Lo vỡ đảng – Tập Cận Bình vội đăng bài trấn an

https://youtu.be/M0ePMzeRLkQ
Link Video: https://youtu.be/M0ePMzeRLkQ

Lúc Trung Quốc gặp khó khăn, Chủ tịch Tập Cận Bình nhắc đi nhắc lại rằng Đảng Cộng sản lãnh đạo ở ‘Đông, Tây, Nam, Bắc và cả Trung tâm’.

Một bài viết quan trọng của Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đăng trên tạp chí của Đảng Cộng sản hôm 15/07/2020 nhắc lại định hướng “Đảng lãnh đạo tổng thị toàn cục” cho đất nước và xã hội Trung Quốc.

Thế nhưng bài trên tạp chí Cầu Thị (Qiushi – Tìm Sự thật), của Trung ương Đảng CS TQ bị các học giả Phương Tây cho là “nhàm chán, lặp lại” (monotony), và chỉ có mục tiêu khẳng định quyền lực cá nhân của ông Tập.

Tuy thế, giới quan sát cho rằng điều đáng nói chính là sự xuất hiện của bài báo vào lúc Trung Quốc đang gặp khó khăn bên trong: lụt lội lớn, dịch Covid-19 chưa dứt, và bên ngoài: va chạm với Hoa Kỳ, vấn đề Huawei, Hong Kong.

Theo James Palmer viết trên Foreign Policy (17/07) thì bài của ông Tập không có gì mới, chỉ là sự nhắc lại 18 đoạn trích dẫn đã cũ của chính ông.

Phần dẫn nhập thậm chí còn dùng một đoạn trích lời ông Tập từ 2013.

Đây là dấu hiệu mục đích duy nhất của việc đăng bài là nhằm xác tín lại quyền lực của Tập Cận Bình, bài trên Foreign Policy trích chuyên gia về TQ, ông Carl Minzer cho biết.

Việc kiểm soát này gồm hai phần: Đảng nắm tất cả, và ông Tập Cận Bình là hạt nhân, nắm trọn quyền trong Đảng.

Bản tiếng Anh của bài có tựa đề nói rõ rằng: “Sự lãnh đạo của Đảng chính là nét đặc sắc trọng yếu nhất của Chủ nghĩa xã hội mang đặc tính Trung Hoa”.

“Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc là sự lựa chọn của toàn thể nhân dân Trung Quốc, gồm các đảng phái dân chủ, tổ chức xã hội, dân tộc, các gia tầng và tất cả mọi người.”

Cụm từ quen thuộc “Đông, Tây, Nam, Bắc, và Trung tâm, mọi nơi đều do Đảng lãnh đạo”, được nhắc lại năm lần trong bài.

James Palmer viết trên trang Foreign Policy, gọi đây là “Bài báo Đỏ nhỏ xíu”, (Xi’s Little Red Article), gợi lại hình ảnh cuốn Mao Tuyển (Mao’s Little Red Book), để cho rằng tư duy nhàm chán của ông Tập tuy thế rấ̃t nguy hiểm.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 2020-07-22_144115-1024x610.jpg
Ảnh: Chủ tịch Tập Cận Bình tham dự cuộc họp bế mạc CPPCC lần thứ 13

Còn Richard McGregor, cựu phóng viên báo Anh, tờ Financial Times tại Trung Quốc, hiện là học giả ở Viện Lowy Institute ở Sydney, Úc thì cho rằng ông Tập Cận Bình đang tìm cách nhấn mạnh, để lỡ có ai quên, về vai trò trung tâm của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

McGregor cũng viết trên tờ The Sunday Times hôm Chủ nhật 19/7 rằng nhân dịp vụ Anh loại Huawei, truyền thông Trung Quốc, và cả một số nhà ngoại giao Trung Quốc công khai đe dọa Anh.

Tuy thế, ông McGregor, tác giả cuốn sách hồi 2010 về Đảng Cộng sản Trung Quốc, “The Party: The Secret World of China’s Communist Rulers” tin rằng với nước Anh, lời đe dọa của Trung Quốc không hiệu quả với Anh, vì trên thực tế, chỉ có 4% hàng xuất khẩu từ Anh là sang Trung Quốc, năm 2019.

Kinh tế Anh vì thế, không lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc như kinh tế Úc, vì Úc xuất đi 40% hàng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Ngoài ra, Anh vẫn đang nắm trong tay lá bài quyết định hay không về số phận của công ty Trung Quốc trong hợp đồng xây dựng nhà máy điện nguyên tử ở Bradwell-on-Sea, Essex.

Tuần trước, một tác giả khác, Ambrose Evans-Richard viết trên tờ The Telegraph rằng Anh Quốc không việc gì phải sợ Trung Quốc, vì theo ông, kinh tế Trung Quốc “đã lên tới đỉnh (peaked), và sẽ chỉ đi vào đình trệ”. Điều quan trọng nhất, theo Evans-Richard, là chế độ của Tập Cận Bình không có một đồng minh kinh tế nào nữa.

Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng

Gần đây, giới ngoại giao Trung Quốc lên tiếng mạnh mẽ phản đối ‘sự bao vây” của Phương Tây và lên án các hoạt động của Mỹ, Anh ở châu Á.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 2020-07-21_161527-1024x574.jpg
Ảnh: Cuộc diễu hành tại Quảng trường Thiên An Môn nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1/10/2019

Đại sứ Trung Quốc tại Anh, ông Lưu Hiểu Minh gần đây nhất xuất hiện trên chương trình phỏng vấn của phóng viên BBC Andrew Marr bác bỏ các cáo buộc về việc Trung Quốc giam giữ người Hồi giáo ở Tân Cương trong các trại cải tạo.

Ông Lưu Hiểu Minh nói với Andrew Marr rằng người Uighurs được đối xử giống như bất kỳ các nhóm sắc tộc nào khác ở Trung Quốc.

Trong một động thái khác thường, tuần trước, trang Facebook của Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đăng bài của Tổng biên tập Hoàn cầu Thời báo, ông Hồ Tích Tiến, cảnh báo Việt Nam không đứng về phía Hoa Kỳ.

Quan hệ quốc tế như trò trẻ con, thích dở mặt thì dở mặt. Mỹ hiện dành muôn vàn cưng chiều cho Việt Nam, mục đích chỉ có một, đó là ly gián quan hệ Trung– Việt, dung túng Việt Nam đối trọng với Trung Quốc trong vấn đề trên biển khiến Việt Nam cũng trở thành con cờ phục vụ cho chiến lược Mỹ chèn ép Trung Quốc.”

Ông giải thích về các lý do vì sao quan hệ Trung – Việt quan trọng, gồm cả câu về ý thức hệ chung: “xã hội chủ nghĩa”, và “thực lực giữa Trung Quốc và Việt Nam là không sao thay đổi”.

Điểm quan trọng hơn cả, theo ông Hồ Tích Tiến, là Việt Nam cần tránh bị Hoa Kỳ “lợi dụng”.

Vài hôm sau, nội dung bài của ông Hồ Tích Tiến bằng tiếng Việt đăng tải nhân dịp Mỹ – Việt kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao đã bị bỏ khỏi trang Facebook của Đại sứ quán TQ tại Việt Nam.

Ảnh: Các cảnh quay của máy bay không người lái cho thấy hàng dài người Duy Ngô Nhĩ bị còng tay, bịt mắt và trùm kín đầu để dẫn đến tàu hỏa. Họ có thể biến mất hoặc chết mà không ai biết tên tuổi của họ. Ngoài ra, các bản báo cáo và nhân chứng đã cáo buộc Trung Quốc cố gắng giảm dân số Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương bằng cách triệt sản bắt buộc.

Trung quốc dọa Việt nam có thể bị “lật đổ” nếu thân Mỹ để chống Trung

Từ năm ngoái đến nay Việt nam đã chịu đựng sức ép liên tục của Trung quốc về chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông, tuy nhiên Hoa kỳ dưới thời tổng thống Donald Trump lại bộc lộ quan điểm ủng hộ Việt nam và phản đối Trung quốc một cách mạnh mẽ nhất.

Tuyên bố chính thức của Bộ ngoại giao Hoa kỳ đối lại với thái độ bành trướng của Trung quốc ở Biển Đông đang trở thành điểm tựa cho các nước liên quan và Việt nam đang tiến gần nhất đến khả năng nâng cấp tầm quan hệ với Hoa kỳ để bảo vệ cho lợi ích quốc gia đang ở tầm thế yếu ớt và bế tắc trước sự hung hăng của Trung quốc.

Trong bài viết trên BBC News tiếng Việt với tựa đề “Việt Nam có thể “thân Mỹ chống Trung” hay không?” Nhà báo Trần Đình Thu phân tích về khả năng nêu trên như sau:

Cách đây hơn một năm, nếu ai đặt vấn đề này ra sẽ bị phản đối. Chính tôi cũng bị phản đối khi nói về khả năng đó trên trang Facebook cá nhân của tôi, mặc dù tôi nói khá dè dặt.

Nhưng sự kiện trang fanpage của Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đăng bức thư của Tổng biên tập thời báo Hoàn Cầu để “Nói vài lời thật lòng với người Việt Nam” trong đó nhắc nhở Việt Nam chớ “phát triển quan hệ với Mỹ để kiềm chế Trung Quốc“, hay nói cách khác là chớ theo Mỹ để chống Trung, khiến nhiều người thấy rằng vấn đề có thể được thảo luận một cách nghiêm túc hơn được rồi.

Vấn đề đặt ra, liệu Việt Nam, với một thể chế chính trị quá khác biệt với Mỹ, có thể trở thành thân thiết với Mỹ kiểu như đồng minh chẳng hạn, để kiềm chế Trung Quốc hay không.

Lịch sử loài người có một dẫn chứng trong Thế chiến II, khi Anh Pháp Mỹ đứng cùng phe với Liên Xô để chống lại phe phát xít. Lúc đầu có đắn đo nhưng về sau vì quyền lợi chung nên các nước đó đã chấp nhận.

Về nguyên tắc, nếu hai bên cùng bị một bên thứ ba gây thiệt hại thì có thể cùng nhau hợp lực tạm thời để chống bên thứ ba.

Về mặt lý thuyết, trường hợp Mỹ và Việt Nam cũng có thể xem như vậy.

Việt Nam bị Trung Quốc o ép trên Biển Đông, Mỹ bị ảnh hưởng đến tự do hàng hải, vậy thì hai bên có thể hợp lực để chống lại Trung Quốc cũng không có gì là quá khó hiểu.

Một đầm sen ở Hà Nội
Ảnh: Tổng bí thư chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Phủ chủ tịch

Có cần lo thay đổi thể chế chính trị?

Đây chính là vấn đề mà nhiều người không tin rằng lãnh đạo Việt Nam chịu xoay trục về phía Mỹ để kiềm chế Trung Quốc.

Và cũng chính ông Tổng biên tập thời báo Hoàn Cầu Hồ Tích Tiến lấy ra để nhắc nhở lãnh đạo Việt Nam khi viết “Trung Quốc và Việt Nam đều là nước xã hội chủ nghĩa, đa số nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới đều đã sụp đổ, là nước láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam có thể duy trì cục diện chính trị ổn định, sự nâng đỡ chiến lược tiềm tàng lớn nhất là đến từ ổn định chính trị của Trung Quốc. Thể chế chính trị của Việt Nam rất khó trường tồn lâu dài một mình“.

Đó dĩ nhiên là một đòn cân não khiến lãnh đạo Việt Nam phải đắn đo. Liệu họ có thể vượt qua nỗi lo này?

Nếu làm, thì đã có tính toán?

Thật sự nếu họ lo lắng thì họ đã không trở nên quá thân thiết với Mỹ như ngày hôm nay.

Nhưng hôm nay Việt Nam đã khá thân thiết với Mỹ và có một số phản ứng mạnh với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Ngoài ra Việt Nam cũng đang hợp tác với Mỹ để chống gian lận thương mại từ Trung Quốc.

Vậy thì họ cũng đâu cần đến lời nhắc nhở của ông Hồ Tích Tiến mà họ đã trù liệu rồi.

Vấn đề là họ sẽ đi xa đến đâu mà thôi.

Ảnh: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì một cuộc họp của Bộ chính trị Việt nam năm 2019

Chống Bắc Kinh, thân Mỹ, nhưng không đa đảng?

Đây cũng có thể là mô hình của Việt Nam trong thời gian trước mắt cho tới lúc nào nó còn phù hợp.

Đứng cùng phe với Mỹ để kiềm chế Trung Quốc nhưng vẫn giữ thể chế chính trị cũ.

Tuy nhiên màu sắc của chủ nghĩa xã hội có thể nhạt dần cho phù hợp. Cũng có thể mở rộng dân chủ một phần nhưng không có đa đảng.

Nhưng nếu không có dân chủ đa đảng trong thời gian truớc mắt, liệu có đáp ứng được khát vọng của nhân dân?

Thay lời kết luận, tôi xin chia sẻ thêm rằng một cuộc khảo sát từ Singapore truớc đây cho biết có đến 80% số người Việt Nam được hỏi cho biết họ thích Việt Nam quan hệ tốt đẹp với Mỹ. Tỷ lệ này cao nhất ASEAN.

Đồng thời Việt Nam cũng là nước có tỷ lệ người không tin tưởng vào Trung quốc rất cao.

Như vậy nếu lãnh đạo Việt Nam xoay trục qua chống Trung thân Mỹ thì theo tôi cũng đáp ứng phần nào nguyện vọng của nhân dân và điều ấy cũng sẽ có tác động đến sự phát triển nói chung.” Nhà báo Trần Đình Thu đưa ra kết luận.

Hôm 16/7, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cảnh báo mối quan hệ chiến lược Việt-Mỹ mà Hà Nội đang theo đuổi, nói rằng Việt Nam sẽ “trắng tay” nếu sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Biển Đông tạo thêm căng thẳng hay phá vỡ sự cân bằng của mối quan hệ Trung-Việt-Mỹ.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là fgdg-1024x604.jpg
Ảnh: Nhóm tác chiến USS Ronald Reagan và USS Nimitz tiến vào Biển Đông ngày 6/7/2020

Hà Nội hy vọng sẽ đu dây theo Washington để tăng cường sức mạnh chiến lược ở Biển Đông. Đây là một lựa chọn chiến lược mà Việt Nam đưa ra trước nhu cầu về sức mạnh quốc gia và tình hình khu vực.”

“Nhưng nếu sự can dự của Mỹ vào Biển Đông làm gia tăng căng thẳng khu vực hoặc phá vỡ sự cân bằng giữa Trung Quốc, Việt Nam và Mỹ, thì sự phát triển của Việt Nam sẽ bị gián đoạn. Tổn thất của Việt Nam sẽ lớn hơn những gì nước này có được,” bài báo viết.

Từ thành phố Hồ Chí Minh, nhà bình luận chính trị Quang Hữu Minh phân tích với VOA lý do vì sao Trung Quốc không muốn Mỹ – Việt ký kết đối tác chiến lược như Thời báo Hoàn cầu đề cập.

Trung Quốc có nhu cầu ngăn cản việc Việt – Mỹ có thể trở thành Đối tác Chiến lược. Hiện giờ thì quan hệ Việt – Mỹ đang thấp hơn quan hệ Việt – Trung: Quan hệ Việt – Mỹ là Đối tác toàn diện, còn quan hệ Việt – Trung là Đối tác Chiến lược.”

“Nếu như Trung Quốc để cho Việt Nam yên ổn trong việc hợp tác quốc phòng với Mỹ thì có khả năng là tàu Trung Quốc bị trục xuất ra khỏi Biển Đông, hay trên vùng biển của Việt Nam, là rất lớn. Vì một khi Việt Nam ký kết hợp tác quốc phòng với Mỹ thì tàu chiến của Mỹ sẽ hiện diện thường xuyên trong vùng biển của Việt Nam. Mà như vậy, về mặt chiến lược thì Trung Quốc bị bất lợi.

“Trung Quốc bịa ra chuyện Mỹ muốn lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam hay gây xáo trộn nội tình Việt Nam. Tôi nghĩ Trung Quốc còn giựt dây để gây làn sóng người Việt công kích Tổng thống Mỹ Donald Trump, hơn là người Việt Nam có nhu cầu thật sự đi công kích một Tổng thống Mỹ.”

“Xét ba lý do vừa nêu trong bối cảnh hiện nay, Hoàn cầu Thời báo hoàn toàn có động cơ để làm như vậy.”

Từ Hà Nội, nhà hoạt động nhân quyền Trần Bang nhận định rằng Trung Quốc từ lâu nay “chưa bao giờ từ bỏ âm mưu phá hoại hay xâm chiếm” Việt Nam và việc họ ngăn cản mối quan hệ ngày càng thắt chặt hơn giữa Hà Nội và Washington cũng nằm trong các thủ đoạn của Bắc Kinh. Chính vì vậy, ông nói rằng Việt Nam nên ưu tiên mối quan hệ với Mỹ.

Xét trong hai mối quan hệ, thì quan hệ với Mỹ phải được ưu tiên.

“Như vậy không phải là không nên quan hệ với Trung Quốc, vẫn làm ăn thương mại với họ, nhưng chọn thể chế chính trị thì không nên chọn Trung Quốc.

“Tôi nghĩ rằng nâng cấp quan hệ ngoại giao, chính trị, quân sự với Mỹ là điều tốt cho Việt Nam.”

Hoàng Lan từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> “Dằn mặt” Mỹ – TQ điều chiến đấu cơ tới Hoàng Sa

>>> Người dân Đức ngày càng muốn „xa lánh“ Trung Quốc

>>> Mỹ chuẩn bị ra đòn trừng phạt các công ty nhà nước Trung Quốc

https://www.youtube.com/watch?v=fhpDN93WyJw
“Dằn mặt” Mỹ và VN – TQ điều chiến đấu cơ tới Hoàng Sa

 

Kasse animation 7.8.2023