Cấm nhập cảnh, Khóa tài khoản – Mỹ ra tay trừng phạt quan chức Trung Quốc

https://youtu.be/4CwwZwD8MJc
Link Video: https://youtu.be/4CwwZwD8MJc

Mỹ tăng cường áp lực kinh tế đối với tỉnh Tân Cương của Trung Quốc vào ngày thứ Sáu, áp đặt các chế tài lên một công ty và hai quan chức Trung Quốc đầy quyền lực về điều mà Mỹ nói là những vi phạm nhân quyền đối với người Uighur và các dân tộc thiểu số khác.

Hành động này, đòn mới nhất giáng vào quan hệ Mỹ-Trung, được đưa ra một tuần sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, khiến Bắc Kinh đóng cửa lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô.

Bộ Tài chính Mỹ nói trong một thông cáo họ đã đưa vào danh sách đen Binh đoàn Kiến thiết Sản xuất Tân Cương (XPCC), cùng với Tôn Kim Long, cựu chính ủy XPCC, và Bành Gia Thụy, phó chính ủy và tư lệnh XPCC, về các cáo buộc họ dính líu đến các vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đối với các dân tộc thiểu số ở Tân Cương.

Những vụ vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Tân Cương đối với người Uighur và các nhóm thiểu số Hồi giáo là vết nhơ của thế kỉ,” Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói trong một phát biểu.

Trung Quốc phủ nhận ngược đãi sắc dân thiểu số này và nói rằng các trại câu lưu nhiều người Uighur giúp đào tạo nghề và là biện pháp cần thiết để chống lại chủ nghĩa cực đoan.

Hành động của Washington phong tỏa bất kì tài sản nào tại Mỹ của công ty và các quan chức này; nhìn chung cấm người Mỹ giao dịch với họ; và ngăn hai quan chức này đi đến Mỹ.

Reuters cho biết một quan chức chính quyền cao cấp của Mỹ, phát biểu với điều kiện ẩn danh, mô tả công ty này là “một tổ chức bán quân sự bí mật, thực hiện nhiều chức năng dưới sự kiểm soát trực tiếp” của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Họ trực tiếp tham gia vào việc thi hành các hoạt động do thám, câu lưu và nhồi sọ của ĐCSTQ … mà tất cả chúng ta đều biết là nhắm vào người Uighur và các thành viên của các sắc dân thiểu số khác ở Tân Cương,” quan chức này nói.

Bộ Tài chính cũng cấp giấy phép cho phép một số giao dịch và hoạt động thoái vốn liên quan đến các công ty con bị chặn của XPCC cho đến ngày 30 tháng 9.

Gần đây, Washington đã áp đặt chế tài lên Bí thư Đảng Cộng sản Khu Tự trị Tân Cương Trần Toàn Quốc, quan chức cao cấp nhất của Trung Quốc bị nhắm mục tiêu. Hành động này đưa vào danh sách đen một thành viên Bộ Chính trị đầy quyền lực của Trung Quốc và chính ủy của XPCC, cũng như các quan chức khác và Cục Công an Tân Cương.

Tổng lãnh sự quán Mỹ đóng cửa, Thành Đô lo mất luôn đầu tư ngoại

Ảnh: Giới chức Trung Quốc vào tiếp quản Tổng lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô sáng 27-7. Các nhân viên của phía Mỹ đã rời đi trước đó 1 ngày

Sau khi Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô bị đóng cửa, nhiều người lo lắng khu vực này sẽ mất đi cơ hội tiếp cận đầu tư ngoại và các cơ hội kinh doanh.

Tháng 10-1985, Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô được thành lập dưới thời Tổng thống George Bush. 35 năm sau đó, Bắc Kinh đã ra lệnh đóng của cơ quan này – nơi từng đại diện cho thiện chí và tình bạn giữa 2 quốc gia.

Quyết định trên của Bắc Kinh nhằm đáp trả động thái tương tự của Mỹ tại thành phố Houston, bang Texas.

Đối với nhiều người dân địa phương, tổng lãnh sự quán này là một phần của thành phố, là cửa sổ giúp họ tiếp cận Mỹ và thế giới bên ngoài.

Việc tổng lãnh sự quán đột ngột đóng cửa đem tới sự bất tiện trong nhiều phương diện. Quan trọng hơn cả, điều này đồng nghĩa với việc mất đi những cơ hội kinh doanh.

Việc tổng lãnh sự quán bị đóng cửa (ở cả 2 phía) cho thấy dấu chấm hết giữa tình bạn của Mỹ và Trung Quốc và điều này khiến nhiều người cảm thấy buồn“, ông Pang Zhongying, một chuyên gia đối ngoại tại Bắc Kinh, nói với South China Morning Post.

Tính đến cuối năm 2018, Thành Đô đã thu hút được 285 trong số 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Báo cáo từ Phòng thương mại Mỹ tại phía tây nam Trung Quốc cho thấy tới 2019, Thành Đô đã trở thành lựa chọn ưu tiên của đầu tư trong số các thành phố hạng 2 của Trung Quốc.

Ông Jeff Moon, cựu tổng lãnh sự Mỹ tại Thành Đô giai đoạn 2003-2006, cảnh báo môi trường kinh doanh tại khu vực sẽ bị ảnh hưởng nặng.

Tác động kinh tế của việc này là doanh nghiệp ngoại sẽ cân nhắc các nguy cơ chính trị ngày một tăng, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường kinh doanh chung

Điều đó đồng nghĩa rằng các công ty nước ngoài tại Trung Quốc sẽ không lập tức rời đi… nhưng nguy cơ tăng cao sẽ khiến doanh nghiệp bỏ kế hoạch rót thêm vốn vào khu vực, hoãn lại việc thực hiện các cam kết sâu hơn và tìm kiếm cơ hội làm ăn ở những nơi khác“, ông Moon giải thích.

Cựu tổng lãnh sự này cho rằng dù không thể đong đếm chính xác, những những tác động “đều là thực và sẽ rõ rệt tại vùng tây nam Trung Quốc“.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 30-7 cho hay Mỹ đang cân nhắc các biện pháp cho phép người dân Hồng Kông định cư tại Mỹ sau khi Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia mới lên đặc khu này.

Ảnh: Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo

Khi được hỏi về việc liệu Mỹ có gia hạn tị nạn hay có các cơ hội thị thực cho người dân Hồng Kông hay không, ông Pompeo cho rằng: “Chúng tôi đang xem xét điều đó“. Nhà ngoại giao hàng đầu Mỹ khen ngợi Anh đã có “quyết định tuyệt vời” về việc để mở khả năng nhập quốc tịch Anh cho người dân Hồng Kông.

Theo ông Pompeo, Tổng thống Trump đang tích cực xem xét cách Mỹ đối xử với những người xin tị nạn từ Hồng Kông hoặc cấp chương trình thị thực liên quan việc đó.

Một sắc lệnh được ông Trump ký trong tháng này không cam kết hỗ trợ vô điều kiện cho người Hồng Kông rời thành phố nhưng ra lệnh tiếp nhận những người tị nạn từ Hồng Kông dựa trên những lo ngại về nhân đạo. Tuy nhiên, chính quyền ông Trump đã nhiều lần hạ mức trần tiếp nhận người tị nạn hàng năm, hiện là 18.000 người trong năm 2020.

Ông Pompeo cho biết “tình thế đang thay đổi” trong cách xử lý của Mỹ với Trung Quốc, đồng thời khẳng định có sự hậu thuẫn quốc tế dành cho các chính sách của Washington ngay cả khi bày tỏ lo ngại với số lượng quốc gia ủng hộ luật an ninh mới mà Bắc Kinh áp đặt tại Hồng Kông.

Chúng tôi nhìn thấy bản chất thực sự của Trung Quốc là mối đe dọa trung tâm của thời đại chúng ta” – ông Pompeo nhấn mạnh.

Ông Pompeo cho biết các quốc gia khác đang hỗ trợ các sáng kiến của Mỹ như thúc đẩy việc loại bỏ thiết bị của tập đoàn Huawei khỏi mạng 5G và việc tăng cường các cuộc diễn tập ở biển Đông.

Ngoại trưởng Pompeo cho hay: “Chính sách ngoại giao mạnh mẽ của Mỹ đã giúp dẫn dắt một sự thức tỉnh quốc tế trước mối đe dọa của Trung Quốc. Thưa các thượng nghị sĩ, tình thế đang thay đổi”. Tuy nhiên, ông Pompeo cũng lưu ý những khó khăn khi thành lập một liên minh quốc tế đối phó Trung Quốc khi xét đến sức mạnh kinh tế của nước này.

Donald Trump: ‘Tôi sẽ cấm TikTok hoạt động ở Hoa Kỳ’

Tổng thống Donald Trump vừa tuyên bố sẽ cấm app TikTok hoạt động tại Hoa Kỳ.

Ông nói có thể ra sắc lệnh ngay cuối tuần này.

Mỹ bày tỏ lo ngại app của công ty Trung Quốc ByteDance có thể thu thập dữ liệu của người Mỹ.

TikTok bác bỏ cáo buộc chính phủ Trung Quốc kiểm soát công ty.

Hiện có khoảng 80 triệu người dùng TikTok ở Mỹ.

Có tin nói Microsoft định mua TikTok nhưng không rõ việc này có được cho phép hay không.

App chia sẻ video ngắn TikTok đã là hiện tượng toàn cầu thời gian qua, rất được giới trẻ dưới 20 tuổi ưa chuộng.

Ấn Độ đã cấm TikTok và nhiều app Trung Quốc.

Úc cũng nói đang cân nhắc cấm TikTok, sau khi đã cấm Huawei và ZTE.

Chính giới Mỹ đã bày tỏ lo ngại rằng ByteDance, thông qua TikTok, có thể thu thập dữ liệu cho chính phủ Trung Quốc.

Tại Trung Quốc, ByteDance có app tương tự gọi là Douyin.

Công ty nói dữ liệu người dùng Mỹ được đặt ở Mỹ và server dự phòng đặt ở Singapore.

CEO của TikTok, Kevin Mayer, tuần này nói: “Chúng tôi không hề chính trị, không nhận quảng cáo chính trị, không có nghị trình che giấu.”

TikTok bị chỉ trích nhiều nhất vì nguy cơ rò rỉ dữ liệu người dùng cao. Nhưng cho đến nay, ngoài việc có thể xác định rằng TikTok thuộc về một công ty nước ngoài, chính phủ Mỹ vẫn chưa thể cung cấp đủ bằng chứng để xác nhận cáo buộc này. TikTok nói rằng tất cả dữ liệu người dùng ở Mỹ được lưu trữ tại quốc gia này và hỗ trợ sao lưu tại Singapore.

Mặt khác, trong lịch sử hoạt động ngắn từ hai đến ba năm, TikTok đã có những vi phạm an ninh.

Vào tháng 2/2019, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ tuyên bố đã phạt 5,7 triệu USD đối với người tiền nhiệm của TikTok, ứng dụng video ngắn âm nhạc Musical.ly, vì đã thu thập bất hợp pháp thông tin cá nhân của trẻ em và vi phạm Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư trực tuyến của trẻ em.

Đầu năm nay, công ty an ninh mạng Israel Check Point đã công bố báo cáo nghiên cứu rằng TikTok có lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng. Tin tặc có thể sử dụng các lỗ hổng này để thao túng dữ liệu người dùng và tiết lộ thông tin cá nhân. Các lỗ hổng đã được vá.

Mới tháng trước, TikTok đã bị buộc tội truy cập trái phép vào bảng tạm (clipboard) của người dùng, khiến người dùng lo lắng rằng điều này sẽ làm lộ dữ liệu riêng tư như mật khẩu. TikTok sau đó đã giải thích rằng tính năng này là một phần của tính năng chống spam, có thể phát hiện người dùng đang cố gắng đăng cùng một bình luận trên các video khác nhau. Nhưng TikTok chưa bao giờ giữ dữ liệu trên clipboard của bất kỳ ai. Sau khi tranh chấp được phơi bày, tính năng này đã bị vô hiệu hóa.

Điều đáng nói là tranh chấp trên cũng đã xuất hiện trên các nền tảng truyền thông xã hội khác.

Ngoài việc tự động thu thập dữ liệu người dùng, TikTok còn có một lượng lớn thông tin người dùng, chẳng hạn như các video mà hàng chục triệu người Mỹ đang xem và nội dung họ tìm kiếm. Một số nhà nghiên cứu lo lắng rằng nó có thể ảnh hưởng đến môi trường dư luận ở Mỹ.

Hacker Trung Quốc tấn công công ty nghiên cứu vắc-xin virus corona tại Mỹ

Ảnh: công ty Công nghệ Sinh học Moderna của Mỹ, nơi dẫn đầu về nghiên cứu phát triển vắc-xin Cúm Vũ Hán

Cuộc đua sản xuất vắc-xin ứng phó với virus Cúm Vũ Hán (virus corona mới) trên toàn cầu đang bước vào giai đoạn gay cấn, trong đó công ty Moderna tại Mỹ đang ở vị trí dẫn đầu. Mới đây, có hãng truyền thông tại Anh cho biết, hacker liên quan đến Chính phủ Trung Quốc đã coi Moderna là mục tiêu tấn công, để cố gắng đánh cắp các thông tin có giá trị.

Hôm 30/7, Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ một nhân viên an ninh Mỹ chuyên theo dõi hoạt động của hacker Trung Quốc cho biết, từ đầu năm nay, hacker liên quan đến Chính phủ Trung Quốc đã nhắm mục tiêu tấn công vào công ty nghiên cứu phát triển vắc-xin virus Cúm Vũ Hán, công ty Công nghệ Sinh học Moderna của Mỹ. Vị này không cung cấp thêm các thông tin chi tiết, nhưng công ty Moderna cũng xác nhận với Reuters rằng công ty đã làm việc với Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), và biết đến việc Bộ Tư pháp Mỹ truy tố hai hacker Trung Quốc vào tuần trước. Tổ chức hacker được nhắc đến trong cáo trạng truy tố có liên quan đến “hoạt động trinh sát thông tin”.

Tuần trước, Bộ Tư pháp Mỹ đã truy tố Lý Hiểu Ninh (Li Xiaoning, 34 tuổi) và Đổng Gia Chí (Dong Jiazhi, 33 tuổi) với 11 tội danh, cáo buộc 2 người này tiến hành tấn công hack vào máy tính ở nhiều nơi trên thế giới, đồng thời đánh cắp lượng lớn bí mật thương mại cùng các dữ liệu khác. Cáo trạng đặc biệt nhắc đến, gần đây, hai bị báo đã tấn công vào 3 cơ quan của Mỹ tham gia vào nghiên cứu vắc-xin Trung Cộng, “tiến hành trinh sát” đối với hệ thống mạng máy tính của công ty công nghệ sinh học nằm ở bang Massachusetts đang tham gia vào nghiên cứu phát triển vắc-xin Trung Cộng, để tìm hiểu xem có lỗ hổng an toàn nào không.

Công ty Moderna nói trên nằm ở bang Massachusetts. Hồi tháng Một năm nay, công ty này tuyên bố nghiên cứu vắc-xin virus Trung Cộng, và là một trong những công ty lớn tiến hành nghiên cứu vắc-xin sớm nhất.

Hiện tại, chính quyền Trung Quốc chưa có phản hồi gì về báo cáo của Reuters. Tuy nhiên, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đã dự đoán phản hồi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Bởi vì người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhất quán cho biết, Trung Quốc là người bị hại chính trong các cuộc đánh cắp và tấn công mạng, đồng thời tuyên bố Trung Quốc kiên quyết phản đối và trấn áp lại các hành động hack.

Trung Kiên – Thoibao.de (tổng hợp)

>>> Gác bất đồng thể chế – Mỹ, Việt hợp sức chống Tàu

>>> Mỹ quyết đập tan Kế hoạch “Made in China 2025”

>>> Bị Mỹ và Úc “tấn công” – Trung Quốc loay hoay “trả đòn”

https://www.youtube.com/watch?v=U-BtEhTWmTQ
Gác bất đồng thể chế – Mỹ, Việt hợp sức chống Tàu

 

Kasse animation 7.8.2023