Mỹ phát hiện: Tổng Giám đốc Tổ chức y tế thế giới là cựu đảng viên Đảng Cộng sản

https://www.youtube.com/watch?v=n1B1T_YqFuY

Trong bối cảnh viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành trên khắp hành tinh và ác liệt nhất là trên lãnh thổ Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 7/4 chính thức lên tiếng chỉ trích chính tổ chức đang điều phối cuộc chiến toàn cầu chống đại dịch – Tổ chức Y tế Thế giới WHO.

Trên mạng Twitter ngày 07/04/2020, tổng thống Mỹ đã thẳng thừng cáo buộc WHO nghiêng về phía Trung Quốc.

Tổng thống Trump đã chỉ trích nặng nề Tổ chức này trong bài tweet của mình: “WHO thực sự đã làm hỏng mọi thứ. Vì một lý do nào đó, (WHO) được Mỹ tài trợ rất nhiều, song lại xoay quanh Trung Quốc… Thật may mắn là tôi đã bác bỏ lời khuyên trước đó của họ về việc mở cửa biên giới với Trung Quốc. Vì sao họ có thể đưa ra một khuyến cáo sai lầm như vậy?”.
Trước đó, ngày 31/1, Tổng thống Trump đã đưa ra quyết định cấm nhập cảnh Hoa Kỳ đối với toàn bộ những người đến từ Trung Quốc. Lệnh cấm quy định, mọi công dân nước ngoài từng đến Trung Quốc trong vòng 14 ngày gần nhất đều không được phép nhập cảnh vào Mỹ.
Ngay sau đó, WHO ra tuyên bố “không ủng hộ” lệnh giới hạn đi lại với Trung Quốc do ông ban hành.
Khi đó WHO cho rằng “giới hạn luồng hàng hóa và con người trong khủng hoảng y tế cộng đồng không hiệu quả trong phần lớn tình huống, có thể làm tiêu hao tài nguyên dành cho các biện pháp khác“.
Ông Trump nhại lại giọng văn của WHO rằng : “Đừng có đóng biên giới với Trung Quốc, xin đừng làm thế… Bọn họ có nhìn thấy gì đâu. Họ đã không thấy và không báo cáo. Còn nếu họ đã chứng kiến, tức là họ đã che giấu’’.

Ảnh: Dòng tweet của ông Trump ngày 7/4/2020 chỉ trích WHO  

Sau đó, trong cuộc họp báo cùng ngày, tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump tiếp tục công kích mạnh mẽ WHO, dọa sẽ cắt tiền tài trợ vì tổ chức này có những lập trường rất có lợi cho Trung Quốc, cung cấp thông tin sai lệch về dịch viêm phổi Vũ Hán.  

Ông Trump nói : ‘‘Chúng ta (Hoa Kỳ) chi trả phần lần lớn cho ngân sách của họ (WHO), vậy mà họ chỉ trích tôi đã ra lệnh đóng cửa biên giới. Họ đã nhầm và họ sai lầm về nhiều thứ. Có rất nhiều thông tin mà họ đã không muốn công bố sớm hơn và họ có vẻ rất thiên vị Trung Quốc. Nhưng chúng ta sẽ theo dõi chặt chẽ hơn Tổ chức Y tế thế giới, vì họ đã thực sự sai lầm. Họ đã không cảnh báo, lẽ ra họ đã phải làm điều đó sớm hơn một tháng’’.  
Ông phát biểu gay gắt: “Chúng tôi sẽ ngưng chi tiền cho WHO. Chúng tôi sẽ ngưng toàn bộ để rồi xem ra sao. Họ đã làm sai, sai tất cả. Họ đã làm hỏng bét mọi chuyện.”
Năm ngoái, Mỹ đóng góp tổng cộng 500 triệu USD cho WHO, là nước đóng góp nhiều nhất cho tổ chức này. Tuy nhiên, ông Trump không đưa ra thông tin chi tiết về thời điểm cũng như số tiền ngừng tài trợ cho WHO. Cũng trong ngày 7/4, khi một phóng viên đặt câu hỏi về vấn đề cắt tiền tài trợ cho WHO, ông giải thích như sau: “Tôi đâu có nói là sẽ làm điều đó. Nhưng chúng tôi sẽ cân nhắc“.
Báo New York Times nhận xét tổng thống Mỹ trước đây cũng thỉnh thoảng đe dọa kiểu này nhưng sau đó ông lại đổi ý. Lần này tuy chưa rõ ra sao, nhưng nếu Mỹ thật sự cắt tài trợ cho WHO, sẽ ảnh hưởng lớn đến sứ mệnh của tổ chức này. Ngân sách dành cho WHO ước tính khoảng 6 tỉ USD trong năm 2019, được đóng góp từ các quốc gia thành viên trên khắp thê giới trong đó nguồn tiền từ Mỹ chiếm đến 10% ngân sách.

Thời gian qua, các quan chức Mỹ cũng liên tục chỉ trích WHO lẫn Trung Quốc thậm chí còn kêu gọi Tổng giám đốc WHO từ chức.

Cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley đã viết trên Twitter : “WHO báo cáo vào ngày 14/1/2020 rằng không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về sự lây truyền từ người sang người của virus mới. WHO nợ thế giới một lời giải thích. Quá nhiều đau khổ đã xảy ra bởi việc xử lý sai lệch thông tin và sự thiếu trách nhiệm của người Trung Quốc” .
Quan điểm của Tổng thống Trump nhận được sự ủng hộ từ nhiều chính trị gia Đảng Cộng hòa cũng như các quan chức Mỹ.
Thượng nghị sĩ Rick Scott, thành viên Ủy ban An ninh nội địa (Thượng viện Mỹ) cho biết: “Nếu họ (WHO) hoàn thành trách nhiệm, mọi người có thể đã sẵn sàng hơn. Chúng ta đã không phải đóng cửa nền kinh tế, chúng ta đã không chứng kiến bao nhiêu người chết trên khắp thế giới“.
Thượng nghị sĩ Mỹ thuộc đảng Cộng hòa của ông Trump, bà Martha McSally hồi tuần trước đã đi đầu trong kêu gọi Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức. Bà McSally đổ lỗi cho sự thiếu minh bạch của Trung Quốc là từ Tổng Giám đốc WHO. Bà tuyên bố ông Tedros đã “lừa dối cả thế giới“. Cùng với đó, nghị sĩ Mỹ Marco Rubio cũng kêu gọi Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức vì đã để tổ chức này bị Bắc Kinh thao túng.
Trong khi đó, một đơn kiến nghị trực tuyến trên trang Change.org kêu gọi ông Tedros từ chức đã thu được hơn 718.000 chữ ký.

Các lời khuyên của WHO trong giai đoạn đầu năm 2020 gây nhiều thắc mắc, bao gồm việc dẫn thông tin từ Trung Quốc đánh giá dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán không nghiêm trọng.

Ngày 14/1, WHO báo cáo không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về sự lây truyền từ người sang người của virus mới.
Ngày 31/1, tổ chức này khuyên các nước không nên đóng cửa biên giới dù dịch bệnh đang bùng phát.
WHO được thành lập năm 1948, có trụ sở đóng tại Geneva (Thuỵ Sĩ), hiện có 194 quốc gia, lãnh thổ là thành viên. Tổ chức này có khoảng 7.000 nhân viên đang hoạt động ở 150 quốc gia, sứ mệnh của họ là thúc đẩy chăm sóc y tế cơ bản, khả năng tiếp cận thuốc men và giúp đào tạo nhân viên y tế. Hoạt động của WHO rất đa dạng, từ thiết lập các quy chuẩn và dược phẩm thiết yếu, tư vấn về hành vi ăn uống cho đến đấu tranh chống các bệnh truyền nhiễm và dịch bệnh, nghiên cứu vác-xin.
Trong các giai đoạn khủng hoảng như dịch viêm phổi Vũ Hán, WHO có nhiệm vụ xác định các mối đe doạ, giảm thiểu rủi ro, hỗ trợ phát triển công cụ y tế, hỗ trợ đáp ứng dịch vụ y tế thiết yếu ở những nơi có hạ tầng yếu…
Nhà chính trị Tedros Adhanom Ghebreyesus người Ethiopia giữ chức tổng giám đốc WHO từ năm 2017. Giới quan chức Mỹ còn nhắc lại ông Tedros từng là đảng viên đảng Cộng Sản Ethiopia, để ám chỉ ông là đồng minh của Bắc Kinh.

Về phần ông Tedros, Tổng giám đốc WHO, trong một cuộc họp báo hôm 8/4 đã lên tiếng đáp lại các cáo buộc trước đó của ông Trump.

Ảnh: Bài tweet đáp lại của Tổng giám đốc WHO Tedros trước chỉ trích của ông Trump

Ông Tedros nói : ‘‘Xin vui lòng đừng chính trị hóa con virus này… Nếu bạn không muốn nhiều người thêm nữa phải chết, thì bạn đừng chính trị hóa nó. Thông điệp ngắn gọn của tôi là: Xin hãy đừng chính trị hóa COVID”. Ông cũng thể hiện quan điểm này trong bài tweet của mình.
Trước trả lời của ông Tedros, nhiều bình luận trên mạng đã đặt câu hỏi rằng WHO nói không chính trị hóa dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, thì tại sao luôn phớt lờ vai trò của Đài Loan trên trường quốc tế, trong khi rõ ràng việc hợp tác quốc tế và ưu tiên về tính mạng con người luôn phải đặt ở vị trí cao nhất.
Thậm chí, trong một lần trả lời phỏng vấn trực tuyến với đài Hồng Kông RTHK hôm 28/3, ông Bruce Aylward, cố vấn cấp cao của WHO đã “giả vờ” không nghe thấy câu hỏi của phóng viên về tư cách thành viên Đài Loan trong WHO. Sau đó, ông yêu cầu đổi câu hỏi khác, và khi phóng viên tiếp tục đặt câu hỏi tương tự, mạng Internet “đột nhiên” bị ngắt kết nối. Rốt cuộc, ông Aylward miễn cưỡng trả lời với nội dung không hề liên quan đến câu hỏi.
Bắc Kinh hiện vẫn coi Đài Loan là một tỉnh tách rời của mình và luôn bày tỏ ý định thống nhất hòn đảo này vào Đại lục, kể cả bằng cách sử dụng vũ lực. Trung Quốc cũng luôn cảnh báo các quốc gia khác khi họ ủng hộ Đài Loan gia nhập vào các tổ chức quốc tế, bao gồm WHO.

Tổng thống Trump trong buổi họp báo tối ngày 8/4 tuyên bố chính ông Tedros mới là người đang chính trị hóa dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán và cho biết ông tin WHO ưu ái Trung Quốc.

Ông Trump nói : “Tôi không tin ông ta nói về chính trị khi bạn nhìn nhận vào mối quan hệ của họ với Trung Quốc. Trung Quốc chỉ chi 42 triệu USD, chúng tôi chi 450 triệu USD [cho WHO], nhưng mọi thứ trong tổ chức này dường như lại được vận hành theo cách của Trung Quốc. Điều đó là không đúng, điều đó là không công bằng với chúng tôi và thành thực mà nói điều đó là không công bằng với thế giới”.
Mới đây, ngày 9/4, Mỹ tiếp tục cáo buộc WHO đặt vấn đề chính trị lên trước khi phớt lờ cảnh báo từ Đài Loan về sự bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán ở Trung Quốc. Một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ nói Mỹ “vô cùng lo lắng rằng thông tin của Đài Loan đã không được phổ biến cho cộng đồng quốc tế, nhưng có thể thấy qua tuyên bố ngày 14/1/2020 của WHO rằng không có dấu hiệu cho thấy (virus) lây truyền từ người sang người.”
WHO một lần nữa chọn chính trị thay vì sức khỏe cộng đồng”, người phát ngôn nói, chỉ trích WHO vì từ chối cho Đài Loan gia nhập tổ chức, dù chỉ với tư cách quan sát viên, từ năm 2016. Theo người phát ngôn Mỹ, hành động của WHO “làm lãng phí thời gian và gây tổn thất nhân mạng“.
Không ai khác mà chính là Trung Quốc đã thao túng các tổ chức quốc tế để các tổ chức này đưa ra tiếng nói có lợi cho mình mà WHO chỉ là một trong những con rối gần đây của nhà nước độc tài này. Dưới sự lãnh đạo của cựu đảng viên đảng Cộng Sản Ethiopia, WHO đã thực sự không tỏ ra xứng đáng với vai trò của tổ chức này khi đã hoan nghênh ‘‘một cách quá đáng’’ phản ứng của Trung Quốc và nhất là đã chậm trễ trong việc ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, góp phần làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng y tế hiện nay.

Việc chính quyền Trump chỉ trích những sai lầm không thể chấp nhận được của WHO là một cách để phơi bày những thủ đoạn chính trị đen tối của nhà cầm quyền cộng sản ở Bắc Kinh.
Những mưu đồ này của Trung Quốc đã không hề xa lạ với người dân Việt Nam, khi ngay giữa đại dịch viêm phổi Vũ Hán , nhưng họ đã cho đội tàu hải cảnh xâm nhập lãnh hải của Việt Nam tại Hoàng Sa để lao vào, đâm chìm tàu đánh cá bằng gỗ của ngư dân, sau đó lại đổ lỗi cho tàu gỗ tự đâm vào mũi tàu thép Trung Quốc.
Đã đến lúc nhà cầm quyền ở Hà Nội cần thể hiện quan điểm rõ ràng và mạnh mẽ nhất, không thể tiếp tục nhu nhược, cần kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về những đau khổ và ngang trái mà đảng cộng sản Trung Quốc đã gây ra cho người dân Việt Nam.

Hoàng Trung từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)

https://youtu.be/g3mud6dC-nE
Đỡ sợ Bắc Kinh: Việt Nam lần đầu phản đối Trung Quốc lên LHQ
Kasse animation 7.8.2023