Sự thật Đào Ngọc Dung – sản phẩm nhân sự “nhem nhuốc” của Tổng Trọng?

Sự thật Đ. Ngọc Dung – sản phẩm nhân sự “nhem nhuốc” của Tổng Bạc?

VnExpress ngày 8/3 đưa tin, “Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị xem xét kỷ luật”. Bản tin cho biết, theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung “vi phạm đến mức phải xem xét kỷ luật”, do liên quan đến sai phạm của Công ty Cổ phần Tiến bộ AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.

Theo đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trong các gói thầu do Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC thực hiện. Việc này đã gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục; nguy cơ thiệt hại, lãng phí rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước và nguồn nhân lực xã hội.

Dư luận xã hội hoàn toàn không bất ngờ về vụ việc này, khi cho rằng, đó là kết quả tất yếu, “cái kim trong bọc mãi cũng phải lòi ra”.

Trên mạng xã hội và các Diễn đàn Chính trị, có nhiều chia sẻ cho hay, vào ngày 10/7/2006, báo Tuổi Trẻ từng đưa tin cho biết, “ông Đào Ngọc Dung – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn – bị bắt quả tang quay cóp trong kỳ thi tuyển sinh sau đại học tại Học viện Hành chính quốc gia”.

Vào thời điểm đó, công luận cho rằng, trường hợp Đào Ngọc Dung cho thấy một tiền lệ tai hại, khi mà quan chức tham nhũng hay gian lận thi cử, nhưng vẫn có thể “leo cao luồn sâu” trong bộ máy lãnh đạo cấp cao.

BBC Việt ngữ bình luận, “Ủy viên Trung ương cũng quay cóp?”. Bài báo cũng đề cập đến việc báo chí trong nước đưa tin, ông Đào Ngọc Dung, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn, bị lập biên bản vì vi phạm quy chế thi tuyển sinh sau đại học.

Theo Tuổi Trẻ cho biết, Hội đồng Tuyển sinh lập biên bản xử lý ông Đào Ngọc Dung, vì trong khi dự thi môn hành chính công, kỳ thi tuyển nghiên cứu sinh ngày 27/5/2006, ông này đã “sử dụng giấy nháp không có chữ ký của giám thị”. Tuy nhiên, “thí sinh Dung đã không chịu ký vào biên bản này, vì không đồng ý với mức xử lý cảnh cáo”.

Vụ việc này đã được báo cáo với Ủy ban Kiểm tra và Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Ban Bí thư Trung ương Đoàn và Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo.

Một ý kiến trong phần bình luận của BBC cho rằng, “Thật vô cùng nhục cho một tân Uỷ viên Trung ương Đảng. Tuổi trẻ Việt Nam bây giờ biết tin được vào ai. Uỷ viên Trung ương gì mà vi phạm, còn tự cho mình cái quyền cao hơn cả pháp luật thế… Đúng là Đảng cầm quyền cầm luôn cả pháp luật”.

Nhà báo Phạm Vũ Hiệp, một người được đánh giá là thạo tin, trong bài bình luận với tựa đề, “Vũ Đức Đam và Đào Ngọc Dung, hai khuôn mặt, một con đường “, đăng trên báo Tiếng Dân ngày 19/12/2020, đã tiết lộ:

Ông Đào Ngọc Dung sinh năm 1962, quê quán huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Hình như ông Trời cho Đào Ngọc Dung cái số sinh ra để ở biệt phủ, để làm quan, có kẻ hầu người hạ và hái ra tiền.

Theo tác giả, ông Đào Ngọc Dung gọi bà Đào Thị Hào, cựu cán bộ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cô ruột. Bà Hào là Đại biểu Quốc hội nhiều khóa, đồng thời là vợ ông Nguyễn Văn An, cựu Uỷ viên Bộ Chính trị khoá VIII, IX, cựu Trưởng ban Tổ chức Trung ương khoá IX, Chủ tịch Quốc hội khoá X.

Vợ chồng ông An đã đưa Đào Ngọc Dung, từ một cán bộ quèn ở Hà Nam, về Trung ương Đoàn. Đến năm 2006, trước khi rút lui khỏi chính trường, ông Nguyễn Văn An đã kịp cơ cấu Đào Ngọc Dung vào Uỷ viên Trung ương khoá X, cùng với lứa với  Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Thiện Nhân… Năm ấy, Đào Ngọc Dung mới 45 tuổi.

Sau đó, ông Đào Ngọc Dung đã thăng tiến qua nhiều chức vụ, như: Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn; Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái; Bí thư Đảng uỷ khối các cơ quan Trung ương; Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Nếu như Đào Ngọc Dung đi lên bằng tài năng và chính đôi chân của mình, thì không có gì đáng nói. Nhưng theo tác giả Phạm Vũ Hiệp, “đằng này, Đào Ngọc Dung được cõng vào quan trường, lại dính một vết nhơ vĩnh viễn không bao giờ rửa sạch. Đào Ngọc Dung bị lập biên bản vì vi phạm quy chế, khi dùng “phao” quay cóp tài liệu trong kỳ thi tuyển nghiên cứu sinh, và bị bà Nguyễn Thị Thu Hà, Thanh tra Bộ giáo dục và Đào tạo bắt quả tang và lập biên bản”.

Nhờ có bảo kê, cuối cùng, lãnh đạo Đảng chỉ “giơ cao đánh khẽ”, thi hành kỷ luật “khiển trách” đối với Đào Ngọc Dung. Và rồi, ông ta vẫn tiếp tục ngồi vào Ban Chấp hành Trung ương, xếp vào hàng ngũ lãnh đạo “tinh hoa” của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tháng 7/2020, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung lại gây tai tiếng làm xôn xao dư luận, khi mời cơm một bà mẹ Việt Nam Anh hùng tại Hà Nội, chỉ bằng một tay. Hành động vô lễ này bị mạng xã hội đánh giá là “mất dạy nhất mọi thời đại”.

Theo giới thạo tin, vào tháng 3/2006, trước khi rút lui khỏi chính trường, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã đích thân giới thiệu ông Nguyễn Phú Trọng, khi đó là Bí thư Thành uỷ Hà Nội, kế nhiệm mình, để ngồi chiếc ghế Chủ tịch Quốc hội.

Để trả ơn, Tổng Trọng đã quy hoạch Đào Ngọc Dung vào danh sách đề cử Uỷ viên Bộ Chính trị khoá XIII, để ngồi ghế Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng ban Tổ chức hoặc Trưởng ban Dân vận Trung ương, nhưng đã không thành công./.

 

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023