Đồng Tâm: Vương Đình Huệ đối diện thực tế “phũ phàng”

Thành phố Hà Nội vừa có tân Bí thư Thành ủy, khi ông Vương Đình Huệ, đang là Phó Thủ tướng, nhận quyết định của Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam, về thành ủy Hà Nội, thay thế cho ông Hoàng Trung Hải.

Quyết định thay đổi nhân sự cao cấp ở thủ đô của Việt Nam diễn ra trùng với mốc thời gian tròn một tháng xảy ra vụ bố ráp, tập kích đầy bạo lực, gây đổ máu ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội làm cho nhiều người, trong đó ngoài ba sỹ quan Công an, một đảng viên lão thành cách mạng 84 tuổi đời, 58 năm tuổi đảng là cụ Lê Đình Kình, thiệt mạng.

Nhân dịp này, một nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam nêu bình luận của mình trước câu hỏi, liệu giải quyết hậu quả vụ tập kích ở Đồng Tâm hôm 01/09/2020 có phải là một thách thức đối với ông Vương Đình Huệ.
Đồng Tâm là một vụ mà rất là không hay và đang là vấn đề khó xử,” Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore), nói với BBC News Tiếng Việt hôm 07/02 từ Hà Nội.
Thế nhưng nhiệm vụ của ông Huệ lại không nằm ở một chỗ cụ thể như thế.
Nhiệm vụ của ông Vương Đình Huệ là ông phải tiếp tục thực hiện được Nghị quyết của Đại hội lần thứ 16 của Đảng bộ Hà Nội và thực hiện các vấn đề thuộc về Nghị quyết của Đại hội đảng (toàn quốc) lần thứ 12.
Có khoảng 16 nhiệm vụ cụ thể mà vừa rồi trong vòng bốn năm vừa rồi, khi mà người ta tổng kết, người ta thấy rằng là cả 16 nhiệm vụ ấy, thì ông Hoàng Trung Hải thực hiện tốt.”
Theo nhà nghiên cứu này, từ nay đến Đại hội lần thứ 13 của đảng Cộng sản Việt Nam, tân Bí thư Thành ủy Hà Nội sẽ phải ‘làm tốt’ tất cả những việc đó.

Hình ảnh trong Hội nghị bổ nhiệm ông Vương Đình Huệ cho thấy ông Hoàng Trung Hải với nét mặt đau khổ

Liên quan vụ việc Đồng Tâm hôm 09/01 và hậu sự kiện này từ đó về sau, trong bối cảnh Hà Nội có tân Bí thư thành ủy, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp bình luận tiếp và lý giải : Vì sao Quốc hội Việt Nam cần “vào cuộc điều tra”?

Việc Đồng Tâm là một việc cụ thể mà chắc chắn trong quá trình mà làm Bí thư Hà Nội, thì sẽ có lúc ông ấy phải đụng đến nó. “Bởi vì bây giờ ông ấy thay ông Hoàng Trung Hải làm Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội của Hà Nội. “Cho nên việc Đồng Tâm thì thế nào người ta cũng phải nêu ra ở Quốc hội.
Nhân nhắc đến Quốc hội Việt Nam liên quan vụ tập kích ‘đẫm máu’ ở Đồng Tâm xảy ra tròn một tháng trước, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp nêu quan điểm của mình về việc cơ quan lập pháp này cần phải làm gì và vì sao.
Xét về mặt Quốc hội, thì Quốc hội có vai trò giám sát việc thực thi pháp luật, nên phải có những hành động. Trước hết là những cuộc họp để mà giám sát lại vụ việc Đồng Tâm, vì sao nó xảy ra như thế? Và vì sao lại xảy ra việc giết ông Lê Đình Kình như thế?
Tôi cũng nhắc lại là người ta đã khởi tố vụ án giết người, tức là giết ba người sỹ quan cảnh sát.
Vậy thì cũng rất nên, Quốc hội rất cần thiết phải điều tra và khởi tố vụ án giết ông Lê Đình Kình

Hình ảnh đại biểu QH Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng một lần đến làng nghe câu chuyện từ người dân Đồng Tâm, ngoài cùng bên phải là ông Bùi Viết Hiểu hiện bị bắt giam với cáo buộc giết người và chống người thi hành công vụ từ ngày 9/1/2020

Tiếp đến “Vai trò thứ hai là vai trò giám sát thực hiện Hiến pháp, hành vi, hành động nào của chính quyền có thể dính đến việc vi hiến, thì Quốc hội cũng có vai trò như thế.” TS Hà Hoàng Hợp nói tiếp.

Ở đây, Quốc hội, theo luật của Quốc hội, luật Tổ chức Quốc hội, giao cho Ủy Ban thường vụ Quốc hội giải thích việc hợp hiến hay là vi hiến trong hành động cụ thể như là việc xảy ra ở Đồng Tâm, xem nó có hợp hiến hay không.
“Trên cơ sở hai việc này, cũng phải dẫn đến việc điều tra và khởi tố vụ án giết ông Lê Đình Kình
,”
Với câu hỏi rằng ai sẽ là người điều tra, ông TS Hà Hoàng Hợp cho rằng:
Đối chiếu theo tất cả các qui định hiện hành của Pháp Luật Việt Nam thì không thể có người nước ngoài tham gia vào cuộc điều tra được. Tuy nhiên bởi vì Tố cáo tội ác giết người là quyền và nghĩa vụ của công dân và theo ông được biết thì Người dân chỉ yêu cầu có cuộc điều tra trung thực và độc lập mà thôi.
Vấn đề được đặt ra ở đây là các thủ tục điều tra như vậy có thể trung thực và độc lập hay không ?
Bởi thẩm quyền trao cho cơ quan điều tra hiện nay thì cấp cao hơn cũng chỉ có thể là: bên Cảnh sát hoặc An ninh điều tra hoặc Viện kiểm sát.
Tuy nhiên Quốc hội cũng có thể giám sát và hoặc là bên Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng cũng có thể có ý kiến.

TS Hà Hoàng Hợp, từ viện Nghiên cứu Đông Nam Á – Singapore

Nội dung điều tra sẽ gồm những vấn đề gì?

Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp cho rằng, cần phải làm rõ nhiều tình tiết:

  • Ai là người đã trực tiếp bắn chết ông Lê Đình Kình?
  • Việc bắn chết người như vậy đã xảy ra trong trường hợp như thế nào?
  • Người hạ sát ấy liệu có phải vì bị kích động mà dẫn đến giết người?
  • Hay người đó được cấp trên ra lệnh hạ sát mà bắn vào ông Lê Đình Kình?

Cần phải áp dụng những biện pháp kỹ thuật hình sự để xác định dựa trên các yếu tố hiện trường với bao nhiêu vết thương, bao nhiêu phát đạn và những dấu vết khác xảy ra tại hiện trường vụ án.
Tóm lại, thì kết luận điều tra phải xác định rõ ai là kẻ giết người với động cơ mục đích như thế nào.
Với câu hỏi rằng liệu có sự thống nhất ý chí hay không trong quá trình giết chết ông Lê Đình Kình trong quan điểm hành động giữa chính quyền với bên an ninh và giữa chính quyền với bên Ủy ban TW Đảng và Bộ chính trị ?
TS Hà Hoàng Hợp không thể trả lời cụ thể, tuy nhiên ông kể lại lịch sử và bối cảnh xảy câu chuyện từ tháng 4/2017 cho đến khi xảy ra vụ việc ngày 9/1/2020.

Trước đó, hồi tháng 4/2017 đã xảy ra sự việc cả đơn vị điều tra của quân đội đã dẫn dụ cụ Lê Đình Kình ra ngoài cánh đồng Sênh – với mục đích là để ông Kình chỉ ranh giới 59 Ha đất nông nghiệp, và sau đó họ đã cưỡng chế đánh ông gẫy chân và bắt nhốt

Hình ảnh nhiều vết đạn bắn trong nhà ông Lê Đình Kình được chụp bởi TS Nguyễn Quang A

Sự việc dẫn đến là cả Công an và Quân đội cùng tham gia đánh gãy xương hông làm gẫy chân ông Lê Đình Kình. Khiến dân làng Đồng Tâm buộc lòng bắt giữ 38 Cảnh sát cơ động và cán bộ chính quyền.
Sau đó ông Lê Đình Kình được đưa đi chữa bệnh đồng thời ngày 21/04, theo đề nghị của Công an Hà Nội thì “Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ ông Lê Đình Kình“. Và người dân Đồng Tâm cũng thả mấy chục người Cảnh sát cơ động kia ra.
Theo góc độ hình sự thì về phía dân làng Đồng Tâm là có việc vi phạm chống người thi hành công vụ và phía Công an đã khởi tố vụ án hồi năm 2017.

Sự việc dẫn đến quan điểm khác nhau về cái 59 Hecta đất Đồng Sênh.

Ngày 27/8/2019 Thanh tra CP và UBND Hà nội có đến Đồng tâm và nói rằng 59 Ha ấy là đất giao cho quân đội. Tuy nhiên phía người dân nói tài liệu mà phía nhà nước đưa ra là chưa đủ căn cứ.
Dân đòi phải có quyết định của Hội đồng bộ trưởng – thì dân Đồng Tâm sẽ chấp hành.
Lẽ ra tranh chấp vấn đề ấy chỉ là tranh chấp dân sự và tuyệt đối không được được dùng bạo lực để giải quyết như cái nửa đêm và rạng sáng ngày 9/1/2020 ấy.

Nay đã vừa tròn 1 tháng ngày mà ông Lê Đình Kình bị giết, yêu cầu của TS Hà Hoàng Hợp cũng như hàng triệu người dân Việt Nam trong và ngoài nước đòi hỏi công lý phải được thực thi.

Hình ảnh vỏ đạn đầu đạn và quả nổ của Bộ Công an thu gom được trong nhà ông Lê Đình Kình được gia đình lưu giữ

Người ta không bao giờ và không thể nào lấp liếm được một vụ giết người. Sẽ có một ngày sự việc cần phải đưa ra ánh sáng.
Quay lại câu hỏi rằng liệu người ta có kỳ vọng vào ông Vương Đình Huệ để giải oan cho sự việc giết người ở làng Đồng Tâm hay không?

Ts Hà Hoàng Hợp vẫn trả lời rằng “có” – và giải thích thêm rằng:
Sự việc Đồng Tâm ngày 9/1 xảy ra đã gây ra một sự chia rẽ rất lớn trong dư luận với hai phe đối nghịch nhau. Một phía bênh vực cho 3 Cảnh sát cơ động bị chết và cho rằng phía ông Kình và những người liên quan gây ra cái chết của 3 Cảnh sát cơ động và tạo nên sự căm thù đối với ông Lê Đình Kình.
Tuy nhiên theo TS Hợp thì người bình thường không nghĩ như thế, bởi lẽ Ông Lê Đình Kình là người có hiểu biết về Pháp luật nói chung Pháp luật đất đai nói riêng. Ông Kình có thời gian tham gia hoạt động chính trị và không bao giờ có chủ trương bạo động. Ts Hợp cho rằng ông Lê Đình Kình là một con người chính trực.
Và cũng chính vì sự chia rẽ ấy mà nhu cầu của công luận dẫn đến như cầu phải có cuộc điều tra trung thực và độc lập như đã nêu trên.

Đảng cộng sản Việt Nam mà người đứng đầu là ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc luôn hô hào là “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”, nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại khi câu khẩu hiệu đó đã biến thành thành Nhà nước của một thiểu số đảng viên, do Đảng cộng sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo và vì sự cai trị của đảng.
Điều đó đã dẫn đến mâu thuẫn xã hội, đối đầu ngày càng gia tăng giữa một số đảng viên có đặc quyền với phần còn lại là trên 90 triệu người dân Việt Nam.

Khi đảng quyền bị đặt trên pháp quyền, thì những vụ thảm sát như Đồng Tâm sẽ còn tiếp diễn, ông Vương Đình Huệ cũng chỉ là một cá nhân trong đảng, không thể chỉnh lỗi của cả một hệ thống theo Chủ nghĩa Cộng sản chết chóc và đầy sai lầm.

Chỉ còn cách duy nhất, là toàn dân đồng lòng xóa đi xiềng xích độc tài cộng sản, để xây dựng một Việt Nam thịnh vượng, công bằng, Dân chủ và Tự do.

Trung Hiếu từ TpHCM – Thoibao.de (Tổng hợp)

Kasse animation 7.8.2023