Ban Đảng của Tổng Trọng có dấu hiệu rạn nứt: Sự thật hay tin đồn?

Báo Tuổi Trẻ ngày 1/4 đưa tin, “Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc vụ Chủ tịch huyện Nhơn Trạch bị lừa hơn 171 tỉ đồng”. Bản tin cho biết, liên quan vụ Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện Nhơn Trạch Nguyễn Thị Giang Hương bị lừa đảo hơn 171 tỉ đồng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa vào cuộc, để kiểm tra các quy định của Đảng đối với người có chức vụ.

Nguồn tin của báo Tuổi Trẻ cho hay, đến thời điểm này, số tiền bà Giang Hương bị lừa đảo lên đến hơn 171 tỉ đồng, và Công an tỉnh Đồng Nai đã bắt được nhóm nghi can lừa đảo vị Chủ tịch huyện này.

Công luận thấy rằng, sự giàu có bất thường tới mức kinh ngạc của một quan chức như bà Giang Hương, lại là điều mà dư luận ở Việt Nam đã quá quen thuộc. Câu chuyện khôi hài mà giới quan chức dám tuyên bố, đó là họ giàu có nhờ buôn chổi đót, nuôi heo, chạy xe ôm, chứ không phải do tham nhũng.

Trên mạng xã hội, nhiều ý kiến cho rằng, lương bình quân của chủ tịch huyện chưa đến 10 triệu đồng/ tháng, thì 170 tỉ đồng tương đương với 1.700 tháng lương, tức là hơn 140 năm tiền lương, không ăn, không tiêu.

Nhiều ý kiến mỉa mai rằng, bà Chủ tịch huyện Giang Hương có nghề tay trái gì để hái ra cả núi tiền như vậy, sao không truyền “bí kíp” cho người dân biết để làm theo?

Bài viết “Bà Chủ tịch huyện bắt còng tiết kiệm được 170 tỷ đồng?” của tác giả Gió Bấc, đã tiết lộ “huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai vốn là vùng nông nghiệp ven biển, tiếp giáp với sân bay Long Thành, đang trên đường đô thị hóa thành khu du lịch, công nghiệp. Đất vàng, đất bạc, đất kim cương bao la”, nên việc Chủ tịch huyện Giang Hương có hơn 170 tỉ đồng chỉ là chuyện nhỏ.

Nhận xét này của nhà báo Gió Bấc, cũng tương đồng với ý kiến của nhà báo Linh Hoàng, cựu phóng viên báo Tuổi Trẻ:

“Muốn tiếp cận chủ tịch phải có quan hệ, có vị thế, người giới thiệu, quà ra mắt. Đó là chưa kể, muốn leo lên chức chủ tịch phải đạp lên bao người, chủ tịch lừa người ta thì có chứ ai lừa được chủ tịch”.

Trở lại thông tin Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc vụ này, được cho là với một sự rốt ráo khá bất thường. Theo Gió Bấc, luật lệ minh bạch của xứ Đông Lào yêu cầu cán bộ, công chức hàng năm phải kê khai tài sản. Cụ thể: “Bản kê khai của chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh, uỷ ban nhân dân các cấp sẽ được niêm yết tại trụ sở. Liệu bà Chủ tịch có thực hiện kê khai và cán bộ công chức huyện, tỉnh, có ai biết đến số tiền trên 170 tỷ đồng này hay không?”.

Điều vừa kể để thấy, việc bà Chủ tịch huyện Giang Hương có khối tài sản hơn 170 tỉ đồng, có liên quan đến trách nhiệm của Tổng Trọng, trong vai trò đứng đầu Cơ quan phòng chống tham nhũng và tiêu cực Trung ương.

Đánh giá về thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, công luận đưa ra các nhận xét chua xót rằng, quan chức tham nhũng chưa phải là giàu nhất, mà người giàu nhất là các quan chức chống tham nhũng.

Theo giới thạo tin, người đứng đầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú vốn có mối quan hệ trên mức bình thường với Bộ trưởng Công an Tô Lâm. Chưa kể tới việc, em vợ của ông Tô Lâm, Thiếu tướng Vũ Hồng Văn, nguyên Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ của Bộ Công an, nay đảm trách vai trò Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa 13.

Theo giới quan sát, việc ông Trần Cẩm Tú – người đứng đầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương, một thành viên lãnh đạo cấp cao của phe Nghệ Tĩnh, một phe cánh chủ lực luôn ủng hộ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, lại quá hăng hái vào cuộc xử lý vụ việc Chủ tịch huyện Nguyễn Thị Giang Hương có khối tài sản hơn 170 tỉ đồng, là điều hết sức bất thường đáng lo ngại.

Phải chăng, đó là dấu hiệu cho thấy, nội bộ Ban Đảng của Tổng Trọng đã xuất hiện sự thiếu thống nhất và phân hóa nội bộ?

Công khai minh bạch tài sản quan chức là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định sự thành bại của công cuộc phòng chống tham nhũng ở mọi quốc gia, kể cả ở Việt Nam.

Việc Tổng Trọng đã không gương mẫu, khi nhấn mạnh rằng, vấn đề kê khai tài sản cán bộ là vấn đề rất khó, nhạy cảm, bởi nó liên quan đến quyền đời tư, quyền bí mật cá nhân.

Công luận cho rằng, đó là một phát biểu nguỵ biện, tránh né. Nếu Tổng Trọng thực sự trong sạch, không tham nhũng, không có những tài sản bất minh, thì tại sao không dám công khai tài sản? Sao lại phải viện dẫn đến cả “quyền đời tư, quyền bí mật cá nhân”?

Đây được coi là một tử huyệt của Tổng Trọng, đang được Bộ trưởng Công an Tô Lâm tích cực khai thác, trong lúc, ông Trọng và phe cánh đang ở thế trận bị “thập diện mai phục”./.

 

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023