Donald Trump: Bắc Kinh tìm mọi cách “hạ bệ” Tổng thống Mỹ

https://www.youtube.com/watch?v=EsfGC7wiEUw

Hôm 29/4, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho hãng tin Reuters biết ông tin rằng cách xử lý dịch bệnh COVID-19 của Trung Quốc là bằng chứng cho thấy Bắc Kinh sẽ làm bất cứ điều gì có thể để khiến ông thất bại khi tái tranh cử vào tháng 11 tới.

Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng, ông Trump đã dùng lời lẽ cứng rắn đối với Trung Quốc.

Khi được hỏi liệu ông có đang xem xét việc sử dụng biện pháp thuế quan hay thậm chí xóa nợ [của Mỹ] để đáp trả Trung Quốc hay không, ông Trump không đưa ra chi tiết cụ thể. Nhưng ông nói rằng: “Có rất nhiều thứ tôi có thể làm được”. Và ông cho biết thêm: “Chúng tôi đang điều tra xem những gì đã xảy ra”.

Từ trước đến nay, ông Trump liên tục đổ lỗi cho Trung Quốc về đại dịch toàn cầu đã giết chết ít nhất 60.000 người ở Hoa Kỳ và khiến nền kinh tế nước này rơi vào một cuộc suy thoái nghiêm trọng, tạo nên mối nguy cho hy vọng tái đắc cử một nhiệm kỳ bốn năm nữa của ông.

Đương kim tổng thống Mỹ thuộc đảng Cộng hòa, người thường bị cáo buộc là đã hành động không đủ sớm trong việc ứng phó với dịch bệnh tại Hoa Kỳ, nói với Reuters ông tin rằng Trung Quốc lẽ ra nên tích cực hơn trong việc cho thế giới biết về virus corona sớm hơn.

 Đề cập tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới, ông Trump nhận định: “Trung Quốc sẽ làm bất cứ điều gì có thể để khiến tôi thua trong cuộc đua này.”

Ông cho biết ông tin rằng Bắc Kinh muốn đối thủ của ông là Joe Biden, thuộc đảng Dân chủ, sẽ giành chiến thắng trong cuộc đua để giảm bớt áp lực mà ông Trump từ trước đến nay đã áp dụng về thương mại và các vấn đề khác đối với Trung Quốc.

Nhận định về các quan chức Trung Quốc, ông Trump nói: “Họ đã liên tục sử dụng các mối quan hệ công chúng để cố gắng làm ra vẻ như họ là những bên vô tội”.

Hôm 30/4, Trung Quốc lên tiếng nói rằng họ không quan tâm đến việc can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, cũng theo Reuters.

Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ là một vấn đề nội bộ, chúng tôi không quan tâm đến việc can thiệp vào đấy”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói với các phóng viên tại cuộc họp báo hàng ngày.

Ông Cảnh nói thêm: “Chúng tôi hy vọng người dân Hoa Kỳ sẽ không lôi Trung Quốc vào chính trị bầu cử của họ”.

Trung Quốc được xem là quân cờ đắc dụng để ông Trump và ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ phô diễn sức mạnh trong cuộc đua giành ghế ông chủ Nhà Trắng năm 2020, đẩy cuộc đối đầu Mỹ – Trung vào tình thế khó đoán.

Thoạt nhìn thì cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 là vấn đề nội bộ nước Mỹ, xoay quanh các vấn đề y tế, thu thuế, việc làm và nhập cư. Và thắng lợi trong cuộc đua vào Nhà Trắng sẽ phụ thuộc và chính sách và miếng mồi cam kết mà các ứng viên tổng thống đưa ra.

Bình luận trên tạp chí Nikkei Asian Review, chuyên gia quản trị Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) của Trường Claremont McKenna danh tiếng tại Mỹ cho rằng, Trung Quốc là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất trong chính sách đối ngoại mà Tổng thống đương nhiệm Donald Trump (đảng Cộng hòa) và kình địch của đảng Dân chủ.

Nhức nhối nhất trong tranh cãi liên quan đến Trung Quốc là vấn đề thương mại. Ngay cả khi Washington và Bắc Kinh ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 nhằm “hạ nhiệt” thương chiến, thì một loại vấn đề đặt ra như thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc, tiếp cận thị trường Trung Quốc, giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ và chính sách công nghiệp của Trung Quốc vẫn là những ung nhọt trong quan hệ hai bên.

Khó có thể loại bỏ các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện các điều khoản trong thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung, đặc biệt là việc Bắc Kinh cam kết mua lượng lớn nông sản Mỹ. Các đánh giá hàng quý về thực lực kinh tế để thực hiện thỏa thuận thương mại của Trung Quốc hé lộ nhiều cơ hội để ông Trump khơi lại thương chiến với Trung Quốc nếu người đứng đầu Nhà Trắng tin điều đó có lợi để ông tái cử.

Thậm chí nếu muốn tiếp tục đối đầu với Trung Quốc và buộc Bắc Kinh cam kết mở cửa thị trường cho hàng hóa dịch vụ Mỹ, ông Trump sẽ tiếp tục chính sách cứng rắn với Trung Quốc.

Để yên lòng phe diều hầu ở Washington, ông chủ Nhà Trắng thực hiện những biện pháp như hạn chế Trung Quốc tiếp cận công nghệ Mỹ và siết các khoản đầu tư tài chính mà Trung Quốc có phần, đồng thời theo dõi hoạt động của các công ty Trung Quốc niêm yết trên các sàn chứng khoán Mỹ.

Ở bên kia chiến tuyến, thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung giai đoạn 1, nếu được ký kết, cũng là mục tiêu màu mỡ của phe Dân chủ. Phe Dân chủ sẽ chỉ trích ông Trump châm ngòi chiến tranh thương mại với Trung Quốc gây tổn hại kinh tế Mỹ và không mang lại kết quả tốt đẹp.

 Việc đại dịch COVID-19 khởi phát từ Trung Quốc càng làm cho Trung Quốc trở thành ‘bao cát’ để các ứng viên tổng thống phô diễn sức mạnh và cách ứng phó với COVID-19 trở thành đất diễn của 2 đảng đối lập.

Ảnh cắt từ đoạn video công kích ông Biden của phe ủng hộ ông Trump

Đội ngũ tranh cử của Tổng thống Trump hồi đầu tháng Tư đã đăng một quảng cáo tranh cử, nội dung nói thời kỳ đầu bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán tại Trung Quốc, ông Trump đã hạ lệnh thực thi cấm du lịch đối với Trung Quốc, trong khi ông Biden từng phản đối quyết định này.

Quảng cáo tranh cử của ông Trump miêu tả, ông Biden là đang “bảo vệ cảm thụ của Trung Quốc”. Quảng cáo còn nói đến con trai của ông Biden là Hunter Biden có mối quan hệ thương mại sâu rộng với Trung Quốc, đồng thời cũng nói ông Biden xuất phát từ lợi ích riêng nên ủng hộ Trung Quốc.

Ngày 18/4, ông Trump đăng Tweet nói: “Trung Quốc thực sự rất muốn ‘Joe Biden ngủ gật’ trúng cử, họ muốn thu lại số tiền (thuế quan) hàng tỷ USD đã chi trả cho Mỹ, thậm chí muốn có được nhiều hơn. Joe là người dễ dàng mắc lừa, là ứng cử viên trong giấc mơ của họ!”

Đảng Dân chủ chắc chắn không thể bỏ qua sơ suất của chính quyền Donald Trump khi đã ứng phó chậm trễ, chủ quan sau khi dịch bệnh xuất hiện để công kích đối thủ của mình.

Ngày 17/4, Ủy ban hành động chính trị siêu cấp Đảng Dân chủ đã chi 15 triệu USD cho quảng cáo tranh cử tại 3 bang Michigan, Pennsylvania, Wisconsin, nói trong dịch bệnh, Tổng thống Trump đã lựa chọn “tin tưởng Trung Quốc”, đồng thời quyên tặng vật tư y tế cho Trung Quốc. Đội ngũ tranh cử của ông Biden còn đăng quảng cáo phê phán ông Trump “nghiêng về phía người Trung Quốc” trong lúc dịch bệnh phổ biến khắp nơi, từng có 15 lần khen Trung Quốc làm rất tốt.

Đài VOA đưa tin, chuyên gia thăm dò dân ý chỉ ra, thái độ cứng rắn với Trung Quốc đã trở thành nhận thức chung của hai đảng, điều này cũng có quan hệ trực tiếp với việc ấn tượng đối với Trung Quốc người dân Mỹ chuyển sang tiêu cực.

Karlyn Bowman, nhân viên nghiên cứu cấp cao của Viện nghiên cứu doanh nghiệp Mỹ cho rằng, từ trước khi dịch bệnh bùng phát, người Mỹ đã bất mãn đối với Trung Quốc. Bà cho rằng chiến tranh thương mại Mỹ – Trung dẫn đến cục diện căng thẳng, và Trung Quốc tích cực bành trướng trên Biển Đông, khiến cho người dân Mỹ phổ biến giữ thái độ tiêu cực đối với Trung Quốc, dịch bệnh lây lan rộng càng làm tăng thêm thái độ này của người Mỹ.

Một cuộc thăm dò trong thời gian dài của công ty Gallup cho thấy, thiện cảm của người Mỹ đối với Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất từ khi tiến hành cuộc thăm dò đến nay, chỉ có 33% người giữ ấn tượng tích cực với Trung Quốc.

Theo Trung tâm nghiên cứu Pew (Pew Research Center) tại Mỹ công bố kết quả thăm dò hôm 21/4, 72% người của Đảng Cộng hòa có cách nhìn tiêu cực về Trung Quốc, 62% người Đảng Dân chủ có ấn tượng không tốt với Trung Quốc. Đáng chú ý là, 90% người Mỹ được hỏi cho rằng sức ảnh hưởng của Trung Quốc là một mối đe dọa, 62% người dân tham gia cuộc thăm dò cảm thấy đây là mối đe dọa chủ yếu; 70% người được hỏi cho biết không có lòng tin vào các chính sách về vấn đề quốc tế của ông Tập Cận Bình.

Nếu dựa vào yếu tố Trung Quốc thì có vẻ như Tổng thống đương nhiệm Trump đang có lợi thế hơn ông Biden.

Ảnh: Ngày 18/4, ông Trump đăng Tweet nói: “Trung Quốc thực sự rất muốn ‘Joe Biden ngủ gật’ trúng cử, họ muốn thu lại số tiền (thuế quan) hàng tỷ USD đã chi trả cho Mỹ, thậm chí muốn có được nhiều hơn. Joe là người dễ dàng mắc lừa, là ứng cử viên trong giấc mơ của họ!”

Từ sau khi Tổng thống Trump vào Nhà Trắng, đã lấy thái độ cứng rắn để “chiến đấu” cuộc chiến thương mại với Trung Quốc kéo dài 2 năm. Ông Trump nhấn mạnh: “Không ai có thái độ có thái độ cứng rắn với Trung Quốc hơn tôi.”

Ngược lại, đối thủ chính trị của ông Trump là ông Biden, trong thời gian làm Thượng nghị sĩ và Phó Tổng thống, đã từng khuyến khích sự phát triển kinh tế và toàn cầu hóa của Trung Quốc.

Henry Olsen, nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách công nói rằng, ông Biden và Bắc Kinh có mối quan hệ trong thời gian dài, sẽ khiến ông gặp khó khăn trong tranh cử ở một số bang quan trọng. Henry Olsen nói, thăm dò dân ý tại Mỹ cho thấy có sự thay đổi, “khiến cho ông Biden, người giữ thái độ cởi mở với Trung Quốc, biến thành cẩn thận giữ khoảng cách [với Trung Quốc]”.

Bryan Dean Wright, cựu quan chức CIA nói rằng, cuộc tổng tuyển cử tháng Mười Một năm nay là một cuộc bầu cử quan trọng nhất của nước Mỹ, nếu như ông Biden thắng, vậy thì nước Mỹ sẽ thua.

Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Lindsey Graham hôm 26/4 cũng bình luận, ông Biden hoàn toàn sai lầm về chính sách ngoại giao.

Lindsey Graham nói trong một chương trình phỏng vấn với đài Fox News, “về cơ bản Tổng thống Trump đang sửa chữa lại tất cả những tổn thất gây ra trong nhiệm kỳ của ông Obama và ông Biden.”

Trong khi phản đối kiến nghị quân sự hợp lý,  ông Biden cũng lại thúc đẩy rút quân tại Iraq; theo cựu Bộ trưởng Quốc phòng, cựu Cục trưởng CIA Leon Panetta, ban đầu ông Biden còn phản đối hành động tấn công tiêu diệt trùm khủng bố Bin Laden.” Lindsey Graham nói thêm: “Thời gian đầu bùng phát dịch bệnh, khi ông Trump thực thi lệnh cấm du lịch với Trung Quốc, ông Biden lên án ông Trump là chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và tâm lý thù hằn nước ngoài.”

Ông nói, thực sự ông Biden hoàn toàn sai lầm về mọi quyết sách quan trọng.

Điều quan trọng nhất là, không có ông Biden, sẽ không có Nhà nước Hồi giáo. Không có ông Trump, vương quốc Hồi giáo “caliphate” sẽ vẫn tồn tại. Ông Trump cũng đã tiêu diệt phần tử khủng bố lớn nhất Iran Qassem Soleimani, còn ông Biden lại đưa ra quan điểm phản đối việc này.”

Hồi tháng 10/2019, ông Trump đã tiêu diệt lãnh đạo tối cao Nhà nước Hồi giáo Iran Abu Bakr al-Baghdadi, tháng Một năm nay đã tiêu diệt phần tử khủng bố lớn nhất Iran Qassem Soleimani, làm giảm mạnh thế lực của phần tử khủng bố này.

Rõ ràng Trung Quốc và đại dịch COVID-19 đã trở thành những nhân tố quan trọng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới.

Cuộc khủng hoảng virus lần này sẽ là bệ đỡ để đưa ông Biden vào chiếc ghế ở Nhà Trắng sau 2 lần thất bại, hay sẽ giúp Tổng thống Trump không thể bị đánh bại trong cuộc bầu cử tháng 11 để tái đắc cử nhiệm kỳ II thì chúng ta sẽ cùng tiếp tục quan sát trong thời gian tới.

Điều mà thế giới đã chứng kiến, Tổng thống Mỹ hiện nay, ông Donald Trump là người hết sức cương quyết và mạnh mẽ trong việc tiêu diệt những thể chế theo Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa xã hội đầy đau khổ còn lại trên toàn thế giới.

Việt Nam và Trung Quốc đều nằm trong tầm ngắm này.

Hoàng Lan từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)

https://www.youtube.com/watch?v=LzLJ6Bq0xVU
Cuộc chiến “thuyết âm mưu” Mỹ – Trung nóng bỏng
Kasse animation 7.8.2023