Toàn văn Thư kiến nghị Thủ tướng Đức đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự hội nghị G20 của cộng đồng người Việt Nam tại Châu Âu.

Kính thưa bà Thủ tướng Liên bang,

Berlin, ngày 29 tháng 6 năm 2017

Kính thưa bà Thủ tướng Liên bang,

thay mặt Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức và các hội đoàn người Việt Nam tại châu Âu, chúng tôi xin gửi tới bà Thủ tướng và Chính phủ Liên bang Đức lời chào trân trọng.

Bằng thư kiến nghị này, chúng tôi mong muốn lưu ý  bà Thủ tướng và Chính phủ Liên bang về những hoạt động vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc nhằm khẳng định những đòi hỏi chủ quyền phi lý của họ trên Biển Đông (Biển Hoa Nam), gây ra rất nhiều sự kiện căng thẳng và bất ổn định trong khu vực, đồng thời xin kiến nghị bà Thủ tướng lên án những hành động đó.   Trong nhiệm kỳ Chủ tịch G-20 của Đức năm 2017, cùng với việc nước Đức thực sự là một trong các quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn nhất, luôn sẵn sàng thực thi trách nhiệm trong các sự kiện quốc tế, chúng tôi cũng hy vọng rằng bà Thủ tướng sẽ đưa vấn đề  giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh hải trên thế giới – trong đó có Biển Đông – trên cơ sở  các giải  pháp hoà bình, vào chương trình nghị sự và trong tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Hamburg trong tháng 7.2017.

Thưa bà Thủ tướng,

với sự tự tôn của một cường quốc, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã tiến hành  trong những năm qua nhiều bước đi hiếu chiến, nhằm củng cố những đòi hỏi chủ quyền  phi cơ sở   của họ trên Biển Đông. Trung Quốc ngày càng lộ rõ ý đồ độc chiếm toàn bộ Biển Đông. Đó là mối lo ngại lớn không chỉ đối với các nước nằm trực tiếp trong vùng mà còn  đối với những nước khác có quyền lợi trong sự an toàn của tuyến giao thông hàng hải qua đây.

Mặc dù TQ đã ký kết Công ước quốc tế (UNCLOS) năm 1982, nhưng họ vẫn luôn lặp lại những đòi hỏi chủ quyền ngang ngược bằng những cái gọi là „tài liệu lịch sử“ của họ.

Đặc biệt, TQ đã đưa ra yêu sách „đường 9 đoạn“ bao trùm 90% Biển Đông, gồm cả vùng thềm lục địa với đặc quyền kinh tế của các nước khác. Năm 2014, TQ đã đặt giàn khoan khổng lồ „Haiyang Shiyou 981“ trong vùng kinh tế của Vietnam, đồng thời, đưa đến hàng trăm tàu biển, kể cả  tàu chiến lớn và máy bay chiến đấu để „bảo vệ“. Thực tế là, TQ đã cố tình tạo ra các tình huống khiêu khích lực lương cảnh sát biển của Vietnam nhằm cản trở và thậm chí tấn công họ.

Để đạt được các đòi hỏi chủ quyền của họ, hàng năm TQ đã ngang nhiên đưa ra các lệnh cấm đánh cá hoàn toàn vô căn cứ. Riêng năm nay, lệnh cấm đánh cá của TQ kéo daì từ 01.5 đến 16.8 trong quần đảo Hoàng Sa, bên ngoài vùng kinh tế của họ, mặc dù họ  hoàn toàn không có bất cứ quyền hợp pháp nào để làm điều đó. Việc cấm đánh cá này đã hiển nhiên vi phạm luật pháp quốc tế, chống lại Công ước UNCLOS 1982 và các thoả thuận ứng sử trong tranh chấp chủ quyền giữa các nước Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN) và TQ năm 2002.

Hành động đặc biệt đáng báo động là TQ bỏ qua mọi cảnh báo về hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường sinh thái biển do họ gây ra khi bồi đắp các đảo nhỏ và bãi đá trong các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa  thành các đảo nhân tạo, kể cả các căn cứ quân sự với các đường băng cho máy bay quân sự cỡ lớn với các thiết bị hiện đại, có thể kiểm soát một vùng biển rộng lớn và đất liền của các nước Vietnam, Philippinen, Indonesien.  Bằng các căn cứ quân sự đó, TQ muốn tạo ra sự hiện diện quân sự lâu dài trên Biển Đông, ngay cả sau khi toà trọng tài quốc tế tại Den Haag (PCA) trong tháng 7. 2016 đã có phán quyết bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền không cơ sở của TQ trong một vụ kiện của Philippinen.

Cho đến nay, TQ đã coi thường tất cả các cảnh báo và chỉ trích của quốc tế cũng như bác bỏ mọi đề nghị dàn xếp đa phương để giải quyết tranh chấp, kể cả phán quyết của Toà PCA như đã nhắc đến ở trên.

Những hành động hiếu chiến và phi pháp của TQ trong thời gian qua thực sự cho thấy TQ sẽ tạo ra được sự kiểm soát trên toàn bộ Biển Đông. Việc quân sự hoá các đảo và đảo nhân tạo ở Biển Đông đe doạ  không những hoà bình và ổn định mà còn cả sự an toàn giao thông hàng hải trong vùng với  hơn 40%  lượng hàng hoá vận chuyển trên toàn thế giới. Vì thế, sự tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông là vấn đề ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều nước toàn cầu, chứ không phải chỉ là chuyện trong khu vực.

Nhiều nước dẫn đầu trên thế giới đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc của họ. Tại cuộc đối thoại an ninh Shangri-La năm nay, từ 02 đến 04.6.2017 tại Singapur, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis đã nêu rỏ, việc quân sự hoá Biển Đông của TQ là vi phạm luật pháp quốc tế, coi thường lợi ích của các nước khác và coi thường những biện pháp giải quyết tranh chấp trên Biển Đông đã được thoả thuận. Trong những tháng đầu năm 2017, hải quân Mỹ đã thường xuyên đưa  tàu sân bay tới Biển Đông, bảo vệ sự an toàn của giao thông đường biển và bác bỏ những đòi hỏi chủ quyền phi pháp của TQ. Tuyến bố chung của hội nghị thượng đỉnh các nước G7 tại Ý tháng 5.2017 cũng cho thấy sự quan ngại của G7 về tình hình tại Biển Đông và Biển Hoa Đông, cực lực phản đối mọi hành động đơn phương gây thêm căng thẳng trong các khu vực đó. Đồng thời kêu gọi tất cả các bên từ bỏ quân sự hoá tại các đảo tranh chấp.

TQ đã phớt lờ tất cả cảnh báo và chỉ trích quốc tế và vẫn tiếp tục các hoạt động phi pháp để quân sự  hoá Biển Đông. Vì thế chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế thể hiện quan điểm  rõ ràng hơn, mạnh mẽ hơn đối với TQ và  những đòi  hỏi chủ quyền phi lý của họ.

Thưa bà Thủ tướng,

là một quốc gia lớn, nước Đức có vai trò lãnh đạo không những ở châu Âu mà còn trên toàn thế giới với ảnh hưởng to lớn đối với các vấn đề quốc tế. Đặc biệt, nước Đức là một trong các quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới. Do đó, việc bảo đảm an toàn cho các tuyến đường biển chủ chốt là vô cùng quan trọng. Mọi sự bất ổn định do tranh chấp chủ quyền gây ra làm ảnh hưởng đến an toàn đường biển, gây tác hại cho thương mại quốc tế, chắc chắn sẽ có tác động tiêu cực tới ngành kinh tế xuất khẩu của nước Đức.

Trong bối cảnh đó, chúng tôi xin kiến nghị với bà Thủ tướng và Chính phủ Liên bang quan tâm nhiều hơn  và có quan điểm rõ ràng hơn đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông thông qua việc lên án các hoạt động phi pháp, hiếu chiến của TQ trên Biển Đông, yêu cầu  TQ chấm dứt các hoạt động đó, cũng như ủng hộ các biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế  trong việc giải quyết các tranh chấp. Chúng tôi cũng hy vọng rằng, bà Thủ tướng sẽ đưa các vấn đề tranh chấp chủ quyền biển trên toàn thế giới – trong đó có Biển Đông – và các biện pháp giải quyết trên cơ sở hoà bình vào chương trình nghị sự và trong tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh G-20 sắp tới tại Hamburg.

Mặc dù kiến nghi này chỉ thể hiện quan điểm của Liên hiệp người Việt toàn LB Đức và một số tổ chức người Vỉetnam ở châu Âu đối với hiện tình tranh chấp trên Biển Đông, chúng tôi tin rằng, cũng đã nói lên mối quan ngại của nhân dân Vietnam và nhiều công dân yêu chuộng hoà bình  trên toàn thế giới trước thái độ ngày càng hiếu chiến của TQ.

Chúng tôi hy vọng trong tương lai sẽ nhận được sự quan tâm, lưu ý nhiều hơn của bà Thủ tướng đối với tình hình rất nghiêm trọng của các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

Trân trọng!

         GS.TS.  Nguyen Van Thoai

Đại diện LHNV và một số hội đoàn người

Việt Nam tại châu Âu

             Đã ký

Ihrer Exzellenz der Bundeskanzlerin der Bundesrepublik Deutschland

Frau Dr. Angela Merkel

 

Bundeskanzleramt

Willy-Brandt-Straße 1

10557 Berlin

Berlin, den 29. Juni 2017

Sehr geehrte Frau Bundeskanzlerin,

im Namen des Bundesverbands der Vietnamesen in Deutschland e.V. und anderer Organisationen der Vietnamesen in der Bundesrepublik Deutschland und Europa möchten wir unsere herzlichsten Grüße an Sie und die Bundesregierung übermitteln.

Mit diesem Schreiben möchten wir Sie und die Bundesregierung auf die völkerrechtswidrigen Aktivitäten der Volksrepublik China zur Erhebung seiner unberechtigten Territorialansprüche im Südchinesischen Meer mit folgenreichen Spannungen und Instabilitäten in der Region als Konsequenz aufmerksam machen und zugleich an Sie appellieren, diese zu verurteilen. Im Zuge der deutschen G20-Präsidentschaft im Jahr 2017 und mit der Tatsache, dass Deutschland eine der einflussreichsten Nationen mit immer mehr Bereitschaft zur Übernahme von Verantwortung bei internationalen Angelegenheiten ist, hoffen wir auch, dass Sie maritime Territorialkonflikte auf der Welt – unter anderem im Südchinesischen Meer – und Lösungsansätze basierend auf friedlichen Mitteln als Thema auf die Tagesordnung und die Abschlusserklärung des kommenden G20-Gipfels, der im Juli 2017 in Hamburg stattfindet, setzen werden.

Sehr geehrte Frau Bundeskanzlerin,

Mit dem Selbstbewusstsein einer neuen Großmacht hat die Volksrepublik China in den letzten Jahren immer aggressivere Schritte eingeleitet, um ihre unbegründeten Gebietsansprüche im Südchinesischen Meer zu untermauern. Es wird immer deutlicher, dass China das gesamte Gebiet für sich allein beansprucht, was nicht nur für Anrainerstaaten, die direkt am Territorialkonflikt beteiligt sind, sondern auch für andere Länder mit Interesse an sicheren maritimen Transportrouten besorgniserregend ist.

Obwohl China das Seerechtsübereinkommen der Vereinten Nationen (UNCLOS) vom 1982 unterschrieben hat, hat es immer wieder absurde Hoheitsansprüche auf fast alle Inselgruppen und Seegebieten im Südchinesischen Meer mit angeblichen “historischen Belegen” erhoben.

Insbesondere beansprucht China ein riesiges Gebiet innerhalb der sogenannten “Neun-Striche-Line” mit 90 Prozent der Fläche des Südchinesischen Meeres, das weit in den Festlandsockel (darunter die ausschließliche Wirtschaftszone) anderer Länder in der Region hinein reicht. Im Mai 2014 erreichte der Territorialkonflikt im Südchinesischen Meer eine neue Eskalationsstufe mit der illegalen Verlegung der chinesischen Bohrinsel “Haiyang Shiyou 981” in Vietnams ausschließlicher Wirtschaftszone. China hat Hunderte von Begleitschiffen – darunter Militärschiffen – und Kampfflugzeuge mobilisiert, um die mobile Ölplattform angeblich zu “verteidigen”. In Wahrheit hat China mit gezielten Provokationen versucht, die vietnamesische Küstenwache an der Verteidigung der Gebietshoheit zu hindern und sogar anzugreifen.

Um ihre Gebietsansprüche durchzusetzen, hat die Volksrepublik China jedes Jahr einseitig immer wieder Fischfangverbote im Südchinesischen Meer verhängt, was vollkommen unbegründet ist. Auch in diesem Jahr will China den Fischfang vom 01. Mai bis 16. August im Gebiet um die Paracel-Inseln und in einem Teilgebiet des Golfes von Tonkin verbieten, obwohl es überhaupt kein Recht dazu hat, Regeln und Bestimmungen zu Fischfangaktivitäten außerhalb seiner ausschließlichen Wirtschaftszone aufzustellen. Das Verhängen von solchen Fischfangverboten ist eindeutig völkerrechtswidrig und verstößt gegen UNCLOS 1982 sowie andere internationale Vereinbarungen zum Verhalten im Territorialkonflikt im Südchinesischen Meer zwischen dem Verband Südostasiatischer Nationen (ASEAN) und China aus dem Jahr 2002.

Was aber richtig alarmierend ist, ist die Tatsache, dass China allen Warnungen vor schwerwiegenden ökologischen Folgen zum Trotz von langer Hand künstliche Inseln an vielen Riffen, Felsen, Atollen und Sandbänken der Spratly- und der Paracel-Inseln aufgeschüttet hat wie z.B. Fiery Cross Reef, Mischief-Riff, Subi-Riff, Johnson South Reef, Gaven-Riffe, Cuarteron-Riff (diese hat China schon im Jahr 1974 bzw. 1988 illegal besetzt), um darauf nicht nur zivile, sondern auch militärische Anlagen zu bauen. Selbst nach dem Urteil des Ständigen Schiedshofs in Den Haag (PCA) in einem Verfahren zwischen den Philippinen und der Volksrepublik China (12. Juli 2016), wobei große Teile der chinesischen Ansprüche im Südchinesischen Meer aufgrund fehlender rechtlicher Grundlage für nichtig erklärt wurden, setzte China die Bauarbeit von großen (hauptsächlich militärischen) Anlagen unvermindert fort. Bis zum heutigen Zeitpunkt hat China drei Luftwaffenstützpunkte  errichtet und ist gerade dabei, 24 Hallen für (Kampf-)Flugzeuge auf dem Fiery Cross Reef, dem Mischief-Riff und dem Subi-Riff, die zu den Spratly-Inseln zu bauen. Von diesen Luftwaffenstützpunkten aus kann China Kampfflugzeuge aller Art wie Jäger, strategische Bomber, Transportflugzeuge etc. mit einer Reichweite von 1.000 bis 1.500 km operieren. Damit  würden das zentrale und südliche Gebiet des Südchinesischen Meeres sowie das Festland von Vietnam, Indonesien und den Philippinen abgedeckt. Zudem hat China auf diesen drei Riffen hochmoderne Luftabwehrsysteme von kurzer und mittlerer Reichweite errichtet. Mit dem Bau von künstlichen Inseln und der Errichtung von (militärischen) Anlagen will China Fakten schaffen und seine militärische Präsenz im Südchinesischen Meer dauerhaft ausweiten.

Um das gesamte Südchinesische Meer für sich allein zu beanspruchen, hat China bisher alle internationale Kritiken und Warnungen ignoriert sowie alle multilaterale Verhandlungen zur

Konfliktlösung abgelehnt. Auch den oben erwähnten eindeutigen Schiedsspruch des Ständigen Schiedshofs in Den Haag hat China abgewiesen bzw. ignoriert. Zudem versucht China immer wieder, mit verschiedenen Mitteln viel Druck auf die am Territorialkonflikt beteiligten Länder auszuüben.

Chinas aggressive und völkerrechtswidrige Aktivitäten in der letzten Zeit zeigen, dass Peking praktisch die Kontrolle über das gesamte Südchinesische Meer haben wird. Die Militarisierung von Inseln im Südchinesischen Meer bedrohen nicht nur den Frieden und die Stabilität, sondern auch die freie Schifffahrt in der Region, durch die mehr als 40 Prozent der weltweiten Handelstransporte verlaufen. Daher ist der Territorialkonflikt im Südchinesischen Meer nicht mehr nur eine regionale, sondern auch eine globale Angelegenheit mit Folgen für die nationalen Interessen vieler Länder auf der Welt.

Führende Länder auf der Welt haben bereits ihre tiefe Besorgnisse zu diesem Konflikt zum Ausdruck gebracht. Beim diesjährigen Shangri-La-Dialog vom 02. bis 04. Juni 2017 in Singapur hat der US-Verteidigungsminister James Mattis klargestellt, dass die Militarisierung des Südchinesischen Meeres durch China gegen das internationale Recht verstößt, die Interessen anderer Staaten missachtet und die vereinbarten nicht konfrontativen Maßnahmen beim Territorialkonflikt im Südchinesischen Meer ignoriert. In den ersten Monaten des Jahres 2017 hat die US-Navy regelmäßig Flugzeugträgerverband ins Südchinesische Meer zum Patrouillieren geschickt, um die Bedeutung der ungehinderten Schiff- und Luftfahrt dort und die Ablehnung der absurden Gebietsansprüche Chinas hervorzuheben. Durch die Abschlusserklärung beim Gipfel in Italien im Mai 2017 zeigten sich die G7-Staaten auch besorgt über die Lage sowohl im Süd- als auch im Ostchinesischen Meer und waren strikt gegen jegliche einseitige Aktionen, die die Spannungen in diesen Regionen erhöhen könnten. Zudem wurden alle an den Konflikten beteiligten Parteien dazu aufgefordert, die umstrittenen Inseln zu demilitarisieren.

Nichtsdestotrotz hat China bisher alle internationale Kritiken und Warnungen ignoriert und setzt unerbittlich seine illegalen Aktivitäten zur Militarisierung des Südchinesischen Meeres fort. Deshalb ist die internationale Gemeinschaft aufgefordert, noch deutlicher und konsequenter Position zu China und seinen unberechtigten Territorialansprüchen zu beziehen.

Sehr geehrte Frau Bundeskanzlerin,

als eine große Nation hat Deutschland eine Führungsrolle nicht nur in Europa, sondern auch auf der ganzen Welt mit viel Einfluss auf internationale Angelegenheiten. Insbesondere ist Deutschland eine der größten Exportnationen. Daher ist für Deutschland die Absicherung wichtiger maritimer Transportwege von großer Bedeutung. Alle aus Konflikten resultierende Instabilitäten, die die Sicherheit von Seerouten für den Welthandel gefährden, werden die deutsche Exportwirtschaft negativ beeinflussen.

Vor diesem Hintergrund möchten wir an Sie und die Bundesregierung appellieren, sich mehr für den Territorialkonflikt im Südchinesischen Meer zu interessieren und deutlicher Stellung dazu zu beziehen, indem Sie Chinas aggressive und völkerrechtswidrige Aktivitäten im Südchinesischen Meer verurteilen und China zum Stopp dieser Aktivitäten auffordern sowie eine Konfliktlösung mit friedlichen, auf dem Völkerrecht basierten Mitteln unterstützen. Wir hoffen auch, dass Sie maritime Territorialkonflikte auf der Welt – unter anderem im Südchinesischen Meer – und Lösungsansätze basierend auf friedlichen Mitteln als Thema auf die Tagesordnung und die Abschlusserklärung des kommenden G20-Gipfels in Hamburg setzen werden.

Obwohl dieser Appell nur die Sicht des Bundesverbands der Vietnamesen in Deutschland e.V. und anderer Organisationen der Vietnamesen in Europa zu den Konflikten darstellt, glauben wir, nicht nur für alle Vietnamesen, sondern auch für viele friedliebende Bürger anderer Staaten auf der Welt mit ihren Sorgen über Chinas immer aggressiveres Verhalten sprechen zu können.

Wir hoffen, in Zukunft mehr Aufmerksamkeit und Interesse von Ihnen zu der sehr ernsten Lage des Territorialkonflikts im Südchinesischen Meer zu bekommen.

Hochachtungsvoll

    Gezeichnet

         Prof. Dr. Nguyen Van Thoai

Vorsitzender

Bundesverbands der Vietnamesen in Deutschland e.V.  

Kasse animation 7.8.2023