Lê Hồng Quang bất ngờ ra bản tuyên bố phủ nhận các cáo buộc dính dáng đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và đe dọa kiện báo chí Slovakia và Đức

Lê Hồng Quang là người giữ nhiều chức vụ về phía Slovakia và phía Việt Nam: Cố vấn cho Thủ tướng Robert Fico, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Slovakia tại Hà Nội, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Slovakia và Chủ tịch Phòng Thương mại Slovakia – Việt Nam tại thủ đô Bratislava
Văn phòng du lịch của ông Lê Hồng Quang tại Slovakia : Rolnícka 9095/142, 831 07 Vajnory, Slowakei

Sau một thời gian “mất tích” (tuần rồi một số báo chí Slovakia đã chạy hàng tít “Lê Hồng Quang mất tích”), bất ngờ vào chiều hôm qua ngày 16/08/2018 ông Lê Hồng Quang ra một bản tuyên bố (bằng văn bản), trong đó ông bác bỏ tất cả các cáo buộc và đe dọa kiện báo chí truyền thông Slovakia và Đức. Nhưng cho đến giờ phút này ông Quang vẫn chưa xuất hiện, không biết ông đang ở đâu?

Một số chính trị gia và nhân vật Slovakia có thể đã tham gia vào vụ đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi EU bằng chuyên cơ của chính phủ Slovakia. Trong số những nghi can quan trọng có ông Lê Hồng Quang, cố vấn cho Thủ tướng Robert Fico (Thủ tướng Slovakia trong thời điểm đó).

Từ nhiều tuần lễ nay, báo chí truyền thông Slovakia tìm gặp ông Lê Hồng Quang để phỏng vấn, nhưng không tiếp cận được. Phóng viên đã đến tận văn phòng công ty du lịch Viba.Air của ông ở thủ đô Bratislava. Nhân viên trong cửa hàng thịt hàng xóm trả lời cũng không thấy ông Quang. Ở nhà thuốc tây kế bên, các nhân viên nói rằng công ty du lịch này đã đóng cửa cách đây khoảng một năm.

Đối diện với văn phòng công ty du lịch Viba.Air là mảnh đất do hai vợ chồng ông Lê Hồng Quang sở hữu, trên đó là một ngôi nhà đã được nâng cấp. Phóng viên đã bấm chuông nhưng không ai mở cửa, mặc dù nhìn thấy chiếc Mercedes sang trọng của ông Quang đậu phía trước.

(Video phóng viên báo Hlavne.sk của Slovakia tới tìm ông Lê Hồng Quang, nhưng không gặp và đã trao đổi với những người hàng xóm của ông Quang. Link : https://www.youtube.com/watch?v=n6QKFi2B2PI&feature=youtu.be)

Sau một thời gian “mất tích” (tuần rồi một số báo chí Slovakia đã chạy hàng tít “Lê Hồng Quang mất tích”), bất ngờ vào chiều hôm qua ngày 16/08/2018 ông Lê Hồng Quang ra một bản tuyên bố (bằng văn bản), trong đó ông bác bỏ tất cả các cáo buộc và đe dọa kiện báo chí truyền thông Slovakia và Đức. Nhưng cho đến giờ phút này ông Quang vẫn chưa xuất hiện, không biết ông đang ở đâu?

Mở đầu bản tuyên bố, ông Quang viết: “Tình trạng hiện tại trong đời sống chính trị xã hội và truyền thông của Slovakia buộc tôi phải phản ứng đối với những tin tức báo chí và những phát biểu về mối quan hệ của tôi với giới truyền thông”.

Trong bản tuyên bố, ông Lê Hồng Quang phủ nhận tất cả các cáo buộc, ông khẳng định: “Tôi tin rằng trong một xã hội tôn trọng các quyền và tự do cá nhân của công dân, những lý do cho một sự cáo buộc công khai [có ý thức và tích cực] tham gia vào tội phạm có tổ chức, chắc chắn là không đủ. Còn hơn thế nữa, bởi vì tôi không tham gia vào việc chuẩn bị, tổ chức và thực hiện việc đưa Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam. Ngoài các thông tin của truyền thông báo chí, tôi không hề biết về chuyện này”.

Về nguyên do tại sao có những cáo buộc như vậy, ông Lê Hồng Quang cho rằng ông là nạn nhân của kỳ thị chủng tộc, ông bị báo chí truyền thông Slovakia và Đức biến ông thành tội phạm vì “một thực tế rằng tôi, giống như hàng nghìn thành viên của thiểu số mà họ thuộc về, là người gốc Việt” và “ngoài nguồn gốc và sắc tộc của tôi, không có thể có lý do đáng kể nào khác”.

Chính phủ Slovakia xem xét tạm thời chưa bổ nhiệm Đại sứ tới Việt Nam vì vụ bắt cóc TXT. Ảnh: Đại sứ quán Slovakia ở Hà Nội, nơi ông Lê Hồng Quang từng là Đại biện lâm thời trước khi bị cho ra khỏi ngành Ngoại giao Slovakia vào tháng 6/ 2018. 

Ngoài ra, ông Lê Hồng Quang cũng phủ nhận các cáo buộc tham nhũng: „Theo nhật báo TAZ của Đức, trong thời gian làm việc tại đại sứ quán Slovakia tại Hà Nội tôi nhận hối lộ 3.000 euro cho một visa du lịch. Tại Đại sứ quán Slovakia tại Việt Nam, trong thời gian tôi là người đứng đầu đại diện (với chức vụ Đại biện lâm thời) trong giai đoạn từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018. Trong thời gian thi hành nhiệm vụ, tôi không có cấp một visa du lịch nào cả. Việc cấp visa du lịch được cung cấp một cách minh bạch thông qua hệ thống thông tin lãnh sự cùng với Bộ Ngoại giao và Sở Cảnh sát Biên phòng Slovakia“.

Ông Quang cho rằng nhật báo TAZ có lẽ nhận được những thông tin từ „các cá nhân muốn báo chí phổ biến nó để đạt được một lợi thế trong việc đáp ứng tham vọng quyền lực của họ“.

Trong bản tuyên bố, ông Lê Hồng Quang nhấn mạnh: “Khác với những phát biểu trước đây, tôi sẽ không thể hiện bản thân mình từ vị trí của người đại diện Slovakia (Đại biện lâm thời Đại sứ quán Slovakia tại Hà Nội), kể từ hôm nay tôi ở bên ngoài một chức vụ công cộng hoặc một mối quan hệ với công việc nhà nước Slovakia. Ngược lại, tôi sẽ đặt mình vào vị trí của công dân Slovakia có gốc Việt Nam, người bị tổn hại bởi những hành vi vu khống một cách liên tục và các mưu đồ vô đạo đức, đặc biệt là bởi một số phương tiện truyền thông”.

Ông Lê Hồng Quang muốn nói rằng ông không còn là một nhân vật công cộng, cho nên báo chí truyền thông không được phép xâm phạm vào lãnh vực đời tư của ông thí dụ như cử phóng viên đi tìm ông phỏng vấn, đăng hình ảnh xe Mercedes và nhà riêng của ông v.v.

Tôi đã nộp một tuyên bố riêng trên cương vị công chức nhà nước Slovakia để bảo vệ chủ yếu quyền lợi nước ngoài của Cộng hòa Slovakia. Không có vấn đề nào ở trên là đạo đức, chuyên nghiệp hay khác với kỳ thị chủng tộc. Tôi đã giải thích tất cả những sự kiện này và giải thích cho các cơ quan có thẩm quyền. Nhưng tôi sẽ không trả lời truyền thông báo chí, họ không chỉ có những lời đơm đặt khoác lác và những lời xúc phạm thù ghét người nước ngoài, mà họ còn theo dõi và can nhiễu vào phạm vi riêng tư của tôi. Một lần nữa, tôi lưu ý rằng hiện tại tôi là một cá nhân không có một chức vụ công hoặc dịch vụ dân sự nào“.

Cuối bản tuyên bố, ông Lê Hồng Quang đã gián tiếp đe dọa sẽ kiện báo chí Slovakia và Đức, khi ông đề cập đến „khả năng tự vệ của nạn nhân“ liên quan đến „việc kiện tụng lâu dài và tốn kém“ ở Slovakia và „tuy nhiên, tôi hoàn toàn sẵn sàng hợp tác với các cơ quan công quyền, đặc biệt là với các cơ quan thực thi pháp luật“.

Hành trình bắt cóc Trịnh Xuân Thanh được báo chí Slovakia mô tả chi tiết với sự liên quan tới chiếc máy bay của Chính phủ nước này đã cho Tô Lâm mượn hôm 26.7.2017, bị nghi ngờ dùng để chở TXT từ Bratislava sang Moscow.
Lê Hồng Quang cùng Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kalniak thăm một nhà máy sản xuất thiết bị an ninh của bộ Công an Việt Nam.
Người cố vấn của Thủ tướng Robert Fico, ông Lê Hồng Quang, ngồi đối diện với Bộ trưởng Tô Lâm và bên cạnh là Thủ tướng Robert Fico – Ảnh chụp chuyến thăm Slovakia hồi tháng 3 năm 2016.

Hiếu Bá Linh – Thoibao.de

>> Cựu Bộ trưởng Bộ ngoại giao Séc tuyên bố: „Việt Nam là tâm điểm của tội phạm có tổ chức. Quốc gia này đã trở thành một nguy cơ an ninh hàng đầu”.

>> Đại án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Chính phủ Pháp chính thức điều tra dính líu của mật vụ và Đại sứ quán Việt Nam tại Paris

>> Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tiếp đón một cách lạnh nhạt tại Pháp 

>> Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Trung tướng tình báo Đường Minh Hưng sơ hở

>> Ngoại trưởng Slovakia phản ứng về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Không bổ nhiệm một vị Đại sứ đến Hà Nội và sẽ có những biện pháp tiếp theo

>> Bị cáo Nguyễn Hải Long đưa đơn kháng nghị phúc tra – Tòa án Liên bang Đức xem xét ra sao?

>> Nhà nước Slovakia bị khủng hoảng vì vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

>> Lê Hồng Quang giữ vai trò gì trong vụ Tô Lâm mượn chuyên cơ của chính phủ Slovakia bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đưa về Việt Nam? 

>> Cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia có thể phải đối mặt với truy tố hình sự vì tiếp tay cho Tô Lâm bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

>> Một phát giác mới: Chính cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia đã giúp ông Tô Lâm đưa Trịnh Xuân Thanh về nước


 

Kasse animation 7.8.2023