Bất động sản và kinh tế Việt Nam còn dặt dẹo đến 2026

Ngày 25/3, Facebooker – Kiến trúc sư Dương Quốc Chính, bình luận “Sốt ảo lòi” về tình trạng sốt giá chung cư hiện nay.

Thoibao.de giới thiệu bài viết này đến quý khán thính giả, nội dung như sau:

Cơn sốt giá nhà chung cư hiện tại, mình thấy rất có mùi thổi giá. Chủ yếu anh em đánh vào tâm lý tiếc tiền lãi ngân hàng quá thấp, để vợt lượng khách ít ỏi còn dư tiền nhàn rỗi. Chứng cũng đang ung do kinh tế trì trệ, tiền nhàn rỗi lồi ra 1 cục, nên anh em mới đi ôm bất động sản, rồi cùng nhau thổi giá. Tuy nhiên, lượng người dư tiền này cũng không quá nhiều đâu. Nên mua bán thực cũng không nhiều mà toàn anh em tung hứng với nhau để thoát hàng cũ.

Ngoài ra là còn dựa vào sự khan hiếm tạm thời, do thời điểm hiện tại đang là giao thời của luật lệ liên quan đến bất động sản, nên sẽ không có dự án mới được phê duyệt. Hiện tại, tâm lý chung của các doanh nghiệp phát triển bất động sản là nằm im, chờ luật ổn định, nên không ai chạy thêm dự án mới đâu. Nên những cái đang bán đều là cũ, hàng tồn chưa thoát kịp của đợt dư thừa vừa rồi.

Nói chung, sốt bất động sản mà tương đối lành mạnh, hợp lý, nó phải đi kèm với sự tăng trưởng kinh tế, chứng khoán cũng lên, kèm với lạm phát cũng tăng. Đại khái là đa số dân giàu lên nên nhu cầu về bất động sản tăng, là sự tăng trưởng hợp lý.

Còn ở Việt Nam, đôi khi, sốt bất động sản vào thời điểm kinh tế đình trệ, như đợt Covid hay như hiện nay, lại là do bất động sản là nơi cất giữ tiền, khi các kênh đầu tư, tiết kiệm khác không còn ý nghĩa. Như thế là sốt ảo, tức là toàn dân dư tiền đi găm để đầu cơ, chứ không phải nhu cầu thực.

Thị trường bất động sản chỉ thực sự được khơi thông, phát triển lành mạnh, khi luật lệ liên quan phải ổn định đầu tiên, rồi kinh tế tăng trưởng tốt. Riêng ở Việt Nam, khác với các nước phương Tây, thậm chí còn khác cả Tàu, đó là bất động sản phụ thuộc rất nhiều vào chính trị thượng tầng, vào đốt lò.

Bởi vì một lẽ đơn giản, anh em doanh nghiệp bất động sản có lẽ là con bò sữa của các phe phái chính trị. Anh em nuôi quan chức, buôn vua, bán chúa, chạy ghế… đều có doanh nghiệp bất động sản đứng sau. Cứ nhìn xem, các doanh nghiệp bị đánh dẫn tới quan chức bay ghế hay vào lò, đều là doanh nghiệp bất động sản hết.

Như Vạn Thịnh Phát, Tân Hoàng Minh, FLC và gần đây là Phúc Sơn. Doanh nghiệp bất động sản cấp tỉnh lẻ còn làm Chủ tịch nước bay chức cùng 3 chủ tịch, 1 Bí thư tỉnh vào lò. Vậy nên, nếu mà anh gì, mà ai cũng biết là ai, bị sờ, thì đảm bảo, chắc ít nhất nửa số quan chức đầu tỉnh có liên đới. Sẽ là đại địa chấn, sụp đổ nền kinh tế cũng nên!

Vụ Vạn Thịnh Phát, hiện Bộ Công an chưa mở rộng điều tra sang việc chị Lan abc quan chức các cấp, chắc khoanh vùng lại rồi. Chứ mà mở ra thì toang cả hệ thống chính trị. Vì gần 10 năm trước, Dương Chí Dũng khai trước tòa là chị đưa mấy trăm ngàn đô cho quan chức BCA, mà như cân đường hộp sữa. Gần đây, chị đưa quan chức cấp Vụ ở Ngân hàng Nhà nước đã 5,2 triệu đô rồi, mà tầm chị ấy phải chơi với uỷ viên Bộ Chính trị.

Vì thế, nếu lò cháy to là doanh nghiệp bất động sản cũng sẽ nằm im chờ thời, không dám làm thêm dự án. Vì chạy thêm dự án thì phải chung chi, mà quan chức thì sợ, không dám nhận, thì dự án khắc đình trệ, không có dự án mới. Mà việc đốt lò này sẽ còn mạnh ít nhất là tới 2026, là đỉnh điểm khi có Đại hội Đảng.

Vậy, xét theo các yếu tố trên, thì thị trường bất động sản sẽ phải dặt dẹo tới tầm 2026, có thể kèm theo nền kinh tế cũng vậy. Vì chính trị thượng tầng không ổn định là doanh nghiệp nói chung cũng có tâm lý thủ thế, chờ thời, chờ luật, chờ ổn định chính trị. Mà tầm đó thì các loại luật liên quan đến bất động sản mới ổn định được. Biết đâu, sang năm ra luật thuế bất động sản, có đánh thuế lũy tiến, thì anh em đang đi gom hàng lại vỡ mồm.

Tầm này cứ để anh em đầu cơ chăn lẫn nhau đi. Ai có nhu cầu thật thì chịu khó đi thuê nhà 1 – 2 năm nữa. Tiền nhiều quá không biết để làm gì thì cứ việc đu đỉnh nha. Còn khi nào bong bóng bể, bán tháo thì dân mua nhà nhu cầu để ở thực mới được nhờ.

 

Thu Phương – thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023