Đối phó Tập – Trump “dí” nước cờ Việt Nam

https://www.youtube.com/watch?v=lIOpbK1Mk_g
Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=lIOpbK1Mk_g

Hoa Kỳ đang bước vào giờ phút lịch sử quyết định ai sẽ là tổng thống trong 4 năm tới. Nhìn lại nhiệm kỳ vừa qua của Tổng thống Donald Trump, giới quan sát nhận định chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đã có nhiều thay đổi lớn, nhưng quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam đã được phát triển theo hướng hiệu quả và thực chất hơn.

Trả lời phỏng vấn RFI, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore đánh giá dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, quan hệ Mỹ – Việt đã có những thay đổi đáng kể về chiến lược, an ninh, cũng như về kinh tế.

Nhà nghiên cứu phân tích:

Các hoạt động hợp tác giữa hai bên ngày càng có thực chất, đặc biệt là về hợp tác chiến lược, hợp tác an ninh – quốc phòng, cũng như là hai bên có sự tương đồng ngày càng lớn về các lợi ích chiến lược, đặc biệt là trên vấn đề Biển Đông, hay cách ứng phó với Trung Quốc, nhất là trong việc Mỹ hỗ trợ các quan điểm, lập trường của Việt Nam về Biển Đông, hay các trợ giúp của Mỹ để Việt Nam xây dựng năng lực quốc phòng. Đây được coi là một trong những điểm nhấn của quan hệ song phương trong 4 năm vừa qua.

Trong năm 2017, Mỹ đã cấp cho Việt Nam 6 xuồng tuần tra Metal Shark, cùng với một tàu của tuần duyên Hoa Kỳ.

Sau đấy, Philip Davidson, chỉ huy của Bộ chỉ huy Ấn Độ – Thái Bình Dương, cũng nói là Việt Nam đang chuẩn bị mua các trang thiết bị của Hoa Kỳ, như máy bay không người lái, hay máy bay huấn luyện, và Mỹ sẽ tiếp tục chuyển giao cho Việt Nam các tàu tuần duyên mới.

Ảnh: Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đô đốc Philip S. Davidson, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương Hoa Kỳ hồi tháng 04/2019

Về mặt kinh tế, mặc dù trong giai đoạn đầu đã có một số nghi ngờ, nhất là khi chính quyền Trump rút Mỹ ra khỏi hiệp định TPP nhưng trên thực tế, trong 4 năm qua, quan hệ kinh tế giữa hai nước tiếp tục phát triển rất mạnh.

Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 23 hay 24% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong năm 2019, trao đổi thương mại giữa hai bên đã lên đến gần 76 tỷ đôla, mà đặc biệt là trong đó Việt Nam xuất sang Mỹ tới 61,3 tỷ đôla.

Trong bối cảnh thương chiến Mỹ – Trung, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tiếp tục ngày càng tăng.

Bên cạnh đó, có nhiều công ty Mỹ, kể cả các tập đoàn lớn như Apple, đã tính đến việc mở rộng sản xuất và đầu tư vào Việt Nam.

Tất nhiên là cũng có những thách thức nhất định, ví dụ như vừa rồi phía Mỹ điều tra về cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ hay đã áp thuế chống bán phá giá đối với một số mặt hàng của Việt Nam. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu đánh giá đó chỉ là một trong những biểu hiện bình thường trong bối cảnh Việt Nam đang xuất siêu với Mỹ rất nhiều.  

Ảnh: Biểu đồ xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ tháng 07/2020 và lũy kế 7 tháng năm 2020 cho thấy mặc cho tình hình dịch bệnh Việt Nam vẫn liên tục xuất siêu sang Mỹ

Điểm đặc biệt nhất là nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp đề cập đến là tác động của chính sách ngày càng cứng rắn hơn với Trung Quốc nói chung và về Biển Đông nói riêng của Mỹ dưới thời Tổng thống Trump đối với Việt Nam.

Ông Hiệp nhận định Tổng thống Trump đã có những bước đi mạnh mẽ để ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc trong đó có tham vọng bá quyền của nước này trên Biển Đông.

Thứ nhất là về mặt chiến lược, Mỹ đã xác định Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh hàng đầu và họ tung ra chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương « tự do và rộng mở », trong đó nhấn mạnh đến nguyên tắc « tự do hàng hải », thúc đẩy sự can dự của Mỹ vào vấn đề Biển Đông.

Thứ hai, về mặt phát ngôn, chính quyền Trump đã đưa các tuyên bố khác nhau của về Biển Đông, theo hướng bác bỏ các yêu sách phi lý của Trung Quốc, hay ủng hộ các nguyên tắc về pháp quyền, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Thứ ba, về mặt hành động, số lượng các cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải trong 4 năm qua lớn hơn rất là nhiều so với thời kỳ Obama : năm 2018 có 5 lần tuần tra, 2019 có đến 9 lần tuần tra, trong đó có những lần đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh các thực thể mà Trung Quốc quản lý.

Học giả người Việt khẳng định với sự can dự sâu hơn của Mỹ vào vấn đề Biển Đông và sự ủng hộ lớn hơn của Mỹ dành cho Việt Nam trên vấn đề Biển Đông trong thời gian qua thì có lợi rất nhiều cho Việt Nam so với các tác động tiêu cực, cụ thể là Việt Nam đã có thêm một đồng minh trong vấn đề Biển Đông. Họ là một đồng minh rất mạnh, có ý chí chính trị trong việc kềm chế Trung Quốc và có năng lực để thực thi chiến lược đó.

Ảnh: Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan quay trở lại Biển Đông để thực hiện các hoạt động diễn tập hàng hải

Tuy nhiên, ông Hiệp có nhắc đến một thách thức là mặc dù trong 4 năm qua, Mỹ đã có những bước đi ngày càng quyết liệt như vậy trên vấn đề Biển Đông, nhưng trên thực tế thì dường như sự hung hăng, sự lấn lướt của Trung Quốc chưa giảm đi nhiều.

Trung Quốc tiếp tục gây sức ép với Việt Nam trên Biển Đông trong 4 năm qua.

Tuy nhiên, ông cho rằng phải chờ thêm thời gian để biết kết quả trên thực tế của chính sách đó. Ông dự đoán nếu Mỹ liên tục gây sức ép như vậy, Trung Quốc sẽ chịu nhiều áp lực, trong nước cũng như ngoài nước, khiến họ có thể bị phân tâm, không thể duy trì sức ép liên tục với Việt Nam trong thời gian dài.

Ngoài ra ông Hiệp còn đề cập đến một tác động tiềm tàng, có thể mang tính tiêu cực, đó là nếu như Việt Nam tiếp tục xích gần lại Mỹ trong hợp tác quốc phòng, an ninh, trên vấn đề Biển Đông, thì Trung Quốc có thể sẽ có phản ứng và gây áp lực với Việt Nam.

Tuy nhiên, ông Hiệp khẳng định ngay cả trong trường hợp đó thì chúng ta cũng không có sự lựa chọn nào hơn là phải tăng cường hợp tác với Mỹ, tại vì nếu như Việt Nam không xích lại gần Mỹ, không hợp tác với Mỹ, thì không có gì bảo đảm là Trung Quốc sẽ mềm mỏng hay buông tha cho Việt Nam.

Việt Nam nếu không hành động và tìm kiếm các đối tác đồng minh để chia sẽ các áp lực đó, thì Việt Nam sẽ càng ngày gặp bất lợi hơn.

Trong thời gian 4 năm tới, dù là dưới sự lãnh đạo của ông Trump tái cử hay của ông Biden, thì Việt Nam cũng phải củng cố quan hệ với Mỹ.

Bên cạnh đó phải xây dựng năng lực trong nước để thúc đẩy sự tự cường, đồng thời phải đa phương hóa và đa dạng hóa các quan hệ để có thể tận dụng được càng nhiều nguồn lực từ bên ngoài càng tốt, để có thể ứng phó với Trung Quốc, nhưng vẫn không quá phụ thuộc vào Mỹ, qua đó giúp Việt Nam giữ được sự chủ động, sự tự chủ về chiến lược.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã tăng cường quan hệ với Nhật, Ấn Độ, Úc, EU (Liên minh châu Âu) và Anh. Tất cả những bước đi ấy là hoàn toàn cần thiết, nhưng không thể thay thế được việc Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ. Nếu như Việt Nam có thể khéo léo khai thác quan hệ với Mỹ, cũng như với các đối tác khác, đồng minh của Mỹ, thì Việt Nam sẽ có một vị thế tốt hơn trong việc ứng phó với áp lực ngày càng tăng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Ảnh: Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc và phu nhân chụp ảnh với bạn bè Mỹ tham dự Lễ khởi động năm kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Mỹ ngày 30/01/2020

Còn về phía Mỹ, nhà báo Lưu Trọng Văn nhân chuyến thăm của đương kim ngoại trưởng Mỹ Pompeo đến Việt Nam hồi cuối tháng 10 vừa qua đã khẳng định Mỹ đủ khôn ngoan để xác định Việt Nam đóng vai trò gì ở bàn cờ chiến lược thế giới, Mỹ thấy rõ vị trí địa chính trị của Việt Nam là một chốt chặn tư tưởng bành trướng cộng sản Đại Hán.

Các chiến lược gia Mỹ dù thuộc Cộng hoà hay Dân chủ đều thống nhất luật chơi và cái luật chơi ấy cũng được một bộ phận lãnh đạo ở Việt Nam tỉnh táo và khôn ngoan ủng hộ – đó là kinh tế mạnh thì sẽ thoát Trung trong hoà bình.

Đó là lý do mặc dù Việt Nam xuất siêu qua Mỹ hơn 30 tỷ đô la và có không ít vi phạm nhân quyền nghiêm trọng do lực lượng chống đối tiến trình trên cố tình gây nên vẫn chưa bị Mỹ trừng phạt.

Đó là lý do hàng loạt tập đoàn khổng lồ của Mỹ đua nhau đầu tư các nhà máy điện khí hoá lỏng ở khắp các bờ biển Bắc – Trung – Nam với số vốn hàng tỷ đô la.

Khi các nhà máy điện này với công nghệ, nguyên liệu, vốn đầu tư của Mỹ lần lượt hoàn thành thì cơ bản cái chốt của kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc Trung Quốc là năng lượng sẽ an toàn và tự chủ.

Công suất của một nhà máy vài ngàn MW đủ để VN phá bỏ tất cả các nhà máy thuỷ điện cóc với công nghệ Trung Quốc và hàng chục nhà máy nhiệt điện công nghệ cũ, phụ thuộc nguyên liệu từ Trung Quốc, gây ra những thiệt hại không đong đếm được cho an sinh, môi trường và kinh tế Việt Nam.

Và điều vô cùng quan trọng là các nhà máy trên cần hàng triệu tấn nguyên liệu khí hoá lỏng của Mỹ sẽ tạo nên trên Biển Đông tấp nập những đội tàu của Mỹ để khẳng định quyền đi lại tự do ở vùng biển mà cộng sản Trung Quốc đang đe doạ và tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của chúng.

Một nước Mỹ dân sự luôn có mặt ở Biển Đông với lực lượng quân sự hùng hậu bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chắc chắn sẽ giúp tạo hình ảnh Biển Đông hoà bình không cho phép cộng sản Trung Quốc biến thành ao nhà của chúng.

Sự có mặt của Pompeo những ngày cả Mỹ và Việt Nam đang chuyển dịch lớn bởi những cuộc vận động chọn người cầm quyền rất có ý nghĩa.

Mỹ với chiến lược như vậy công khai rõ ràng muốn những lãnh đạo Việt Nam có tinh thần độc lập. Điều này rất khác với làn sóng ngầm trong bóng tối của cộng sản Trung Quốc đang thò bàn tay bành trướng của chúng cổ vũ cho phe cánh chịu ảnh hưởng của chúng lên cầm quyền ở Việt Nam.

Ảnh: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hội đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo ngày 30/10, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, nhân chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Pompeo nhân dịp kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ

Trung Kiên – Thoibao.de (tổng hợp)

>>> Vào Đảng để ăn cắp – Mác Lê dùng bịp dân

>>> Lập liên minh chống Tàu – Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ tới Việt Nam

>>> Đảng che giấu tài sản – Dân tan vỡ lòng tin

https://www.youtube.com/watch?v=V_8bRgyHWQg
Công an dùng súng bắn vào dân – Quốc tế kêu gọi ngừng tài trợ

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023