Tranh cãi “đấu đá nội bộ” tại Ba Đình sau khi Việt Nam gửi Công hàm phản đối Trung Quốc

Việc Việt Nam hồi cuối tháng 3 gửi tới Liên Hiệp Quốc công hàm bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về Biển Đông tạo sự phấn chấn trong công chúng Việt Nam những ngày gần đây, theo giới quan sát nhận định.
Đồng thời, trong các diễn đàn trên mạng, dư luận và một số chuyên gia đưa ra phỏng đoán rằng động thái mới cho thấy trong nội bộ giới lãnh đạo Việt Nam, khuynh hướng kiện Trung Quốc về ranh giới trên biển đang thắng thế, còn phe phái bị xem là “thân Tàu” đang yếu thế.
Tuy nhiên, hai chuyên gia am hiểu Việt Nam và Biển Đông nói rằng họ không đồng ý về phỏng đoán kể trên.

Trong nội bộ chính quyền Việt Nam sẽ có những người có quan điểm muốn cứng rắn hơn với Trung Quốc, nhưng cũng có những người muốn mềm mỏng hơn, ứng xử khéo léo hơn với Trung Quốc. Tôi nghĩ điều đó không nhất thiết dẫn đến việc chúng ta phải gắn nhãn họ là thân Trung Quốc hay chống Trung Quốc”, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, thuộc viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEA -Yusof Ishak đặt tại Singapore, nói với VOA.
Theo nhà nghiên cứu này, liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông, “hầu như tất cả” các chính trị gia, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam đều có quan điểm thận trọng và muốn bảo vệ lợi ích của Việt Nam trước sự lấn tới của Trung Quốc, nhưng các quan chức Việt Nam “chưa thống nhất” được biện pháp ứng xử với Trung Quốc.
Tiến sĩ Hiệp nói thêm: “Có người muốn khéo léo hơn với Trung Quốc để làm sao Việt Nam vừa bảo vệ được lợi ích của mình trên Biển Đông vừa không tổn hại các lợi ích chính trị và kinh tế trong quan hệ với Trung Quốc. Vì vậy, tôi nghĩ điều này gây ra cảm nhận không hoàn toàn chính xác từ bên ngoài là trong nội bộ Việt Nam có những nhóm thân Trung Quốc hay chống Trung Quốc. Điều này không hoàn toàn chính xác. Đa phần [trong chính quyền Việt Nam] đều đồng thuận là phải chống lại áp lực của Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng điểm khác biệt [giữa họ] là làm thế nào để đạt được mục tiêu đó”.

Thạc sĩ Hoàng Việt, một nhà nghiên cứu Biển Đông hiện làm việc ở thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ quan điểm trên, ông nói: “Cấu trúc chính trị của Việt Nam là mọi việc phải có sự đồng thuận của tập thể. Tuy cũng có những nhóm có vẻ thân Trung Quốc hơn hay có vẻ hướng về phía Mỹ hơn. Có vẻ thôi, chứ còn phân thành các nhóm rõ rệt ở Việt Nam thì chắc chắn là khó, không có đâu. Việt Nam thống nhất từ trên xuống dưới, và không phải mới bây giờ mà đường hướng ngoại giao đã có từ trước”.

Mặc dù vậy, theo thạc sĩ luật Hoàng Việt, đang có chuyển động đáng chú ý trong tầng lớp có quyền ra quyết sách ở Việt Nam. Ông nói: “Qua một loạt những sự kiện, đang có những tín hiệu cho thấy ngay cả các lãnh đạo cao nhất của Việt Nam đang có sự chuyển hướng tư duy, tức là hướng từ Trung Quốc trước đây dần sang phía Mỹ và đồng minh”.
Đưa ra dẫn chứng về quan điểm này, ông Việt đề cập đến sự kiện tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm một tàu cá của Việt Nam hôm 2/4 ở gần quần đảo Hoàng Sa trong vòng tranh chấp và ngay ngày hôm sau, 3/4, báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản cầm quyền ở Việt Nam, đăng toàn văn tuyên bố phản đối của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Để so sánh, nhà nghiên cứu Biển Đông Hoàng Việt nhắc lại rằng hồi hè-thu năm 2019, khi Trung Quốc đưa tàu khảo sát hải dương vào hoạt động trong hơn 3 tháng ở Bãi Tư Chính gây ra căng thẳng vô cùng lớn giữa Việt Nam với Trung Quốc, báo Nhân Dân “không đăng một dòng nào” về vấn đề đó.
Thạc sỹ Hoàng Việt cho rằng vụ đâm chìm tàu hôm 2/4 không hề “ngẫu nhiên”, mà có liên quan đến việc Việt Nam gửi công hàm tới LHQ hôm 30/3, trong đó bác bỏ các “yếu tố lịch sử” để xác lập yêu sách về chủ quyền biển của Trung Quốc.
Ngày 30/3, phía Việt Nam nộp công hàm, có thể là Trung Quốc phản ứng lại về hai điều. Một là thái độ của Việt Nam đối với Hoa Kỳ gần đây, và thứ hai là đối với công hàm ngày 30/3 thì Trung Quốc phản ứng bằng cách cho đâm chìm tàu cá”. Thạc sỹ Hoàng Việt nói.

Ảnh: Bản chính phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Quốc tế về Biển Đông (PCA), bác bỏ đường 9 đoạn của Trung quốc, do Phillipines khởi kiện

Theo thạc sĩ luật Hoàng Việt, quan điểm mới nhất của Việt Nam phù hợp với phán quyết của một tòa trọng tài quốc tế hồi năm 2016 về tranh chấp biển giữa Philippines và Trung Quốc, mặc dù trong công hàm mới đây Việt Nam không trực tiếp nhắc đến phán quyết. Ông cho rằng những lập trường rõ ràng hơn, cụ thể hơn của Việt Nam về các vấn đề tranh chấp biển giúp xác lập cơ sở vững chắc hơn để Việt Nam có thể sử dụng các công cụ pháp lý trong tương lai.
Tuy nhiên hiện nay “chưa xuất hiện tình thế căng thẳng đến mức Việt Nam phải khởi kiện Trung Quốc”, vẫn theo lời ông Việt.
Khi nào Việt Nam sẽ sử dụng các công cụ pháp lý là “một câu hỏi mở” và sẽ là “quyết định chính trị”, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp thuộc Viện ISEA-Yusof Ishak đưa ra nhận định.
Có nhiều yếu tố có thể tác động đến việc Việt Nam sẽ chọn thời điểm nào để kiện, trong đó quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc là “yếu tố quyết định”, tiến sĩ Hiệp nói.
Như tin đã đưa, trong công hàm gửi LHQ vào cuối tháng 3, Việt Nam phản đối các yêu sách về biển nêu trong một số công hàm của Trung Quốc cũng gửi đến LHQ trước đó.
Những yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại biển Đông”, công hàm của Việt Nam có đoạn viết.

Với các diễn biến tiếp tục phức tạp ở Biển Đông năm 2020, liệu Tòa trọng tài quốc tế về luật biển có phải là lựa chọn gần hơn của Việt Nam?

Qua công hàm, Việt Nam khẳng định Công ước của LHQ về luật Biển 1982 (UNCLOS) là cơ sở pháp lý duy nhất, quy định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Đồng thời, Việt Nam đưa ra quan điểm về các thực thể ở cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa rằng “vùng biển của các cấu trúc luôn nổi tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phải được xác định phù hợp với Điều 121 (3) của Công ước; các nhóm đảo tại Biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, không có đường cơ sở được vẽ bằng cách nối liền các điểm ngoài cùng của các cấu trúc xa nhất; các bãi ngầm, hoặc cấu trúc lúc chìm lúc nổi không phải là đối tượng thụ đắc lãnh thổ và không có vùng biển riêng”.
Chính phủ Việt Nam hiện nay, về mặt phát ngôn chính thức, hầu như không nói về việc sử dụng biện pháp pháp lý để giải quyết các tranh chấp liên quan với Trung Quốc.
Tuy nhiên, ở góc độ học thuật, không ít hội thảo tổ chức ở Việt Nam đã từng đề cập trước mắt Việt Nam cần nghiên cứu các thủ tục pháp lý về khởi kiện ra Tòa trọng tài quốc tế về Luật Biển, được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước 1982.
Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng nêu vấn đề: “Việt Nam được gì nếu khởi kiện Trung Quốc? Điều trước tiên là được lòng dân. Lòng dân rất bức xúc vì họ không phải là chính khách, họ không hiểu hết thế tiến thoái lưỡng nan của nhà lãnh đạo.”

Ảnh: cuộc tuần hành kỷ niệm sự kiện 1974 của người dân ở Hà Nội ngày 19/1/2017

Thậm chí nếu cứ để dân oán thán mãi thì lãnh đạo sẽ mất tính chính danh. Động thái này có thể phần nào làm an dân. Một hiệu ứng khác của vụ kiện là nhân dân sẽ tin tưởng hơn ở chính quyền. Dân hiểu rằng, chính quyền sẽ dám có những hành động tương thích, một khi Trung Quốc vượt quá giới hạn.
Không chỉ dân mình mà còn được lòng bè bạn, Bè bạn đây theo nghĩa rộng, nghĩa chiến lược, chứ không phải bạn như thời “hai phe bốn mâu thuẫn”. Thế giới sẽ thấy đường lối của Vn là rõ ràng và minh bạch, khác với những chính khách “Judas phản Chúa” trong cộng đồng ASEAN.
Khởi kiện Việt Nam sẽ có cơ hội làm sáng tỏ chính nghĩa. Có chính nghĩa thì mới cơ hội để vận động dư luận quốc tế tiếp tục ủng hộ. Đưa vụ việc ra trước một cơ quan tài phán quốc tế, đấu tranh để đạt được một giải pháp hoà bình, phù hợp với xu thế thời đại.
Dù có gặp rắc rối trong quan hệ với Trung Quốc thì vẫn tốt hơn nhiều là phải chấp nhận một cuộc xung đột vũ trang.
Khi chọn một vị thế rõ ràng hơn với Trung Quốc, Việt Nam sẽ có được sự hậu thuẫn lớn hơn của thế giới văn minh. Việt Nam có cơ hội thoát khỏi ảnh hưởng về kinh tế, chính trị của Trung Quốc, điều mà việc đeo bám đàm phán hay sự đứt gãy của chiến tranh không thể mang lại được
.”

Còn Trung Quốc mất gì? Trung Quốc chắc chắn sẽ mất nhiều hơn Việt Nam. Một trong những mất trước mắt là Trung Quốc vốn không có bạn bè trên thế giới, nay với một vụ kiện về Biển Đông thì các nước ASEAN, trừ những chính khách đã “ngâm miệng ăn tiền” của Trung Quốc, TS Đinh Hoàng Thắng nêu lý giải.

Nhưng mất mát lớn nhất của Trung Quốc là sẽ để ảnh hưởng trực tiếp đến sáng kiến Vành đai Con đường(BRI). Nước nào sẽ tin Trung Quốc, sau khi châu Phi, Italy đã sập tiệm vì tham gia BRI? Trung Quốc phải biết rằng, khuất phục một người bằng sức mạnh đã khó, khuất phục một dân tộc bằng sức mạnh là điều không thể. Vì vậy, chính vì “đại cục” của Trung Quốc, Trung Quốc trước sau cũng phải chấp nhận đi vào giải pháp.” TS Đinh Hoàng Thắng nói.

Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao nói: “Còn về phía Trung Quốc nếu như bị kiện, thì chúng ta thấy qua tiền lệ của Philippines kiện Trung Quốc, sau khi phán quyết ra, thì Trung Quốc rất lo ngại.”
Tiến sỹ Trần Công Trục cũng đồng tình là Trung quốc rất bất lợi, ông nói: “Với Trung Quốc, tất nhiên khi vụ kiện đưa ra, phán quyết bất lợi cho Trung Quốc, thì phía Trung Quốc sẽ bị lên án.
Quốc tế sẽ thấy rõ sự vô lý của Trung Quốc, đặc biệt việc bất chấp luật pháp quốc tế, điều đó về mặt chính trị, ngoại giao và pháp lý, Trung Quốc rất bất lợi.
Nhưng có một điều là có thể không thi hành được, vì bản án có đưa ra, cơ chế thi hành án lại không có mà Trung Quốc còn có thể lợi dụng vị thế họ là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an của LHQ nữa
.”

Vụ việc Việt Nam gửi Công hàm lên LHQ để phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền tại Biển Đông là hành động đặc biệt, lần đầu tiên diễn ra.
Để có quyết định dũng cảm này, đều cần sự thống nhất của các lãnh đạo cấp cao, bao gồm cả Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Nhưng động thái này chưa đủ, khi Trung Quốc từ lâu đã tuyên bố chủ quyền của họ bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông thông qua yêu sách đường 9 đoạn (mà Việt Nam gọi là đường lưỡi bò).
Trước sự tàn phá của Đại dịch viêm phổi Vũ Hán mà Trung quốc đang gây ra nỗi kinh hoàng cho thế giới với trên 100.000 người chết và trên 1 triệu người đang nhiễm bệnh, thì việc chung tay với Mỹ và các nước dân chủ, tự do để loại trừ sự nguy hiểm từ phương bắc là cần thiết.
Việt Nam không nên chần chừ, mà hãy khởi kiện Trung Quốc như Philippine đã từng làm và thành công.

Hải Yến từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)

Bí ẩn triều đại Nguyễn Phú Trọng: Vì sao TS Bùi Quang Tín, Thứ trưởng Lê Hải An phải “biến mất” ?
Kasse animation 7.8.2023