Hai người giúp Trương Mỹ Lan thâu tóm SCB tử vong cùng lúc, rất bí ẩn!

Mới đây, bà Trương Mỹ Lan đã tiết lộ danh tính của 2 nhân vật đã giúp bà thâu tóm Ngân hàng SCB. Chính 2 người này đã lên tiếng mời bà tham gia vào việc tái cơ cấu và hợp nhất 3 ngân hàng thành Ngân hàng SCB, vào đầu năm 2012.

Trong phiên tòa, bà Trương Mỹ Lan nói:

“Kính thưa Hội đồng Xét xử, lúc đó Ngân hàng Nhà nước nói với tôi rằng, ông Trần Minh Tuấn ấy và có ông Phạm Quý Ngọ, lúc đó là Tổng cục Cảnh sát, nói với tôi rằng, chị yên tâm, chúng tôi vì biết chị không phải là người làm ngân hàng, và chị sẽ không tham gia ngân hàng. Chúng tôi biết, chính vì thế chúng tôi mới cần chị. Bây giờ, bao nhiêu doanh nghiệp chúng tôi mời mấy tháng nay mà không ai vào cả, chị giúp ngân hàng đi”.

Như vậy là, danh tính của quan chức ngành ngân hàng yêu cầu bà Trương Mỹ Lan thâu tóm SCB, đã được công khai. Ông Trần Minh Tuấn là Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lúc đó, là cấp phó cho Nguyễn Văn Bình.

Ngày 7/1/2014, tại Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội, Dương Chí Dũng khai rằng, chính ông đã hối lộ ông Phạm Quý Ngọ 2 lần, lần đầu với 10 nghìn đô la Mỹ ở Tuần Châu, Quảng Ninh, nơi ông Ngọ đang nghỉ mát. Bà Phạm Thị Mai Phương, vợ Dương Chí Dũng, cũng khai trước tòa rằng, ngày 29/4/2013, bà đã cùng chồng đi thăm vợ chồng Phạm Quý Ngọ ở Tuần Châu, và có đưa tiền cho ông Ngọ. Lần thứ 2 là vào ngày 2/5/2013, tại nhà riêng của ông Ngọ, với số tiền là 500 nghìn đô la Mỹ. Ngoài ra, ông Dũng cũng khai đã giúp bà Trương Mỹ Lan của Công ty Vạn Thịnh Phát vào năm 2010, chuyển số tiền hối lộ 1 triệu USD cho ông Phạm Quý Ngọ.

Sau lời khai chấn động này, 18/2/2014, Tướng Phạm Quý Ngọ đã chết “bất đắc kỳ tử”, và mọi hướng điều tra liên quan đến ông bị đình chỉ.

Ông Ngọ được thông báo là chết do bệnh ung thư gan. Điều đáng nói là, bệnh nan y này chỉ bị phát hiện sau lời khai chấn động trên, và báo chí lúc đó được mở hết công suất để đưa tin rầm rộ. Cho nên, đến nay, cái chết của ông Ngọ vẫn còn là câu hỏi to tướng.

Còn ông Trần Minh Tuấn cũng đã chết vào ngày 12/2/2014, tức là chết trước ông Ngọ 6 ngày.

Không rõ, cái chết của ông Tuấn và ông Ngọ là do vô tình mà trùng vào cùng một thời điểm, hay là do một nguyên nhân nào khác. Tuy nhiên, việc 2 ông “rủ nhau” đi cùng một lúc, khiến nhiều người không khỏi đặt câu hỏi rằng, liệu cái chết của các ông có liên quan gì đến việc bà Lan thâu tóm ngân hàng SCB? Và liệu, có còn nhân vật nào lớn hơn, đứng đằng sau các ông, mà người này, bà Lan không thể khai trước tòa, hoặc thậm chí là bà cũng không biết đến sự tồn tại của người này hay không?

Liên quan đến bà Trương Mỹ Lan còn có ông Lê Thanh Hải, chính ông này đã giúp cho bà Lan thâu tóm hàng loạt khu đất vàng tại Sài Gòn, nhưng đến nay vẫn an toàn. Ngoài ra, việc Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đứng ra khuyên bà Lan thâu tóm ngân hàng, có phải là ý của bản thân ông Trần Minh Tuấn, hay là ý của lãnh đạo cao hơn? Lãnh đạo trực tiếp ông Tuấn là ông Nguyễn Văn Bình, lúc đó là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Còn người cao hơn nắm Chính phủ lúc đấy, là ông Nguyễn Tấn Dũng.

Được biết, trước khi làm Thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng là Phó Thủ tướng Thường trực kiêm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Có thể nói, Nguyễn Văn Bình là người được Nguyễn Tấn Dũng đưa lên.

Còn một câu hỏi to tướng nữa, là vì sao, ông Phạm Quý Ngọ – một Tướng Công an, tại sao lại tham gia vào việc sắp xếp tái cơ cấu cho ngân hàng? Vậy ông Phạm Quý Ngọ làm việc cho ai? Bởi nếu chỉ làm việc cho Bộ Công an, thì ông Ngọ không thể nào nhảy vào lĩnh vực ngân hàng được.

Như vậy, ngoài cái chết của 6 nhân vật liên quan đến Vạn Thịnh Phát, khi bà Trương Mỹ Lan bị khởi tố, thì trước đó, có đến 2 cái chết cũng rất đáng để đặt nghi vấn.

Vậy thì, vụ Vạn Thịnh Phát sẽ dẫn tới đâu? Chắc chắn, vụ này không dừng lại ở bà Trương Mỹ Lan, chẳng qua là lò chỉ đốt đến đấy mà thôi.

 

Trần Chương – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023