Campuchia bỏ dự án của Mỹ để theo Trung Quốc?

https://www.youtube.com/watch?v=JPBxzzGMwgo&feature=youtu.be
Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=JPBxzzGMwgo&feature=youtu.be

Phó Thủ tướng Tea Banh xác nhận hôm Chủ nhật rằng Campuchia đã san bằng một cơ sở quốc phòng do Mỹ tài trợ ở bờ biển phía nam, động thái mới nhất trong quá trình mở rộng một căn cứ hải quân quan trọng chiến lược đang được phát triển với tiền viện trợ gây tranh cãi của Trung Quốc.

Wall Street Journal năm ngoái đưa tin về một dự thảo thỏa thuận bí mật cho phép Trung Quốc cập cảng tàu chiến tại căn cứ hải quân Ream gần thành phố ven biển Sihanoukville của Campuchia.  

Lầu Năm Góc cho biết họ lo ngại về các nguồn tin cho rằng cơ sở chỉ huy chiến thuật của Hải quân Campuchia do Mỹ tài trợ tại Ream đã bị phá dỡ và yêu cầu chính phủ Campuchia giải thích. Tòa nhà dài khoảng 30 mét từng là nơi chứa một số tàu tuần tra loại nhỏ.

Văn phòng Thủ tướng Hun Sen cho biết trên Twitter: “Campuchia đã san bằng cơ sở do Mỹ xây dựng tại Căn cứ Hải quân Ream, vì tòa nhà này cần được cải tạo.”

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia Chhum Socheat cho biết cơ sở này đang được chuyển đến một địa điểm mới tại Koh Preap gần cảng Sihanoukville để dọn đường cho việc mở rộng căn cứ hải quân tại Ream vì “rất nhiều tàu sẽ cần cập cảng tại đây.”

Trước đó, hãng tin Nikkei Asia dẫn lời một quan chức hải quân cấp cao của Campuchia cho biết Trung Quốc đang giúp đỡ việc mở rộng cảng Ream, nhưng ông Chhum Socheat nói rằng Trung Quốc không trợ giúp việc này.

Năm ngoái, Lầu Năm Góc đã yêu cầu Campuchia giải thích lý do tại sao họ từ chối đề nghị sửa chữa căn cứ Ream, nói rằng quyết định này đã làm dấy lên những đồn đoán về các kế hoạch có thể cho phép quân đội Trung Quốc đồn trú tại đây.

Chính phủ Campuchia đã nhiều lần bác bỏ các thông tin cho rằng Trung Quốc đã đạt được một thỏa thuận bí mật với Campuchia để cho phép nước này bố trí lực lượng tại căn cứ, đồng thời nói rằng việc tổ chức các lực lượng nước ngoài sẽ trái với hiến pháp của Campuchia.

Campuchia là một trong những đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á và đã nhận được hàng tỷ đôla viện trợ của Trung Quốc cũng như sự hậu thuẫn chính trị cho ông Hun Sen trước sự chỉ trích của phương Tây.

Ảnh: Thủ tướng Hun Sen và chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình

Nhưng Campuchia – trong những năm gần đây ngập lụt với các khoản đầu tư của Trung Quốc – đã kiên quyết phủ nhận báo cáo này, mặc dù Thủ tướng Hun Sen đã nói rằng viện trợ từ Bắc Kinh sẽ tài trợ cho việc phát triển căn cứ hải quân.

Các hình ảnh vệ tinh do CSIS, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, công bố trong tuần này cho thấy một cơ sở do Mỹ tài trợ trên căn cứ hải quân Ream đã bị phá hủy, tạo nghi vấn “về sự tiếp cận như đã đồn đại của Trung Quốc“, CSIS cho biết.

Nhưng Tướng Tea Banh, người cũng là Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia, đã bác bỏ những quan ngại hôm Chủ nhật.

Chúng tôi đã di dời cơ sở đến một địa điểm mới. Chúng tôi không thể giữ nó nữa và tòa nhà đã cũ rồi,” ông nói với hãng tin AFP và xác nhận rằng cơ sở đã bị đánh sập vào tháng trước.

Trụ sở Chiến thuật của Ủy ban An ninh Hàng hải Quốc gia được khánh thành vào năm 2012.

Trụ sở này sẽ “tốt hơn nhiều” ở địa điểm mới, Tướng Tea Banh nói, và nói thêm rằng Campuchia chỉ sử dụng “một sự hỗ trợ nhỏ” từ Mỹ cho tòa nhà hiện đã bị phá bỏ.

Cơ sở mới hiện đang được xây dựng cách Ream khoảng 30 km về phía bắc.

Căn cứ Ream đã tạo ra sự giám sát đối với vị trí chiến lược ở Vịnh Thái Lan, nơi có thể sẵn sàng tiếp cận Biển Đông đang có nhiều tranh chấp và là tuyến hàng hải toàn cầu quan trọng.

Đáng chú ý là Ream chỉ cách biên giới Việt Nam – Campuchia có 100km.

Ảnh: ông Hun Sen và thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với phần lớn vùng biển giàu tài nguyên, cạnh tranh với sáu quốc gia khác.

Trong khi đó Thủ tướng Hun Sen đã nhiều lần khẳng định hiến pháp Campuchia cấm bất kỳ căn cứ quân sự nước ngoài nào đặt trong biên giới của mình.

Các nhà phân tích cho rằng thủ tướng lắm mưu nhiều kế này biết rất rõ về khả năng xảy ra phản ứng dữ dội chống Trung Quốc từ công chúng – đặc biệt là ở Sihanoukville, nơi các doanh nghiệp và sòng bạc hiện nay phần lớn thuộc sở hữu của người Trung Quốc.

Là một trong những nhà lãnh đạo tại vị lâu nhất thế giới, ông Hun Sen trong những năm gần đây đã tránh nghiêng hẳn về phía Mỹ do bị Washington chỉ trích về những cáo buộc lạm dụng của chính phủ ông.

Campuchia mua nhiều vũ khí TQ, xây đường băng cho TQ thuê 99 năm

Dù bác bỏ tin của báo Mỹ rằng Phnom Penh cho Trung Quốc thuê căn cứ quân sự, Thủ tướng Hun Sen lại vừa xác nhận nước ông mua “hàng chục ngàn” vũ khí Trung Quốc.

Những chi tiết hiếm hoi về các thỏa thuận mua vũ khí từ Bắc Kinh được đưa ra chỉ vài hôm sau khi Campuchia bác bỏ việc nước này có thỏa thuận bí mật theo đó cho phép tàu chiến Trung Quốc sử dụng một căn cứ hải quân của mình.

Phát biểu trên Facebook hôm 29/07 khi đến thăm công trình xây sân vận động ở Phnom Penh – món quà của chủ tịch Tập Cận Bình – ông Hun Sen nói rằng chỉ trong năm nay, Campuchia đã chi 40 triệu USD mua thêm vũ khí từ Trung Quốc.

Tôi đã ra lệnh mua hàng chục ngàn vũ khí bổ sung,” ông Hun Sen nói nhưng không giải thích là đã đặt mua các loại vũ khí nào. “Nay, chúng đang được vận chuyển tới.”

Các hợp đồng trước đó đạt con số 290 triệu USD, cho phép Campuchia dùng vũ khi Trung Quốc để hiện đại hoá quân đội.

Thực hư quanh chuyện Campuchia cho TQ sử dụng căn cứ hải quân

Mới đây nhất, chính quyền của ông Hun Sen gọi bài trên báo Wall Street Journal về một thoả thuận bí mật Campuchia – Trung Quốc để quốc gia lớn sử dụng căn cứ hải quân Campuchia là “tin giả“.

Họ còn tổ chức cho các đoàn nhà báo nước ngoài đến xem một khu đất ở Ream, Sihanoukville và chỉ ra rằng tại đó không hề có căn cứ nào cho người Trung Quốc cả.

Mặc dù vậy, giới chuyên gia về an ninh, quốc phòng ở nước ngoài không tin vào chiến dịch thông tin tuyên truyền đó của Campuchia.

Căn cứ hải quân Ream ở tỉnh Preah Sihanouk của Campuchia đang là tâm điểm chú ý, nơi được nhiều người cho là sẽ trở thành địa điểm cho Trung Quốc sử dụng. Tuy nhiên, Phnom Penh bác bỏ và gọi đó là tin giả

Hai báo Úc, The Age và Sydney Morning Herald trích lời TS Euan Graham, từ Đại học La Trobe nói rằng sẽ sai lầm khi nghĩ rằng Campuchia xây một căn cứ cho Trung Quốc kiểu như căn cứ Mỹ đóng ở Nhật.

Trái lại, ông tin rằng đây là một quá trình từ từ, tạo vị trí bán quân sự, bán dân sự và khi cần khi TQ mới điều chuyển lực lượng tới.

Ngay lập tức, Úc đã quan tâm đến chuyện này và chuyên gia an ninh quốc phòng John Blaxlabd từ Đại học Quốc gia Australia nói Úc cần đánh giá lại bố trí an ninh vùng cùng đồng minh trong nhóm năm quốc gia “Five power deal“: Úc, Singapore, Malaysia, New Zealand và Anh.

Các nước này đang kiểm soát eo biển Malacca và nếu Trung Quốc đưa được không quân xuống Campuchia, cộng với các căn cứ đã có ở Djibouti và Pakistan, thì tính toán an ninh của Úc phải thay đổi, theo tờ Sydney Morning Herald (26/07/2019).

Ngay từ năm ngoái, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence đã lên tiếng về một “căn cứ hải quân” Campuchia xây cho Trung Quốc.

Phân tích gia Malcolm Davis từ Viện Chính sách Chiến lược Australia trong bài viết đăng hôm 29/7 nói rằng thỏa thuận cho phép Trung Quốc sử dụng một phần căn cứ hải quân Ream có hiệu lực trong 30 năm và sẽ được tự động gia hạn 10 năm một lần.

Nếu quả thực Trung Quốc được Campuchia trao quyền sử dụng căn cứ hải quân tại đây thì tàu chiến Trung Quốc có thể từ khu vực phía nam của Việt Nam đi lên hướng đông bắc để hỗ trợ cho các hoạt động khác của Trung Quốc ở dọc bờ biển Việt Nam và tại các khu vực Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa đang có tranh chấp, theo Malcolm Davis.

Hôm 26/7, Campuchia tổ chức đưa các phóng viên tới tham quan căn cứ hải quân Ream để chứng minh nơi này ‘không hề có người TQ nào sử dụng’

Xây đường băng cho TQ thuê 99 năm’

Vào tháng 5/2019, Andrew Nachemson viết trên South China Morning Post rằng giới quan sát nghi là sân bay to trên đảo Koh Kong có thể dùng vào mục tiêu quân sự.

Mô thức nhận đất cho thuê dài hạn để rồi có thể “thu nhận vĩnh viễn” đã có trong quan hệ Trung Quốc với Sri Lanka.

Bài báo nói Campuchia cho tập đoàn UDG của Trung Quốc thuê 45 nghìn hectare đất trên đảo Koh Kong tới năm 2108, theo thoả thuận 99 năm.

Tại đây, UDG cho xây đường băng dài 3,4 km, dài hơn sân bay quốc tế ở Phnom Penh và hơn hẳn đường băng dân sự chỉ cần tối đa 2,8 km.

Về lý thuyết, đường băng khổng lồ này là để phục vụ một casino “vắng tanh vắng ngắt” trên hòn đảo nghỉ dưỡng, theo bài báo.

Dù là công ty tư nhân, UDG (Union Development Group) từng có vinh dự được đón một lãnh đạo Quốc hội Trung Quốc, ông Vương Khâm Mẫn, đến tận nơi thăm dự án Koh Kong.

Được biết công trình “du lịch” trên hòn đảo của Campuchia được chính Trương Cao Lệ, cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc ủng hộ.

Mỹ đòi Campuchia điều tra đặc khu kinh tế Sihanoukville

Năm ngoái, Hoa Kỳ thúc giục Campuchia phải điều tra về một đặc khu kinh tế do Trung Quốc sở hữu, sau khi có dấu hiệu cho thấy các công ty hoạt động trong khu vực này né thuế đối với các sản phẩm xuất sang Mỹ.

Đặc khu Kinh tế Sihanoukville (SSEZ), nằm ở phía tây thủ đô Phnom Penh, bác bỏ các cáo buộc của Mỹ theo đó nói họ đã cho phép các công ty vận chuyển hàng qua đặc khu, và nói cuộc điều tra nội bộ cho thấy không hề có hoạt động nào như thế.

SSEZ cũng nói không có công ty nào trong toàn bộ 29 doanh nghiệp hoạt động trong đặc khu này và có xuất khẩu sang Mỹ “bị điều tra hay trừng phạt bởi hải quan Mỹ trong thời gian gần đây“, South China Morning Post tường thuật.

SSEZ là khu công nghiệp do các nhà đầu tư Trung Quốc tài trợ, đồng thời tham gia điều hành chung.

Hồi tháng Tư, Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói rằng có hơn 160 doanh nghiệp hoạt động tại đây, là khu công nghiệp mà ông gọi là “mô hình thành công cho các dự án Trung Quốc“.

Hoa Kỳ sẽ quyết liệt theo đuổi các cáo buộc tránh thuế, và dụng mọi công cụ pháp lý có trong tay để ngăn chặn những kẻ vi phạm luật hải quan và thương mại Mỹ,” phát ngôn viên Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Phnom Penh, Emily Zeeberg được Reuters dẫn lời. Các công cụ đó có thể gồm cả các biện pháp trừng phạt dân sự và hình sự, hoặc các hành động cưỡng chế khác, bà nói thêm.

Kể từ 2017, đã có hai trường hợp các công ty hoạt động tại Đặc khu Kinh tế Sihanoukville bị phát hiện nhập khẩu hàng vận chuyển qua đặc khu, và đã bị áp thuế chống phá giá, thông cáo của Đại sứ quán Hoa Kỳ viết.

Trong cả hai trường hợp, các viên chức Hoa Kỳ tiến hành thanh tra tại chỗ ở Đặc khu Kinh tế Sihanoukville và xác định rằng tuy được xuất trình như hàng Campuchia, nhưng số hàng hóa nghi vấn là có gốc gác từ Trung Quốc, được đưa nhập khẩu vào Hoa Kỳ,” bản thông cáo viết thêm.

Trung Kiên – Thoibao.de (tổng hợp)

>>> Trung Quốc thao túng Liên Hiệp Quốc – Mỹ ra đòn phản công

>>> Viêm phổi Vũ Hán gây nguy hiểm ra sao cho Tổng thống Donald Trump?

>>> Luật Magnisky và chế tài vi phạm nhân quyền ở Việt Nam thế nào?

https://www.youtube.com/watch?v=vYRmS8_OIpM
Người Việt về nước bị ép mua vé cách ly 100 Đô mỗi ngày

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023