thật sự có đạo đức không là một câu hỏi to tướng.

Ngày 6/9/2016, trong quá trình điều tra bà cựu Đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga dính líu đến một vụ lừa đảo lớn liên quan đến một dự án nhà đất. Đại diện của Bộ cho biết bà Nga khai nhận đã chi khoảng 1,5 triệu đôla, tương đương hơn 30 tỉ đồng, cho một doanh nghiệp để nhờ lo các thủ tục cho bà Nga ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 13. Đấy là vụ mua quan bán tước hiếm hoi bị vạch tội, tuy nhiên trong Quốc Hội có bao nhiêu người như bà Nga thì đó vẫn là ẩn số.

Tất nhiên nếu thực tế chỉ một trường hợp duy nhất như bà Châu Thị Thu Nga thì ông Phạm Minh Chính không nói về “chạy chức, chạy quyền” làm gì? Vậy một khi ông Chính đã lên tiếng thì ắt hẳn nó phải có một mức độ nghiêm trọng nào đấy chỉ có ông biết, đảng của ông biết nhưng dân thì vẫn chưa biết hết được.

Phạm Minh Chính đang học tập và làm theo tấm gương đạo đức Nguyễn Phú Trọng?

Để xây dựng hình ảnh, ông Nguyễn Phú Trọng đã làm 2 việc sau: Thứ nhất chống tham nhũng, dù rằng đó là hình thức đấu đá nội bộ trá hình; thứ nhì là lên báo dạy đạo đức, tuy rằng những thứ đạo đức mà ông Trọng rao giảng ấy nó chỉ có giá trị đánh bóng bản thân không có giá trị thực hành trong giới quan chức. Đó là 2 cách xây dựng hình ảnh mà cho tới nay ông Trọng đã rất thành công và việc ông phớt lờ điều lệ đảng ngồi lại ghế tổng bí thư nhiệm kỳ 3 mà vẫn có nhiều người ủng hộ đã chứng minh sự thành công đó. Có thể nói so với nhiều lãnh đạo đảng trước đây, ông Trọng khá thành công, đó là tấm gương cho nhiều quan chức tứ trụ noi theo.

Phạm Minh Chính thì chưa có thành tích gì trong chống tham nhũng vì ông Chính chưa bao giờ là người đứng đầu nhóm lợi ích như Nguyễn Phú Trọng, tuy nhiên khi đã vào tứ trụ thì ai cũng nuôi giấc mơ bước lên ghế quyền lực cao nhất, đó là ghế tổng bí thư. Có lẽ vì vậy mà Phạm Minh Chính đã có ý “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Nguyễn Phú Trọng” chăng? Có thể là như vậy.

Ngày 21/1, Bộ Chính trị chủ trì Hội nghị toàn quốc triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Ông Phạm Minh Chính cho biết, hướng dẫn của Ban Tổ chức trung Ương về nhân sự đại biểu Quốc hội bổ sung yêu cầu không để lọt những người không xứng đáng, những người chạy chức, chạy quyền tham gia Quốc hội.

Phạm Minh Chính chọn học tập và làm theo tấm gương đạo đức Nguyễn Phú Trọng

Kỳ hội nghị này ông Phạm Minh Chính đã thể hiện vai trò vượt trội hơn nhiều nhân vật khác. Ông Ta đang xây dựng hình ảnh trên truyền thông để lấy điểm trước công chúng. Thông thường, với vai trò trưởng ban tổ chức rất im lặng và suốt 5 năm qua ông Chính cũng im lặng chứ không lên truyền thông đưa ra những bài dạy đạo đức như hôm nay.

Vội vã thể hiện vai trò trước khi có thông báo chính thức trúng cử ở đại hội 13

Nhân sự quốc hội khóa 15 diễn ra sau đại hội đảng, lẽ ra những người đã trúng cử vào đại hội 13 này mới lo về nhân sự quốc hội khóa mới, bởi lẽ nếu thất cử thì họ không còn vai trò gì trong nhân sự đại hội. Phạm Minh Chính lên báo lần này cũng cho thấy, ông đã quá vội vã thể hiện trước khi trúng cử. Nhìn vào đó, người dân sẽ biết ông là người đã được chọn ở lại.

Trong hội nghị lần này ông Phạm Minh Chính cho biết, đối với tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội khóa 15 ngoài các tiêu chuẩn chung đã được quy định trong luật Tổ chức Quốc hội, hướng dẫn của Ban Tổ chức Tung Ương bổ sung yêu cầu: không giới thiệu đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ, trì trệ, đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết, những người vi phạm quy định số 126 ngày 28/2/2018 về một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng của Bộ Chính trị hoặc có vấn đề về chính trị chưa được kết luận.

Ông Chính nói rằng “Hướng dẫn cũng bổ sung cụ thể về yêu cầu kiên quyết không để lọt những người không xứng đáng, những người chạy chức, chạy quyền tham gia Quốc hội“. Một phong cách không khác gì ông Nguyễn Phú trọng đã làm trong nhiều năm qua.

Ông Chính cũng cho biết, hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung Ương cũng đưa ra quy định tiêu chuẩn, điều kiện của đại biểu Quốc hội chuyên trách. Theo đó, ngoài các tiêu chuẩn chung, người ứng cử đại biểu Quốc hội chuyên trách phải có trình độ đại học trở lên.

Thật ra CS chuộng bằng cấp nên quy định là “trình độ đại học trở lên” chứ thực chất, ở nhiều quốc gia tiến bộ những dân biểu miễn sao là người dân tín nhiệm chứ không phải là người có học thức quá cao. Tuy nhiên điều kiện được dân tín nhiệm đối với chính quyền CS không có ý nghĩa, quan trọng phải là người của đảng khoảng 95%, hoặc người được đảng tín nhiệm chiếm khoảng 5%.

Những tiêu chuẩn như ông Phạm Minh Chính nêu ra không có gì mới cả. Nó đã được nói ra nhiều lần từ miệng ông Nguyễn Phú Trọng rồi, Tuy nhiên ông chính vẫn nói lại vì sắp tới đây ông phải biết cách đánh bóng tên tuổi của ông trước công chúng trong vai trò mới.

Phạm Minh Chính là 1 trong 2 nhân vật nổi bật trong tứ trụ khóa 13

Có thể nói ông Nguyễn Xuân Phúc đã giành được suất đặc biệt nhưng lại mất ghế thủ tướng. Đã rất lâu kể từ thời ông Đỗ Mười, người đứng đầu chính phủ không còn tiến lên ghế tổng bí thư nữa. Từ ông Phan Văn Khải, đến ông Nguyễn Tấn Dũng rồi giờ ông Nguyễn Xuân Phúc không ai nắm chức tổng bí thư sau khi rời ghế thủ tướng. Ghế tổng bí thư là bên đảng, ghế thủ tướng là bên chính phủ. Không biết liệu khi ông Phạm Minh Chính nắm được ghế thủ tướng ông có phá đi cái cái quy luật cũ này hay không?

Công tác của một thủ tướng là chính sách, là kinh tế vv… chứ không phải là lên báo phổ cập những bài học đạo đức như ông Trọng hay làm. Như vậy là việc làm của ông Phạm Minh Chính có phải là đã không đúng hay ông muốn có được vai trò như Nguyễn Phú Trọng trong tương lai thì chỉ có tương lai mới trả lời.

Việc ông Chính có muốn được như ông Trọng bây giờ thì đó là chuyện của 4 năm sau. Chỉ biết hiện nay 2 người đang thể hiện nhiều nhất trên  báo chí nhà nước trong những ngày cận đại hội 13 này nổi bật nhất là ông Phạm Minh Chính và ông Nguyễn Phú Trọng. Và phải chăng đó là thông điệp mà báo chí muốn thông báo với toàn dân rằng, đây sẽ là 2 nhân vật quan trọng nhất tứ trụ trong nhiệm kỳ 13?!

Phạm Minh Chính muốn lấn sân cả lĩnh vực mà ông Nguyễn phú Trọng đang phụ trách?

Không biết giữa Nguyễn Phú trọng và Phạm Minh Chính có phân công nhau nói về bầu cử quốc hội khóa 15 hay không. Có vẻ như 2 người này mỗi người tự làm theo ý mình nên cánh làm y hệt nhau. Với ông Nguyễn Phú Trọng thì đây là hành động thường thấy trong các cuộc bầu cử nội bộ đảng hay bầu cử toàn dân. Tuy nhiên hành động của ông Phạm Minh Chính thì giống như đánh bóng tên tuổi hơn là thực hiện công việc quen thuộc như ông Nguyễn phú Trọng.

Ngày 21/1 ông Nguyễn Phú Trọng cũng được báo chí đưa tin về phát biểu của ông trong hội nghị Hội nghị toàn quốc triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Ông Trọng nói về quá trình chuẩn bị cho cuộc bầu cử, ông cũng nhắc nhở phải cần quán triệt thật tốt quan điểm tư tưởng, chỉ đạo và những chủ trương chính sách lớn mà Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIII đã đề ra về tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, trong đó có Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp trong sạch vững mạnh, nhất là trong công việc.

Ông Trọng cũng nói ý hệt như Phạm Minh Chính là “chọn những cán bộ xứng đáng để bầu ra những đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp thực sự xứng đáng, đủ đức, đủ tài, đủ trình độ, phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ, góp phần tích cực vào thực hiện nghị quyết Đại hội XIII của Đảng“.

Thông thường trong mỗi kỳ họp, tiếng nói của ông Trọng được đăng tải nhiều nhất trên báo. Tuy nhiên lần này trên báo chính nhà nước, tiếng nói Phạm Minh Chính đang lấn át. Biết rằng làm chính trị là phải đánh bóng tên tuổi, tuy nhiên việc chọn cách đánh bóng tên tuổi như thế không biết là vô tình hay cố ý? Chẳng lẽ Phạm Minh Chính muốn làm lu mờ tên tuổi Nguyễn Phú trọng? Chưa biết, phải chờ xem trong nhiệm kỳ 13 Phạm Minh Chính làm gì rồi sẽ biết rõ hơn.

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> ‘Trường hợp đặc biệt’ chứng tỏ Đảng ‘thất bại về nhân sự’

>>> Việt Nam: Đảng bóp nghẹt tự do sáng tạo của nghệ sĩ

>>> Thế giới chế tài Việt Nam vì những đàn áp nhân quyền

 

Trịnh Xuân Thanh dùng công quỹ mua nhà Tam Đảo, Đinh La Thăng dùng tiền làm gì?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023