Triệu tập Bình “ruồi” đối chất với Trương Mỹ Lan, Tô Đại tính gì với Tổng Trọng?

Triệu tập Bình “ruồi” đối chất với Trương Mỹ Lan, Tô Đại tính gì với ông Tổng?

Phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và bà Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm, đã diễn ra hơn 10 ngày. Theo cáo trạng, bà Lan đã được Ngân hàng SCB xét duyệt hàng nghìn khoản vay, với tổng số tiền hơn 1 triệu tỉ đồng. Đến nay, sau khi trừ đi các tài sản bảo đảm có giá trị, thiệt hại mà bà Lan gây ra là hơn 498.000 tỉ đồng.

Ngoài ra, bà Lan còn bị cáo buộc tham ô tài sản của SCB, hơn 304.000 tỉ đồng, cùng với đó là hơn 129.000 tỉ đồng tiền lãi và các chi phí phát sinh.

Mới nhất, trong lời khai của bà Trương Mỹ Lan trước tòa, ngày 11/3, bà nói, bà “thực hiện theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, với yêu cầu bằng mọi giá phải làm sao sát nhập được 3 ngân hàng yếu kém”.

Theo báo Tuổi Trẻ, trong lời khai trước Tòa, bà Lan khẳng định:  “Ngân hàng Nhà nước nhờ tôi, phải đi kêu gọi bạn bè đầu tư, để làm sao phải nắm số cổ phần trên 65% nhóm này góp tiếng nói cùng bị cáo để hợp nhất thành công”.

Đồng thời, bà Lan cũng thừa nhận, mặc dù, bà không hiểu biết về lĩnh vực ngân hàng, nhưng bà vẫn được các lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khi đó, động viên bà đứng ra hợp nhất 3 ngân hàng yếu kém lại.

Được biết, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) ra đời vào ngày 1/1/2012, trên cơ sở hợp nhất 3 ngân hàng yếu kém là, Ngân hàng Sài Gòn, Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng Đệ Nhất.

Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng người Mỹ gốc Việt, hiện làm việc ở Hà Nội, cho rằng, những lời khai của bà Lan trước tòa, về chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước cần phải được xác minh thêm.

Theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, để xác minh lời khai của bà Lan, thì Hội đồng Xét xử cần phải triệu tập các lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, vào thời điểm đầu năm 2012, khi bà Lan đứng ra sáp nhập ba ngân hàng để đối chất. Được biết, vào thời điểm ngày 1/1/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là ông Nguyễn Văn Bình.

Dưới sự điều hành của Thống đốc Nguyễn Văn Bình, không chỉ có vụ bê bối Ngân hàng SCB đang xét xử hiện nay. Thống đốc Bình còn tạo ra hàng loạt đại án liên quan tới hệ thống ngân hàng!

Đáng chú ý là, đại án ngân hàng nào cũng gây thiệt hại ở mức hàng ngàn tỉ.

Ví dụ: Đại án ACB – Nguyễn Đức Kiên gây thiệt hại khoảng 3.000 tỉ. Đại án Vietin Bank – Huỳnh Thị Huyền Như thiệt hại 4.911 tỉ. Đại án Ocean Bank – Hà Văn Thắm thiệt hại hơn 5.300 tỉ. Đại án Sacombank – Trầm Bê thiệt hại khoảng 15.000 tỉ. Đại án Ngân hàng Xây dựng (VNCB) – Phạm Công Danh thiệt hại 18.000 tỉ,…

Ngoài ra, dưới thời Thống đốc Nguyễn Văn Bình, Ngân hàng Nhà nước còn có “sáng kiến” mua lại các ngân hàng tư nhân chuẩn bị đổ bể.

Lý do, “tiếp tục “tái cơ cấu hệ thống ngân hàng”, bảo vệ an ninh kinh tế – tài chính quốc gia”.

Nhưng, sau khi tái cơ cấu, các doanh nghiệp, ngân hàng lại tiếp tục lỗ hàng ngàn tỷ nữa, rồi họ lại kêu gào “tái cơ cấu” lần nữa.

 

Đó là lý do vì sao, vào tháng 11/2020, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, vì những vi phạm nghiêm trọng khi còn là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Theo giới phân tích, đây là một diễn biến “đốt lò” mạnh nhất trước Đại hội Đảng 13, trước những đồn đoán cho rằng, Nguyễn Văn Bình được cơ cấu ngồi ghế Thủ tướng Chính phủ. Ông Bình cũng được đánh là một nhân vật thân cận, và là “tay hòm chìa khóa” của cựu Thủ tướng  Nguyễn Tấn Dũng.

Khoảng một năm sau khi Nguyễn Văn Bình trở thành Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tháng 8/2012, Global Finance đã “xếp hạng” ông Bình là 1/20 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, kém cỏi nhất trên thế giới, còn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì được xếp vào nhóm 10 Ngân hàng Trung ương tệ hại nhất thế giới.

Sau Đại hội 12 (năm 2026), sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “đả bại” ông Ba Dũng, thì có một điều bất ngờ, Nguyễn Văn Bình trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, kiêm Trưởng ban Kinh tế Trung ương, và được đánh giá là rất thân thiết với Tổng Trọng.

Qua lời khai của bị cáo Trương Mỹ Lan về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước và ông Nguyễn Văn Bình. Liệu rằng, Ban lãnh đạo Việt Nam và Tổng Bí thư Trọng có dám làm rõ trách nhiệm của Nguyễn Văn Bình hay không?

Công luận thấy rằng, chẳng lẽ, chỉ có một mình ông Nguyễn Văn Bình chịu trách nhiệm? Tập thể và cá nhân nào đã đưa ông Bình lên ghế Thống đốc Ngân hàng Nhà nước? Với những sai phạm  rõ ràng như thế, nhưng vì sao không xử lý kỷ luật? Thậm chí, còn tiếp tục đưa ông Bình vào Bộ Chính trị khóa 13, thì không thể vô can?

 

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023