Trong tăm tối – Việt nam tìm cách giảm lệ thuộc Trung quốc

Đại dịch do loại Virus nguy hiểm Corona có thể làm cho ‘tình cờ khiến kinh tế Việt Nam giảm lệ thuộc Trung Quốc’? Đây là một câu hỏi vừa được đặt ra.

Các chuyên gia về kinh tế và chính sách công từ Việt Nam nhận định rằng dịch cúm do Covid-19 gây ra cho thấy Trung Quốc cũng có điểm yếu và Việt Nam nhân dịp này nên thay đổi nhận thức, tư duy kinh tế.

Hôm 27/02/2020, bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nói:
Dịch cúm này cũng cho thấy những cái yếu của Trung Quốc, chứ không phải Trung Quốc là quá mạnh và giỏi giang về tất cả các mặt.
“Cho nên càng cho Việt Nam thấy là lệ thuộc vào bất cứ nước nào thì cũng tệ, nhưng lệ thuộc vào một nước mà có nhiều vấn đề kể cả trong quan hệ riêng với mình, cũng như những vấn đề nội bộ của họ thì lại càng tệ hơn.
“Cho nên muốn hay không thì phải vượt lên thôi, cùng nhau và vượt lên vào lúc này, không thì sẽ là quá muộn.”
Trước câu hỏi Việt Nam cần và nên tái cấu trúc, tái tổ chức lại nền kinh tế, cũng như thương mại, đầu tư ra sao đạt được sự cân bằng và bền vững hơn, tránh sự lệ thuộc quá nhiều và thiếu hợp lý, nếu có, vào một đối tác hay thị trường nhất định nào đó, bà Phạm Chi Lan nêu quan điểm:
“Tất cả chuyện này cho thấy một điều rất rõ là các ngành kinh tế Việt Nam đã bị phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc và rất cần phải tiến hành sớm, mạnh mẽ và một cách căn cơ để nhìn về trung hạn và dài hạn.
Và kể cả hiện nay, tàu bè của Trung Quốc vẫn đang lảng vảng ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam chứ không phải là họ ngừng hoạt động này
.”

một khách sạn tại Hà Nội đã phải treo biển ngừng hoạt động từ ngày 28-2-2020

Làm sao đỡ đi sự thuộc quá nhiều vào Trung Quốc như thế này. Phụ thuộc quá nhiều thì không những là khi có những vấn đề xảy ra như là chuyện Tư Chính năm ngoái (2019) khi mà tàu Trung Quốc vào xâm phạm bãi Tư Chính của Việt Nam, hay là như năm nay dịch cúm như thế này.
“Nhưng mà tất cả những cái đó cho thấy là vì tương lai lâu dài của Việt Nam, kể cả một phần nào đó, thì an ninh quốc phòng không thể để nền kinh tế của mình phụ thuộc mãi vào Trung Quốc như thế này được.
“Phụ thuộc mãi như vậy thì Việt Nam vẫn chỉ ở khâu thấp nhất trong chuỗi giá trị và mỗi lần Trung Quốc có bất cứ một vấn đề gì thì Việt Nam sẽ có thể gặp khó khăn lớn cho mình. Tôi nghĩ cái đó là điều chắc chắn phải làm
.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan phân tích sự lệ thuộc của kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc
Thế còn bây giờ tái cơ cấu như thế nào thì cũng đã được bàn đến, các doanh nghiệp đều khuyến nghị với chính phủ không chỉ những giải pháp trong ngắn hạn để hỗ trợ họ trong lúc khó khăn này.

Có những yêu cầu như: giảm lãi suất ngân hàng, giãn nộp thuế, rồi hỗ trợ cho một số ngành mà đang gặp khó khăn nhất, nhưng đồng thời họ cũng đề nghị mạnh mẽ với chính phủ là có chính sách để giúp cho họ tăng cường đầu tư và tăng cường nội lực lên để có thể có sức chống chịu tốt hơn khi mà có những biến động kinh tế ở trên thế giới, cũng như là ở Trung Quốc.

Về ảnh hưởng của dịch bệnh do Covid-19 từ Trung Quốc gây ra đối với Việt Nam, PGS. TS. Phạm Quý Thọ, một chuyên gia về chính sách công từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói:
Sản xuất và tiêu dùng của chúng ta (Việt Nam) đã bị phản ứng kép, tác động kép. Thứ nhất là chuỗi cung ứng bị suy giảm, bị gẫy hết rồi.
Thí dụ như các phụ tùng, rồi các linh kiện điện tử, rồi đặc biệt là xe ô tô, từ xe tải cho đến các thứ, rồi rất nhiều linh kiện về dệt may, các nguyên, phụ liệu dệt may mà chúng ta nhập của Trung Quốc đến 60-70%, thậm chí là hơn, tùy từng mặt hàng mà ở Việt Nam làm cũng rất là nguy.
Rồi một số nhà máy có cả chuyên gia Trung Quốc làm ở đấy, người ta chưa quay về (Việt Nam) nữa, chưa hết dịch thì người ta chưa về và chúng ta lệ thuộc vào vi đó, cho nên rất nhiều nhà máy không hoạt động được.
Ví dụ như rất rõ là ở tỉnh Hà Nam, một số nhà mãy phụ thuộc vào các chuyên gia này cũng không hoạt động được.
“Hoặc là một số nơi hoạt động rất cầm chừng. Còn nếu như mà kéo dài nữa, tôi nghĩ rằng rất là nguy hiểm
.

Còn một tác động kép nữa là tiêu dùng giảm rất rõ. Ai cũng phải lo cả, lo lắm. Bởi vì bây giờ không biết kéo dài đến bao giờ mà chúng ta tiền cũng chưa nhiều lắm, cho nên một số lo dòng tiền nhảy vào tích lũy.’

Số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và chờ giải thể tăng vọt trong tháng 2. Đáng chú ý, trong 2 tháng đầu năm 2020 – cả nước có 16 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn – tăng 20% so với năm trước

Thí dụ vàng cũng tăng vọt lên, có những hôm tăng đến 2-3 triệu đồng Việt Nam trên một lượng hay một cây.
“Điều này người ta cũng nghi có thể nhân cơ hội này người ta làm giá, nhưng mà rõ ràng người ta cũng lo, phải lo việc đó. Lại còn bồi thêm một cái nữa là bất động sản bây giờ cũng rất là xấu, tình hình bất động sản xấu lắm, đặc biệt là không thể bán hàng được, tức là cầu rất là thấp.
“Thế và các dự án tới cũng rất là khó khăn, cho nên về ngắn hạn, chúng ta thấy rất là rõ.
“Còn chính phủ đối phó như thế nào? Tôi nghĩ là thông thường các nước mà ‘yếu’ như (chúng ta) Việt Nam, thì hay dùng tài khóa hoặc là chính sách tiền tệ.
“Nhưng mà trước Tết chúng ta đã bơm ra một lượng rất lớn về tiền tệ rồi, cho nên là để phục vụ Tết nguyên đán, bây giờ bị cái này, nếu bơm thêm thì lạm phát rất là cao, với chỉ số lạm phát trong tháng một cao vượt lên so với năm ngoái, thì cái đó không nên
,” ông Phạm Quý Thọ, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công của Học viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam nói.

Khu vực cách ly ở trường Quân sự – Bộ Tư lệnh Thủ đô (Sơn Tây, Hà Nội) đón tiếp gần 800 công dân từ nước ngoài trở về cách ly và lưu trú

Vì sao Việt Nam lại ‘lệ thuộc quá mức‘ vào kinh tế Trung Quốc? Gốc gác, khởi nguyên của vấn đề này xuất ra sao cũng được các chuyên gia phân tích mổ xẻ.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói:
Tôi nghĩ bản thân những người lãnh đạo Việt Nam cũng đã ít nhiều nhận thức được vấn đề này, cho nên cố gắng của Việt Nam trong việc đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ kinh tế là điều đã được đưa ra ngay từ đầu khi Việt Nam đổi mới.
“Trong những phương châm về đổi mới của Việt Nam đối với quan hệ đối ngoại đã đưa ra ngay từ lúc đó là phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ.
Ngay từ đó, chính nhờ chính sách mở cửa của Việt Nam theo hướng đó mà những năm đầu đã có những thành công và tạo ra được những bước chuyển khá là nhanh chóng ở Việt Nam sớm đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng nghèo, khủng hoảng trước đó
.

Thế nhưng mà sau đó tiếc rằng khi Việt Nam đã tham gia được phần nào đó vào các chuỗi cung ứng toàn cầu, rồi có được quan hệ xuất khẩu tốt hơn với một số quốc gia khác và thu hút việc đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, thì dường như Việt Nam lại có phần nào đó lãng quên yêu cầu về đa phương hóa, đa dạng hóa trong các quan hệ kinh tế, mà cụ thể nhất là trong việc phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam.

Cận cảnh bên trong khu vực cách ly ở trường Quân sự – Bộ Tư lệnh Thủ đô Sơn Tây, Hà Nội

Với mục đích đa phương hóa quan hệ thương mại, mặc dù Việt Nam càng ký được nhiều Hiệp định thương mại song phương FTA, càng hội nhập, thì lại càng phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc.

Việt Nam đã cố gắng thu hút đầu tư nước ngoài nhiều, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu và ký kết nhiều hiệp định thương mại với các nước, cũng như ký các FTA (hiệp định thương mại tự do) với một loạt các nước khác nhau. Tuy nhiên, một thực tế đáng ngại rằng Việt Nam càng ký được nhiều FTA, càng hội nhập, thì lại càng phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc.
“đáng lẽ khi mở cửa thị trường, quan hệ với nhiều nước, thì phải mở nhiều hơn các quan hệ với các nước khác và chuyện phụ thuộc vào Trung Quốc sẽ phải giảm đi, nhưng với Việt Nam thì sự phụ thuộc tăng lên vào Trung Quốc.
“Và nó thể hiện là trong một thời gian dài, Việt Nam cũng đã không thực sự dấy lên những nỗ lực cần thiết, một là để tăng cường nội lực cho mình, hai nữa là để tận dụng tất cả những cơ hội, hội nhập mà Việt Nam có được.
“Tất cả những cố gắng đàm phán để cho nước này nước kia mở cửa thị trường cho Việt Nam được hưởng thuế xuất thấp hoặc ưu đãi trong gia nhập thị trường, thì người hưởng lợi lớn thứ hai, hoàn toàn không kém là Trung Quốc – với tư cách là người cung cấp các sản phẩm trung gian, hoặc đầu vào cho các ngành xuất khẩu của Việt Nam
.”

Trong đoạn video lan truyền trên mạng xã hội, nữ quản lý khách sạn Hanoi Emerald Waters Hotel thông báo Khách sạn buộc phải cho nhân viên nghỉ việc 4 tháng và trợ cấp 1,5 triệu đồng/mỗi người/mỗi tháng cho nhân viên tự nguyện nghỉ việc

Sự lệ thuộc quá lớn của nền kinh tế của Việt Nam vào Trung Quốc, đã gây ra hậu quả khủng khiếp khi nước này gặp phải khủng hoảng, rồi đây hàng triệu công nhân, nông dân và chủ doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất việc làm, phá sản – dẫn đến hệ lụy đâu thương cho đất nước.
Chính những mầm bệnh và Virus truyền nhiễm nguy hiểm thường được sinh ra từ những nước có nền y tế yếu kém, nơi mà nhà cầm quyền chỉ lo bảo vệ chế độ, ít quan tâm đến sức khỏe người dân vì họ áp dụng mô hình độc tài toàn trị.
Muốn giảm lệ thuộc vào Trung Quốc , thì trước hết Đảng cộng sản Việt nam phải tự chuyển đổi sang thể chế Dân chủ và Tự do, có như vậy thì trên 90 triệu người dân mới có quyền tham gia điều hành đất nước, nội lực dân tộc cũng từ đấy mà được phát triển.

Hải Yến từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)

Kasse animation 7.8.2023