Belarus: Lukachenko cố duy trì độc tài – Putin cam kết yểm trợ

https://youtu.be/X5FEpKro6N4
Link Video: https://youtu.be/X5FEpKro6N

Người dân Belerus tiếp tục duy trì sức ép, một tuần sau cuộc bầu cử tổng thống bị tố cáo gian lận. Chiều thứ Bảy 15/08/2020, biểu tình diễn ra trên khắp nước, công nhân xí nghiệp tham gia đình công chống tổng thống Lukachenko bám trụ thêm nhiệm kỳ thứ sáu. Bác bỏ đề nghị  làm trung gian hoà giải của các láng giềng, Ba Lan, Litva và Latvia, nhà độc tài gọi điện thoại cầu viện điện Kremlin.

Minks loan báo được Matxcơva cam kết « yểm trợ về an ninh » đối phó với làn sóng phản kháng gây bất ổn. Tuy là đồng minh truyền thống của Minks, Matxcơva phản ứng dè dặt.

Từ Matxcơva, thông tín viên Etienne Bouche phân tích :

«Cho đến hiện tại, điện Kremlin giữ thái độ không mấy quan tâm đối với cuộc khủng hoảng chính trị tại Belarus. Ngoại giao Nga  có đề cập đến sự can thiệp vào nội tình Belarus, nhưng Matxcơva vẫn im lặng. Vladimir Putin cũng không lên tiếng ủng hộ Alexander Lukachenko. Hai nhà lãnh đạo mới điện đàm với nhau hôm thứ Bảy. Sau cuộc trao đổi này, phủ tổng thống Nga công bố một bản thông cáo tóm tắt : « Hai bên bày tỏ tin tưởng vào một giải pháp nhanh chóng cho cuộc khủng hoảng » . Đối với điện Kremlin thì  không nên « để  cho  các thế lực  phá hoại  khai thác các vấn đề này trong mục đích gây hại cho mối hợp tác đôi bên cùng có lợi ».

Ván bài của Matxcơva là làm sao bảo toàn quyền lợi của Nga tại Belarus và các cam kết song phương. Nhật báo Nga Nezavissimaya Gazetta lưu ý mức độ thiệt hại tài chính, nếu quan hệ Nga- Belarus bị cắt đứt. Trên các đài truyền hình, các quan điểm khác biệt nhau về những sự kiện xảy ra dường như là một tín hiệu khác cảnh báo chính quyền Minks là « Kremlin không sẵn sàng cứu Lukachenko bằng mọi giá ». Tổng thống Belarus đang gặp nguy khốn hơn bao giờ hết ».

Phụ nữ lên tuyến đầu

Theo Le Monde, phụ nữ Belarus lên tuyến đầu trên mạng xã hội cũng như trong các cuộc biểu tình với hoa, cờ và bong bóng đủ màu trên tay. Tại nhiều cơ quan nhà nước, cờ Belarus được kéo xuống, thay thế bằng cờ của đối lập.

 Hãng Reuters cho biết  hôm nay, đại sứ Belarus tại Slovakia, Igor Leshchenya, tuyên bố « ủng hộ việc lắng nghe nguyện vọng của những người biểu tình ».

Ảnh: tổng thống Lukachenko và tổng thống Nga Putin

Đang công du tại Ba Lan, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và chính Phủ Ba Lan kêu gọi chính quyền Minks đối thoại với xã hội công dân và đáp ứng nguyện vọng của người dân Belarus.

Hôm qua, 14/08/2020, Liên Hiệp Châu Âu quyết định ban hành các biện pháp trừng phạt nhắm vào các quan chức Belarus đàn áp người biểu tình, gian lận trong kiểm phiếu. Lãnh đạo đối lập Belarus kêu gọi nhân dân tiếp tục biểu tình, phản kháng ôn hòa trong kỳ nghỉ cuối tuần. 

Theo AFP, chiều hôm qua, « Liên Âu quyết định sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt, nhắm vào các quan chức, thủ phạm gây ra các hành động bạo lực, bắt bớ và gian lận liên quan đến bầu cử » tổng thổng Belarus. Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde thông báo tin trên, sau cuộc họp qua cầu truyền hình với các đồng nhiệm châu Âu. Một danh sách các quan chức bị trừng phạt sẽ được lập ra. Các biện pháp trừng phạt có hiệu lực sau khi các quốc gia thành viên Liên Âu thông qua danh sách này.

Ngoại trưởng Luxembourg Jean Asselborn tố cáo « chủ nghĩa khủng bố Nhà nước tại Belarus, điều không thể chấp nhận được tại châu Âu thế kỷ 21 ». Quốc vụ khanh Pháp phụ trách châu Âu, Clément Beaune, cho biết Paris « triệt để cam kết thực hiện việc trừng phạt có trọng điểm nhắm vào các thủ phạm, và ủng hộ người Belarus thực thi các quyền tự do của mình ».

Liên Âu thúc đẩy chính quyền của tổng thống Loukachenko đàm phán theo kế hoạch ba điểm, do Ba Lan, Litva và Estonia đề xuất, trong đó có đề nghị tổ chức bầu cử lại, với sự giám sát của các quan sát viên quốc tế.

Cuộc bầu cử hôm Chủ Nhật 08/08, với kết quả chính thức là tổng thống Alexandre Loukachenko tái đắc cử với 80% số phiếu, đã bị phe đối lập Belarus tố cáo là gian lận.

Từ đó đến nay, ngày nào cũng có các cuộc xuống đường phản đối kết quả bầu cử. Phong trào phản kháng bị cảnh sát đàn áp dữ dội. Tính đến hôm qua, có khoảng 150 người biểu tình bị thương phải điều trị ở bệnh viện, ít nhất 2 người chết do bị cảnh sát đàn áp.

Nhiều nhân chứng cho AFP biết về các điều kiện giam giữ tồi tệ, bị bỏ đói, không cho nước uống (có lúc 50 người bị đẩy vào một phòng giam thông thường chỉ dành cho 4 tù nhân), nhiều người bị đánh đập, chích điện. Tổ chức bảo vệ nhân quyền Amnesty International cho biết có một số người biểu tình « bị lột trần, đánh đập tàn bạo và đe dọa cưỡng hiếp ».

Tổng thống Loukachenko kêu gọi « kiềm chế » với người biểu tình

Hôm qua, chính quyền Minsk tỏ dấu hiệu muốn xuống thang, khi tuyên bố sẵn sàng « đối thoại mang tính xây dựng ». Tính đến tối hôm qua, hơn 2.000 người biểu tình đã được phóng thích, trên tổng số khoảng từ 6.700 đến hơn 7.000 người bị bắt. Tổng thống Loukachenko kêu gọi lực lượng an ninh « kiềm chế » trước người biểu tình.

Ủy ban Bầu cử Trung ương cho biết ông Lukashenko, người nắm quyền từ năm 1994, giành được 80,1% số phiếu và ứng cử viên đối lập chính Svetlana Tikhanovskaya 10,12%.

Nhưng bà Tikhanovskaya khẳng định rằng nếu các phiếu bầu được kiểm đúng cách, bà đã giành được sự ủng hộ từ 60% đến 70%.

Lãnh đạo đối lập, Svetlana Tikhanovskaïa hiện giờ đang tị nạn tại Litva, kêu gọi người dân «biểu tình ôn hòa» trên khắp cả nước trong hai ngày nghỉ cuối tuần.

Bà Svetlana Tikhanovskaïa, 37 tuổi, giáo sư tiếng Anh, buộc phải rời Belarus sau khi bị chính quyền đe dọa, theo thông tin từ những người ủng hộ bà.

Lãnh đạo đối lập Svetlana Tikhanovskaïa chỉ mới tham gia vào chính trường, khi ra ứng cử, kế tục chồng bà, một ứng cử viên tổng thống Belarus bị chính quyền bỏ tù từ tháng Năm.

Khoảng 6.700 người bị bắt sau cuộc bầu cử, và nhiều người đã nói về việc bị tra tấn dưới bàn tay của các dịch vụ an ninh.

Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết tiết lộ từ những người bị giam giữ được phóng thích cho thấy có thể có “tra tấn trên diện rộng“.

Bất chấp đàn áp dữ dội, phong trào phản kháng tiếp tục. Phong trào phản đối chính quyền Loukachenko còn lan sang cả giới tinh hoa trong chính quyền.

Ảnh: Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko phát biểu trước đám đông người ủng hộ tại thủ đô Minsk ngày 16/8.

Nhiều phóng viên báo đài Nhà nước thông báo từ nhiệm, hơn 1.000 nhà khoa học lên tiếng phản đối « bạo lực ».

Ông Loukachenko là người nắm giữ chức vụ Tổng thống của Belarus từ ngày 20 tháng 7 năm 1994 đến nay là 6 nhiệm kỳ.

Hầu hết kết quả các lần bầu cử đều bị tố cáo gian lận và bị các nước Phương tây tẩy chay, ngoại trừ Nga. Belarus từng bị các lãnh đạo châu Âu và Hoa Kỳ trước đây và hiện nay gọi là “thành lũy cuối cùng của chế độ độc tài” ở châu Âu. Ông và một số quan chức Belarus khác cũng là những đối tượng bị Liên minh châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt vì lý do vi phạm nhân quyền.

Nga tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ quân sự cho Belarus trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Alexander Lukashenko vẫn tiếp tục diễn ra.

Điện Kremlin ngày 16/8 ra tuyên bố cho hay Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói với người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko rằng Nga sẵn sàng thực hiện hiệp ước quốc phòng tập thể nếu cần thiết để trợ giúp Belarus “giải quyết các vấn đề” nảy sinh từ cuộc bầu cử tổng thống ở nước này cách đây một tuần.

Nga cho rằng “sức ép từ bên ngoài” đang gây ra tình trạng bất ổn với các cuộc biểu tình chống Lukashenko, nhưng không nêu rõ những sức ép đó đến từ đâu.

Theo hãng thông tấn Belta của Belarus, Tổng thống Lukashenko cho biết ông đã có một cuộc nói chuyện “dài và chi tiết” về vấn đề an ninh với Tổng thống Nga Putin.

Tôi và Tổng thống Putin đã thống nhất rằng chúng ta sẽ nhận được hỗ trợ toàn diện trong việc đảm bảo an ninh của Belarus bất cứ khi nào chúng ta yêu cầu“, ông nói.

An ninh được thắt chặt ở thủ đô Minsk hôm nay khi hàng nghìn người ủng hộ Tổng thống Lukashenko tập trung tại đây lần đầu tiên kể từ cuộc bầu cử để bày tỏ ủng hộ đối với ông và nghe ông phát biểu.

Nơi những người ủng hộ tập trung cũng chính là khu vực mà phe đối lập dự kiến tổ chức một cuộc biểu tình quy mô nhằm phản đối kết quả bầu cử.

Đất mẹ đang lâm nguy“, một người nói lớn với đám đông đang đồng thanh hô: “Chúng ta phải đoàn kết, không bị chia rẽ“. Một số người tham gia tuần hành mang theo quốc kỳ Belarus và hô to “Vì Belarus” hay “Vì Batka” (biệt danh của Tổng thống Lukashenko).

Tôi ủng hộ Lukashenko“, Alla Georgievna, 68 tuổi, nói. “Tôi không hiểu vì sao mọi người lại chống đối ông ấy. Chúng tôi được nhận lương và lương hưu đúng hạn là nhờ ông ấy“.

Trong bài phát biểu, Lukashenko nói rằng xe tăng và máy bay của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã được triển khai cách biên giới Belarus chỉ 15 phút. NATO cho biết họ đang theo dõi sát sao tình hình nhưng không có bất kỳ động thái điều động quân sự nào ở biên giới phía tây Belarus.

Việc NATO hiện diện ở phía đông của liên minh không phải mối đe dọa đối với bất kỳ quốc gia nào. Động thái này có tính chất phòng thủ nghiêm ngặt, tương xứng và được thiết kế để ngăn chặn xung đột cũng như bảo vệ hòa bình“, phát ngôn viên NATO Oana Lungescu nói.

Lukashenko trước đó nói có một âm mưu lật đổ do nước ngoài hậu thuẫn nhằm vào ông và rằng Belarus đang đứng trước áp lực.

Quân đội NATO đang đứng trước ngưỡng cửa đất nước chúng ta. Lithuania, Latvia, Ba Lan và Ukraine đang yêu cầu chúng ta tổ chức các cuộc bầu cử mới“, ông nhấn mạnh và thêm rằng đất nước Belarus “sẽ chết” nếu cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức lại.

Tôi không bao giờ phản bội các bạn và sẽ không bao giờ làm điều đó“, Tổng thống Lukashenko tuyên bố.

Sviatlana Tsikhanouskaya, đối thủ của Lukashenko trong cuộc bầu cử, đã kêu gọi tổ chức một cuộc “tuần hành tự do” lớn tại trung tâm thủ đô Minsk và các thành phố, thị trấn khác vào ngày 16/8.

Những người biểu tình phản đối mang theo cờ đỏ và trắng, hô vang các câu khẩu hiệu như “Lukashenko từ chức” hay “chúng tôi sẽ không lãng quên hay tha thứ“.

Alexei, một công nhân 31 tuổi, cho hay hành động của người biểu tình có thể sẽ không chỉ dừng ở ngưỡng hòa bình nếu họ không đạt được điều mà họ muốn. “Tất cả chúng tôi đều muốn Tổng thống Lukashenko từ chức“, anh nói. “Hiện tại, chúng tôi đang đưa ra yêu cầu nhưng chúng tôi rồi sẽ phát chán việc yêu cầu“.

Nga đang theo dõi sát mọi diễn biến ở Belarus bởi một số đường ống dẫn khí đốt từ Nga tới châu Âu đều đi qua nước này. Bên cạnh đó, Belarus từ lâu đã được Moskva coi là vùng đệm an toàn trước NATO.

Tổng thống Putin và Lukashenko đã điện đàm hai lần vào cuối tuần qua. Trước cuộc bầu cử, mối quan hệ giữa Nga và Belarus vốn đã căng thẳng do Nga cắt giảm các khoản trợ cấp hỗ trợ chính phủ của Tổng thống Lukashenko.

Hai quốc gia láng giềng năm 1999 từng ký một thỏa thuận để thành lập nhà nước liên bang Nga và Belarus. Nhưng dự án trên chưa từng được thực thi đầy đủ. Gần đây, Tổng thống Lukashenko còn khước từ những lời kêu gọi từ phía Nga về việc thúc đẩy quan hệ chính trị và kinh tế gần gũi hơn.

Lan Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Viêt Nam mua vắc-xin chống Covid của Nga – Hàng thật hay giả?

>>> Lo sợ “Dân chủ, Tự do” – Tập bắt nhốt Tỷ phú Hồng Kong

>>> Trung Quốc to tiếng – Mỹ điều chiến hạm

https://www.youtube.com/watch?v=ARA9greQqig
VN mua vắc-xin chống Covid của Nga – Hàng thật hay giả?

 

Kasse animation 7.8.2023