Trung Quốc cùng lúc “gây chiến” với Châu Âu, Mỹ, Đài Loan – Tập hụt hơi

https://youtu.be/o8rDe_IJ0es
Link Video: https://youtu.be/o8rDe_IJ0es

Trong khi Ngoại trưởng Mỹ đang kêu gọi chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Trung và Đông Âu nhân chuyến chuyến công du 5 ngày tới 4 nước gồm Cộng hòa Séc, Slovenia, Áo và Ba Lan thì tại châu Á, Đài Loan đang tăng cường tên lửa, thủy lôi của Mỹ để đối phó với Trung Quốc. Trung Quốc giờ đây sẽ phải đối phó cùng lúc với những mũi tiến công từ nhiều phía khác nhau.

Ngày 11/08/2020, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đến thủ đô Praha của Cộng hòa Séc, chặng dừng chân đầu tiên của ông trong chuyến công 4 nước Trung và Đông Âu. Tại đây, ông Pompeo kêu gọi các nước toàn châu Âu tập họp chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc vốn đang dùng đòn bẩy sức mạnh kinh tế để gây ảnh hưởng trên toàn thế giới.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhận định trong chuyến viếng thăm Cộng hòa Czech hôm 12/08 rằng sức mạnh kinh tế toàn cầu của Trung Quốc làm cho quốc gia cộng sản này, về một số phương diện nào đó, trở thành đối thủ khó đương đầu hơn so với Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh.

Trong bài diễn văn tại Thượng viện Séc, ông Pompeo nhận xét “Điều xảy ra hiện nay không phải là Chiến tranh Lạnh 2.0… Thách thức chống lại mối đe dọa của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong một số phương diện, khó khăn hơn nhiều.

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xen vào nền kinh tế của chúng ta, vào chính trị, vào xã hội của chúng ta theo những cách thức mà Liên Xô chưa từng làm.”

Ảnh: Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu tại Thượng viện Cộng hòa Séc

Chuyến thăm của ông Pompeo đến Cộng hòa Séc đánh dấu chặng dừng chân đầu tiên của ông đến một số nước trong vùng để thảo luận về an ninh mạng và an ninh năng lượng.

Giới phân tích cho rằng trọng tâm chuyến thăm của Ngoại trưởng Pompeo tới khu vực lần này sẽ là chiến dịch vận động các nước không hợp tác với Tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc, vốn bị Washington xem là mối đe dọa về an ninh.

Séc là quốc gia từng thuộc khối Liên Xô trước đây cho đến trước khi nổ ra Cuộc cách mạng Nhung đòi dân chủ vào năm 1989.

Ông Pompeo dùng cơ hội này để tấn công ảnh hưởng của cả Nga lẫn Trung Quốc và tán dương cách các giới chức tại Cộng hòa Séc đối phó với Trung Quốc trong năm qua.

Praha nhìn chung đã thay đổi thái độ với Bắc Kinh trong hồ sơ Huawei nói riêng và trong chính sách đối ngoại nói chung. Cơ quan phản gián của Séc ban đầu cảnh báo những nguy từ gián điệp Trung Quốc tăng. Sau đó, cơ quan an ninh mạng nước này công bố báo cáo nhắm vào việc đề phòng sản phẩm và công nghệ của tập đoàn Huawei. Rồi tới lượt Thủ tướng Andrej Babis công khai chỉ trích tập đoàn viễn thông Trung Quốc cho dù trước đó, Huawei đã ký biên bản ghi nhớ với tập đoàn PPF của Séc để hợp tác phát triển mạng di động 5G.

Hồi tháng 05, Ngoại trưởng Pompeo và Thủ tướng Babis đã ký một tuyên ngôn về an ninh 5G từ nhưng hiện Séc chưa đưa ra quyết định cấm công nghệ của Huawei.

Ngoại trưởng Pompeo nói một số nước châu Âu sẽ phải mất một thời gian nữa mới thức tỉnh trước các mối đe dọa, nhưng đã có một đà tiến tích cực.

Ông Pompeo nhấn mạnh: “Phương Tây đang thắng thế, chớ để ai nói với các bạn là phương Tây đang xuống dốc.”

Ông kêu gọi: “Tất cả chúng ta tại Prague, tại Ba Lan, tại Bồ Đào Nha. Chúng ta có nghĩa vụ nói rõ ràng và thẳng thắn với dân chúng, không sợ hãi. Chúng ta phải đối đầu với những vấn đề phức tạp… và chúng ta phải cùng nhau làm việc này.”

Ảnh: Ngoại trưởng Mike Pompeo có cuộc họp báo chung với Thủ tướng Cộng Hoà Séc Andrej Babistrong cuộc gặp tại Praha ngày 12/08/2020

Ngoại trưởng Mỹ cũng đánh giá cao chuyến đi thăm Đài Loan sắp tới của Chủ tịch thượng viện Séc Milos Vystrcil.

Ông Mike Pompeo đã tuyên bố: “Tôi đến đây để nhắn nhủ với nhân dân Séc rằng chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ các bạn, nếu ai đó đe doạ các bạn, chúng tôi sẽ đứng về phía các bạn. Chúng tôi biết rằng các bạn sẽ chọn con đường dân chủ.”

Ngoại trưởng Pompeo cũng phê phán kịch liệt Trung Quốc khi phát biểu: “Họ muốn phá vỡ tự do của chúng ta, các bạn biết cái gì đang xảy ra tại Hồng Kông. Đó là mô hình mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đã mang đến, và chắc chắn nó không phải là mô hình mà người dân ở Cộng hòa Séc sẽ lựa chọn.”

Ngoại trưởng Mỹ cũng nhắc đến việc tiếp tục xây dựng nhà máy điện nguyên tử Dukovany nơi có sự tham gia đấu thầu của công ty Mỹ Westinghouse. Theo ông, việc Nga, Trung Quốc xây dựng sẽ làm yếu đi an ninh và chủ quyền của Cộng hòa Séc. Theo ông Pompeo, an toàn cho ngành năng lượng là vấn đề an ninh của cả khu vực, dù đó là việc xây dựng nhà máy điện nguyên tử theo mô hình phương Tây hay việc nhập dầu khí từ nước ngoài.

Hiện nay có 5 công ty tham gia đấu thầu xây dựng nhà máy điện ở Dukovany gồm các công ty của Mỹ, Pháp, Nga, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng sẽ đến thăm Tổng thống Séc Milos Zeman. Nhưng không giống như với Thủ tướng Babis, Ngoại trưởng Pompeo chỉ có cuộc gặp gỡ mang tính ngoại giao với Tổng thống Zeman, ông không dự tính có cuộc họp báo chung nào. Thái độ này cũng dễ hiểu bởi Tổng thống Séc Zeman là bạn thân của Tập Cận Bình và Vladimir Putin, những điểm công kích của ngoại trưởng Pompeo trong chuyến công du lần này.

Cộng hòa Séc từng bị châu Âu lên án là cánh cửa rước Trung Quốc vào châu Âu.

Ảnh: Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman, người ủng hộ mạnh mẽ việc xích lại gần Trung Quốc

Thời điểm ông Milos Zeman được bầu làm tổng thống năm 2013 trùng với thời điểm Tập Cận Bình công bố chính thức dự án “Những con đường tơ lụa mới”. Năm 2015, Séc gia nhập dự án khổng lồ của Trung Quốc và trở thành thành viên nhóm 16+1 nối Trung Quốc với khu vực Đông – Trung Âu. Thông qua đại diện là Tổng thống Zeman, Séc trở thành một trong những nước châu Âu ủng hộ mạnh mẽ nhất việc xích lại gần nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Những lời hứa hẹn đầu tư của Trung Quốc và thái độ im lặng của Séc về nhân quyền tại Trung Quốc được phối hợp rất chặt chẽ tạo nên “tuần trăng mật” cho Bắc Kinh và Praha.

Sau một vài năm xích lại gần Bắc Kinh, nhà cầm quyền Séc đã thấy thất vọng. Praha chờ đợi lời hứa của Bắc Kinh được thực hiện trong vô vọng. Năm 2018, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Séc, chiếm 7,4% thị trường nước này, so với tỉ lệ 6,5% hồi năm 2010. Thương mại song phương cho dù tăng nhưng không ổn định và cán cân thương mại của Séc bị thâm hụt, thậm chí cao tới mức kỷ lục là 20 tỉ euro. Hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào Séc cũng tăng trong vòng mười năm qua, nhưng đầu tư trực tiếp chủ yếu tập trung vào các thương vụ sáp nhập công ty, không liên quan hoạt động sản xuất và mục tiêu đề ra trong dự án “Những con đường tơ lụa mới”, mà cũng không mang lại lợi ích kinh tế cho Séc.

Trong cuộc trao đổi với Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề liên quan về một số hoạt động hợp tác của Trung Quốc tới Séc vừa qua, chính Thủ tướng Babis đã thừa nhận các khoản đầu tư của Trung Quốc vào nước này đã không được thực hiện đúng như kỳ vọng của hai bên.

Trung Quốc hiện bị Séc coi là mối đe dọa hơn là một đối tác đáng được lựa chọn.

Còn tại châu Á, sân nhà của Trung Quốc, Đài Loan hiện đang hợp tác với Hoa Kỳ để tăng cường khả năng tác chiến bằng cách mua tên lửa hành trình và thủy lôi để ngăn chặn tốt hơn cuộc xâm lược của quân đội Trung Quốc.

Trong một hội nghị truyền hình do Viện Hudson và Trung tâm vì Tiến bộ của Mỹ tổ chức hôm thứ tư 12/08, Đại diện của Đài Loan tại Hoa Kỳ, bà Hsiao Bi-khim, được yêu cầu trình bày chi tiết về kế hoạch của Đài Loan nhằm phát triển khả năng tác chiến để chặn sự tấn công của cộng sản Trung Quốc.

Bà Hsiao nói rằng Đài Loan hiện đang phối hợp với Mỹ để mua các tên lửa hành trình phòng thủ bờ biển được thiết kế để bổ sung cho hệ thống tên lửa Hsiung Feng được chế tạo trong nước của Đài Loan.

Theo bà, Quân đội Đài Loan cũng đang nghiên cứu việc mua các loại mìn dưới biển để tự vệ tốt hơn trước các cuộc đổ bộ của Trung Quốc.

Những hệ thống khác đang được thảo luận bao gồm “thuỷ lôi và những khả năng khác để ngăn chặn các tàu đổ bộ, hay tấn công tức thì”.

Phát biểu tại Viện nghiên cứu Hudson ở Washington, bà Hsiao Bi-khim khẳng định Đài Loan đang đối mặt “với vấn đề tồn tại sống còn” vì những tuyên bố lãnh thổ và chủ quyền của Trung Quốc đối với đảo này, và vì vậy, Đài Loan cần phải nới rộng khả năng.

Bà Hsiao sau đó nói rằng ngoài phần cứng, nước này cần hiện đại hóa quân đội, bao gồm tăng cường lực lượng dự bị. Bà cho biết lực lượng dự bị sẽ không chỉ tham gia cứu trợ nhân đạo trong thảm họa mà còn tăng cường khả năng tác chiến như một “biện pháp phòng thủ cuối cùng ở quê hương của chúng tôi.”

Bà Hsiao tuyên bố rằng một phần quan trọng khác trong quá trình tái cơ cấu quân đội của Đài Loan là tăng cường khả năng an ninh mạng và tác chiến mạng. Bà cho biết một khía cạnh quan trọng của vấn đề này là việc tuyển dụng, đào tạo và duy trì “chuyên gia điều khiển mạng“.

Bà Hsiao cho biết Đài Loan cũng muốn củng cố khả năng phòng thủ trên những đảo do Đài Loan kiểm soát ở Biển Đông.

Bà nhấn mạnh: “Đối với Đài Loan, ưu tiên sự sống còn của chúng tôi liên hệ đến việc gầy dựng quốc phòng cho Đài Loan và cho những đảo Đài Loan hiện kiểm soát tại Biển Đông.”

Đài Loan đã tăng cường quốc phòng trước điều mà đảo này gọi là những hành động đe dọa ngày càng tăng của Bắc Kinh.

Trước đó, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn nói trong một sự kiện trực tuyến rằng đặt khả năng phòng thủ không đối xứng của Đài Loan lên ưu tiên hàng đầu.

Hồi tháng 5, Đài Loan cho biết dự tính mua loại phi đạn chống tàu Harpoon do Boeing chế tạo.

Các nguồn tin Mỹ cho hay trong tuần qua là Washington đang thỏa luận để bán cho Đài Loan ít nhất 4 máy bay không người lái tiên tiến lần đầu tiên.

Mỹ vẫn là nước cung cấp vũ khí lớn nhất cho Đài Loan và bị ràng buộc bởi luật cung cấp các phương tiện để Đài Loan tự vệ.

Trung Kiên – Thoibao.de (tổng hợp)

>>> “Tình bạn” giữa Trump và Tập tan vỡ sau đại dịch Covid-19

>>> Mỹ tiến gần “lằn ranh đỏ” – Trung Quốc “dàn trận” đối phó

>>> Trung Quốc “phát cuồng” – lệnh trừng phạt Hoa Kỳ

https://www.youtube.com/watch?v=b3d_c6XmyrY
“Tình bạn” giữa Trump và Tập tan vỡ sau bùng phát từ Vũ Hán

 

Kasse animation 7.8.2023