FACEBOOK ĐÃ BỊ LẠM DỤNG ĐỂ NGĂN CHẶN CÁC QUAN ĐIỂM ĐỐI LẬP

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới đăng tải bài viết hôm 21.12.2018 về việc ông Lê Trung Khoa bị Facebook khóa tài khoản vì đã đăng tải các bài viết về chính trị Việt Nam

Facebook đang bị lạm dụng một cách có hệ thống để kiểm duyệt các blogger Việt Nam đang sống lưu vong ở nước ngoài. Theo thông tin của tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vài tháng trước, mạng xã hội này đã liên tục xóa và chặn các tài khoản của các cá nhân bị cho là đã vi phạm “Các tiêu chuẩn Cộng đồng”.

Trường hợp gần đây nhất bị chặn tài khoản là ông Lê Trung Khoa, một nhà báo sinh sống tại Đức, vì ông đã đăng tải một video ở Đức để chỉ trích chính phủ Việt Nam. Sau đó Facebook đã thừa nhận rằng mạng xã hội này đang phải chịu một “đợt tấn công có chủ đích” và thông báo đã cải thiện vấn đề. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trường hợp của ông Lê Trung Khoa không phải là trường hợp cá biệt. Tổ chức RSF ở Đức đã trình lên Facebook 23 trường hợp tương tự, bao gồm cả trường hợp của blogger Bùi Thanh Hiếu người Việt Nam.

Ông Christian Mihr, người điều hành tổ chức Phóng viên không biên giới (ROG)

Ông Christian Mihr, Giám đốc điều hành của RSF cho biết “Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rõ ràng là chính phủ Việt Nam đang sử dụng không gian số để chặn đứng các ý kiến đối lập của cộng đồng người Việt sống ở nước ngoài. Những người chịu trách nhiệm phải chấm dứt ngay tình trạng này và phải tôn trọng quyền tự do báo chí.”

Mihr added: “For many journalists Facebook offers the chance to report freely, but apparently the company is unable to prevent this censorship-like abuse. Democratic oversight of the company is needed to effectively strengthen the rights of users.”

Ông Mihr cũng nói thêm rằng: “Đối với nhiều nhà báo, Facebook cho họ cơ hội để báo cáo khá thoải mái, nhưng rõ ràng là Facebook không đủ khả năng để ngăn chặn việc lạm dụng chức năng ‘kiểm duyệt like‚ này. ”

“Tấn công có chủ đích”

Phỏng vấn luật sư Nguyễn Văn Đài trước Quốc hội CHLB Đức, ngay sau phiên điều trần nhân quyền Việt Nam tại đây hôm 11.09.2018. 

Các vụ việc chặn nội dung trên Facebook như thế này được đưa ra ánh sáng sau khi ông Lê Trung Khoa liên lạc với RSF tại Đức để được giúp đỡ hồi giữa tháng Mười Một vừa qua và công khai vụ việc này. Ông Lê Trung Khoa điều hành một trang tin tức song ngữ là thoibao.de nhận được 2,7 triệu clicks mỗi tháng và chuyên đưa tin tức về nền chính trị Việt Nam. Ở trên mạng, ông Khoa bị tố cáo là “kẻ phản quốc” và nhận được rất nhiều lời đe dọa đến tính mạng sau khi ông tìm hiểu và nghiên cứu về vụ việc doanh nhân Trịnh Xuân Thanh được cho là bị bắt cóc tại Berlin. Vào tối này 8/11, ông Khoa tuyên bố rằng hôm sau ông sẽ đăng tải một video phỏng vấn luật sư Nguyễn Văn Đài trên trang Facebook của Thoibao.de. Ông Đài đã được mời đến dự buổi họp của hội đồng nhân quyền tại Quốc hội Đức.

Ngay sau đó, ông Khoa nhận được email từ Facebook thông báo rằng tài khoản của ông bị khóa vì đã vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng. Ông Khoa đã dùng các cơ chế khiếu nại của Facebook để mở lại tài khoản, nhưng đến vài ngày sau, dưới sức ép của RSF và các nhà hoạt động khác, cuối cùng Facebook đã ra thông báo rằng ông Khoa là nạn nhân của một vụ “tấn công có chủ đích” và đã bỏ khóa tài khoản của ông. Theo Facebook, nhiều người nặc danh đã cài đặt tài khoản Facebook của ông Khoa là admin cho một trang chứa đựng nội dung vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng mà không có sự đồng ý của ông ấy. Facebook cũng không thông báo thêm bất kỳ thông tin chi tiết nào khác về những kẻ tấn công này. Tuy nhiên, những chuyên gia đều cho rằng vụ việc này có liên quan đến chính trị.

Một trong những lý do khiến Facebook trở nên phổ biến ở các quốc gia bị hạn chế quyền tự do báo chí chính là rất khó để kiểm duyệt nội dung trên nền tảng này. Lựa chọn duy nhất cho các chính phủ chính là chặn Facebook hoàn toàn – nhưng phần lớn đều không dám thực hiện triệt để. Tuy nhiên, những nước này có thể sử dụng tính năng báo cáo người dùng đã vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng, từ đó khiến các tài khoản này bị Facebook khóa lại.

“Vi phạm các Tiêu chuẩn Cộng đồng”

Ngay khi ông Lê Trung Khoa có thể đăng nhập lại Facebook, ông đã viết một bản khiếu nại trên trang của mình kêu gọi người dùng hãy báo cáo những trường hợp tương tự và cung cấp bằng chứng dưới dạng ảnh chụp màn hình. Trong ít ngày sau đó, ông Khoa đã nhận được 23 báo cáo từ những người đang sinh sống trong và ngoài Việt Nam, vốn luôn đăng tải những bình luận về chính trị trên Facebook. RSF đã kiểm tra các trường hợp này và chuyển đến Facebook vào ngày 27/11. Đối với một số trường hợp, Facebook đã xóa các bài đăng cá nhân, một số khác bị khóa tài khoản từ vài ngày cho đến vài tháng. Đối với trường hợp này, Facebook cũng chỉ biện minh bằng lý do “vi phạm các Tiêu chuẩn Cộng đồng”.

Ông Bùi Thanh Hiếu ( Blogger Người Buôn Gió ) tại văn phòng làm việc ở Berlin

Ông Bùi Thanh Hiếu, một blogger và là một tác giả đang sinh sống tại Đức, là một trong những người bị ảnh hưởng của đợt tấn công này. Blog của ông Hiếu là một trong những trang nổi tiếng nhất ở Việt Nam và phần lớn nội dung trên blog cũng được đăng tải lên Facebook. Tài khoản Facebook của ông Hiếu có hơn 160,000 người theo dõi. Kể từ tháng Một năm nay, tài khoản của ông Hiếu liên tục bị khóa vì bị cho là đã vi phạm bản quyền. Chiến thuật của những kẻ tấn công chỉ đơn giản là copy hình ảnh của ông Hiếu, rồi tải lên các trang của họ và báo cáo với Facebook rằng ông Hiếu không sở hữu bản quyền cho các hình ảnh này – ngay cả khi sự thật hoàn toàn ngược lại. Vào ngày 2/10, Facebook đã khóa vĩnh viễn tài khoản của ông Hiếu vì hành vi “liên tiếp lặp lại các vi phạm”. Hiện RSF đã gửi email phản hồi về vụ việc này.

“Tiêu chuẩn cộng đồng” được Facebook ban hành ngày 24/4/2018 thường xuyên được lấy làm lý do để gỡ các bài đăng hoặc khóa tài khoản của các cá nhân bình luận về chính trị trên Facebook.

Facebook không hề đưa ra lời giải thích đầy đủ

Khi được hỏi về vụ việc của ông Lê Trung Khoa, Facebook giải thích rằng công ty này đã ngay lập tức thực hiện các biện pháp để đảm bảo rằng sẽ không còn ai bị thêm vào các trang hoặc các nhóm trên Facebook mà không được sự cho phép. Facebook cũng cho biết trường hợp của ông Khoa không phải là lý do duy nhất khiến Facebook phải ra tay hành động mà là do những trường hợp tương tự đã xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Bình luận về 23 trường hợp khác của Việt Nam, vị phát ngôn viên của Facebook cho biết một số người đã trở thành nạn nhân của những hành vi tấn công có chủ đích tương tự và nền tảng này đang xử lý để bỏ khóa tài khoản của họ. Tuy nhiên, Facebook không hề giải thích lý do vì sao các blogger và những người chỉ trích khác không phải là nạn nhân của vụ tấn công này nhưng vẫn bị khóa tài khoản.

Với 26 nhà báo đang bị bỏ tù, Việt Nam là một trong những quốc gia có số lượng nhà báo bị ngồi tù cao nhất thế giới. Theo chỉ số tự do báo chí năm 2018 của RSF, Việt Nam đứng thứ 175 trên tổng số 180 quốc gia.

Hoàng Trang – Thoibao.de biên dịch theo công bố của Tổ chức phóng viên không biên giới đưa ra hôm 21.12.2018.

Link: https://rsf.org/en/news/vietnam-how-facebook-being-abused-silence-critics-germany



>> Bộ Tư pháp Mỹ tố cáo Trung Quốc ăn cắp dữ liệu thông tin trên thế giới 

>> Hải quan Đức tịch thu hơn 100.000 lươn con định nhập lậu về Việt Nam 

>> Báo động tệ nạn trộm cắp có tổ chức của người Việt tại siêu thị Đức 

>> Vật thể lạ ở vùng biển Việt Nam 

>> Người Việt tại Đức đưa Phật đến nhà hàng và tôn giáo „định hướng XHCN“ 

>> Một nhà báo Việt Nam tại Đức vẫn bị kiểm duyệt 

>> Đức: Cảnh sát tịch thu tiền, khóa tài khoản và bắt giữ nhiều người Việt Nam tiêu thụ đồ ăn cắp 

>> Lỗ hổng Facebook đã được lấp lại, sau khi trang Thời Báo yêu cầu Facebook giải trình vụ tài khoản bị khóa

>> Đức: Xét xử một người Hà Lan gốc Việt vì tình nghi trồng cần sa 

>> ĐẠI DIỆN CÁC CƠ QUAN NGOẠI GIAO TẠI HÀ NỘI ĐỌC BẢN TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN BẰNG TIẾNG MẸ ĐẺ

Kasse animation 7.8.2023