Chọn được người „truyền ngôi“ – N.P Trọng chốt ngày Đại hội

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=1pAzRwcjorg

Khi tiếng còi trận chung kết vang lên thì người ta sẽ định ai là người nhận cúp. Đó là quy luật từ xưa đến giờ rồi. Hội nghị trung ương 14 mới vừa kết thúc thì ông Nguyễn Phú Trọng cũng cho báo chí đăng tải ngày diễn ra đại hội. Đây thực chất là một kỳ trao quyền cho các kẻ chiến thắng. Đại hội sẽ diền ra trong không khí tưng bừng và mỗi người sẽ nhận cho mình một chức mới.

Ngày 23/12/2020 các tờ báo đồng loạt đưa tin rằng “Tại Hội nghị Trung ương 14, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định triệu tập Đại hội XIII từ ngày 25-1-2021 đến ngày 2-2-2021 tại Thủ đô Hà Nội

Ngày 18-12-2020, phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ông Nguyễn Phú Trọng nói rằng: “Trung ương thống nhất cao cho rằng việc chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng đã hoàn thành theo đúng mục đích, yêu cầu, kế hoạch đề ra”. Nói thẳng ra ý ông Trọng là thế này “tranh giành đã xong, bổng lộc đã có, giờ tổ chức kỳ đại hội để phát thưởng”.

Báo chí đưa tin ngày diễn ra đại hội

Theo báo chí nhà nước CS đưa tin thì hệ thống các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng bao gồm báo cáo chính trị là đóng vai trò chính, cùng với các báo cáo chuyên đề là báo cáo kinh tế – xã hội, và báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng.

Nội dung đại hội tuy là như thế, nhưng điều mong đợi ở các thành viên tham gia đại hội đó là, chức vụ mới chứ chẳng gì khác. Chức vụ mới tạo ra được bổng lộc nhiều hay ít cho họ, chứ không có quan chức nào quan tâm đến việc xây dựng đất nước cả.

Ông Trọng cho biết, ban chấp hành Trung ương đã bỏ phiếu biểu quyết nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII, bao gồm cả nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII tái cử và nhân sự lần đầu tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Nói tóm lại, chức vụ, bổng lộc đã chia xong.

Nổi lên gương mặt thay thế ông Nguyễn phú Trọng.

Trong kỳ hội nghị trung ương 14, ông Nguyễn Phú Trọng đã để ông Trần Quốc Vượng đạo diễn từ đầu đến cuối. Tuy kết quả chọn nhân sự cho ghế tổng bí thư vẫn được ĐCS giữ kín cho đến kỳ đại hội 13, nhưng nhìn vào hội nghị vừa qua nhiều người dự đoán khả năng là ông Trần Quốc Vượng sẽ thay thế ông Nguyễn Phú trọng.

Ông Trần Quốc Vượng, sinh năm 1953, là một trong những ứng cử viên tham gia Tứ Trụ cùng với Nguyễn Xuân phúc tại Đại hội 13. Thưng theo một số nhà quan sát thì người ta vẫn đang nghiêng về ông Trần Quốc Vượng.

Hôm 22/12/2020, ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, được các báo chính thống của nhà nước Việt Nam dẫn lời bày tỏ quyết tâm làm trong sạch hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của đảng cầm quyền. Một chính sách mà chính ông Nguyễn Phú Trọng đã khởi xướng và trao nhiệm vụ nó lại cho Trần Quốc Vượng.

Trần Quốc Vượng ứng viện số 1 cho ghế tổng bí thư

Tại hội nghị đó, ông Vượng cho biết, Trung ương đảng kiên quyết loại những người không đủ tiêu chuẩn, không để lọt vào khóa mới. Rút kinh nghiệm vừa rồi có những người không đủ tiêu chuẩn sau đó phải xử lý. Nói là Trung ương đảng có có vẻ dân chủ thôi thứ thực chất mọi quyết định nhân sự cho đại hội sắp tới là Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư thôi.

Hiện nay ông Trần Quốc Vượng là thường trực ban bí thư trung ương, nói đơn giản thì ông là phó tổng bí thư, một chức vụ còn cao hơn người làm thủ tướng nếu sao sánh trong bộ máy đảng. Chức phó tổng bí thư có vẻ như ưu thế để lên tổng bí thư, nhưng lắm khi cũng bị đá văng ra khỏi bộ chính trị. Năm 2016, ông Lê Hồng Anh, lúc đó là thường trực ban bí thư, nhưng cuối cùng đị đá văng không còn thấy tăm hơi, bởi đơn giản ông này là người có mối quan hệ rất lớn với Nguyễn Tấn Dũng. Lần này, Trần Quốc Vượng là người Bắc, là người gần gũi với ông Trọng chứ không như ông Lê Hồng Anh. Cho nên khả năng cho nên lần này ông Trần Quốc Vượng sẽ phá dớp.

Ông Trần Quốc Vượng được chọn là người nối tiếp thực hiện chính sách của Nguyễn Phú Trọng

Trong một bình luận mới đây trong dịp diễn ra Hội nghị 14 của Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN, một quan chức nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam, một luật sư có cho rằng giữa việc nói và làm còn có một khoảng cách, vẫn còn có việc làm chưa đến nơi đến chốn. Nhiều nơi, nhiều trường hợp còn nể nang, né tránh, đụng tới những người có chức, có quyền, những ai có thể lực là có biểu hiện chùn tay. Nghĩa là trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng vẫn không triệt để. Thực tế nếu so sánh chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng so với những những gì mà những người tiền nhiệm của ông đã làm thì ông mạnh tay hơn nhiều. Tuy nhiên, chỉ có Tất Thành Cang mà ông Trọng mất đến 2 năm dưới bàn tay giúp sức của Nguyễn Văn Nên mới bắt được. Lần này, nếu Trần Quốc Vượng tiếp nhận chính sách của ông Trọng, e rằng ông kham không nổi. Tuy nhiên với người CS thì chiếc ghế tổng bí thư mới là cái họ phải giành lấy chứ không phải là nhiệm vụ. Khi ở quyền lực định cao, nếu Trần Quốc Vượng không hoàn thành thì cũng chẳng ai kỷ luật được ông ta cả.

Trông suốt nhiều kỳ hội nghị trung ương trước thềm đại hội, ông Nguyễn Phú trọng luôn nhắc đi nhắc lại rằng: “đưa người vào Trung ương phải rõ ràng, minh bạch, công khai, nếu người nào có tài sản, nhà cửa, tiền tài, thu nhập mà không giải thích được nguồn gốc, thì không đưa vào”. Thế nhưng thực tế thì sao? Không ai có thể kiểm tra nổi tài sản chìm nổi của các quan tham cả. Không quan chức nào dại dột ăn hối lộ mà lại để tài sản của mình cho người ta kiểm kê và tịch thu.

Ông Trần Quốc Vượng được cho là đã đánh bại ông Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc đua giành ghế Tổng Bí Thư

Đối với nhiều quan chức, nếu điều tra đôi khi nhà cao xe đẹp mà quan chức sở hữu đó chưa chắc gì đứng tên các quan đó. Xe thì xài của người ta với danh nghĩa cho mượn như Nguyễn Xuân Anh cựu bí thư Đà Nẵng đã dùng xe người khác đi làm. Hay thậm chí ngôi nhà của quan chức cũng được đứng tên người khác vv… Vậy nên, cho dù gạn lọc kỹ thế nào, thì quan tham cũng dễ dàng lách luật để lọt vào trung ương một cách dễ dàng. Lọc người bằng tiêu chuẩn ông Trọng tự đặt ra, điều đó hạn chế được phe khác nhưng không ngăn cản họ len lỏi vào trung ương được. Nên chắc chắn, sau đại hội vẫn còn đó phe chống ông Trọng hay ông Vượng.

Trần Quốc Vượng càng ngày càng lộ rõ vai chính

Nếu tiếp quản chức vụ tổng bí thư, ngay từ bây giờ ông Trần Quốc Vượng cần phải năng nổ tiếp xúc và chỉ đạo các cơ quan trực thuộc, những cơ quan mà khi lên chức mới ông sẽ cần những lòng trung thành của những người đứng đầu các cơ quan đó.

Hôm 22/12, ông Trần Quốc Vượng xuất hiện tại kỳ Hội nghị nhóm họp cuối năm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông ta đã phát biểu chỉ đạo: “Tôi đi nhiều địa phương, bà con nói: sợ nhất các bác làm chùng xuống. Tôi trả lời với bà con là chúng ta tiếp tục. Trong khó khăn, gần tổ chức Đại hội chúng ta vẫn làm. Chúng ta xác định làm để giữ uy tín cho Đảng, chứ không lo giảm uy tín.”. Nhìn cách sinh hoạt và làm việc của ông không khác gì Nguyễn Phú Trọng cả.

Trước đó không lâu, hôm 12/12, Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng của đảng Cộng sản Việt Nam do ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu đã tổ chức một hội nghị toàn quốc tổng kết công tác này trong giai đoạn 2013-2020. Tại kỳ họp đó ông Trần Quốc Vượng phát biểu chẳng khác nào ông Trọng rằng: “Công tác phát hiện và xử lý tham nhũng được chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, tạo bước đột phá trong công tác phòng, chống tham nhũng, khẳng định quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước trong chống tham nhũng, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào”.

Nguyễn Phú Trọng đang cầm tay chỉ việc cho Trần Quốc Vượng

Với vai trò tổng bí thư, ông Nguyễn Phú trọng đã làm cũng khá nhiều, trong đó có truy tố một ủy viên bộ chính trị và khá nhiều ủy viên trung ương. Tuy nhiên cho đến giờ còn nhiều ủy viên bộ chính trị mà ông Trọng không thể nhổ được, vậy thì khi tiếp nhận chức vụ mới, ông Trần Quốc Vượng có làm được bằng ông Trọng không? Điều này rất khó cho ông Vượng.

Người tiếp theo liệu có là kẻ tham nhũng quyền lực như Nguyễn Phú Trọng?

Có thể nói, ông Nguyễn Phú Trọng là người chiếm nhiều quyền lực nhất trong các đời tổng bí thư, chỉ có một mình ông là kiêm luôn chức chủ tịch nước. Tuy đến bây giờ người ta cũng chưa những kết luận rõ ràng về nhưng vụ tham nhũng mà ông có thể dính. Tuy nhiên, về nhũng quyền lực thì chính Trọng chứ không ai khác làm gương cho các thế hệ lãnh đạo tiếp theo.

Thực ra, ông Nguyễn Phú Trọng nắm chức chủ tịch nước mới hơn 2 năm, trong đó suốt năm 2018 đến giữa năm ông bị bệnh khi đi thăm Kiên Giang – nơi mà con trai ông Nguyễn Tấn Dũng làm bí thư. Thời gian không nhiều để thấy ông Trọng lạm quyền. Tuy nhiên, nếu ông Nguyễn Phú Trọng truyền ngôi cho Trần Quốc Vượng thì ông Trần Quốc Vượng có thời gian dài để lạm quyền rất nguy hiểm. Quyền lớn mà tham làm thì không ai kiểm soát nổi.

Nạn tham nhũng luôn đi cùng với quyển lực. Ở nước nào cũng vậy. Nhưng suốt mấy chục năm Việt Nam đã phải chịu tham nhũng như bệnh ung thư từ cấp cao đến cấp dưới của hệ thống cai trị. Vô số cán bộ cao cấp trong bộ máy kinh tế, tài chính, quân đội, công an đã bị dính líu, nhiều khi liên kết với các thế lực được cho là “mafia“.

Nếu không có gì đột biến, khả năng Trần Quốc Vượng thay thế ông Trọng là rất cao

Hiện nay, dù ông Nguyễn Phú trọng có đốt lò thế nào thì các nhóm lợi ích vẫn còn đó, không thể diệt hết được. Đối với cái nhóm đang bám vào quyền lực bằng mọi giá mà họ dùng tham nhũng để cai trị cũng để dàn xếp các vụ tranh chấp trong cuộc đấu tranh giữ quyền lực trong nội bộ dưới sức ép hay ảnh hưởng của Bắc Kinh. Thời Nguyễn Phú Trọng phụ thuộc Tàu thì có thể thời của ông Trần Quốc Vượng (nếu ông Vượng thay ông Trọng) vẫn bị tròng lên đầu cái vòng kim cô đó, ông Vượng không thể thoát.

Nếu Trần Quốc Vượng chỉ tiếp quản chức tổng bí thư, thì tham nhũng quyền lực sẽ yếu hơn, nhưng nếu ông Vượng tiếp nhận cả 2 chức ông Trọng để lại thì chắc chắn tham nhũng quyền lực còn kinh khủng hơn thời ông Trọng vì lúc này ông Vượng có đủ thời gian để tung hoành.

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> N.P Trọng khơi lại vụ án Tisco II – Hoàng Trung Hải có “run sợ”?

>>> Chia ghế cho đảng viên bằng giả và tham nhũng – Đại hội 13 quy tụ nhóm „bất tài“

>>> Nguyễn Văn Nên quyết xử lý vụ Thủ Thiêm, liệu Lê Thanh Hải có “vào lò”?

Lo sợ Mỹ trừng phạt thuế quan – Thủ tướng Phúc vội “bốc máy” gọi Trump cầu cứu


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023