Bà Trương Mỹ Lan phản cung tại tòa, ai là người thực sự nắm giữ cổ phần SCB?

Bà Trương Mỹ Lan phản cung tại tòa, ai là người thực sự nắm giữ cổ phần SCB?

Ngày 11/3, BBC Tiếng Việt cho hay “Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan “phản cung” về việc nắm giữ cổ phần ở Ngân hàng SCB”.

Theo đó, trong phiên xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát ngày 11/3, bà Trương Mỹ Lan đã phủ nhận lời khai trước đó với cơ quan điều tra, về việc thâu tóm Ngân hàng SCB, với 91,5% cổ phần nắm giữ.

BBC cho biết, cáo trạng và kết luận điều tra đều nêu rằng, bà Lan khai nhận, để nắm toàn bộ quyền lực cho phối SCB, bà đã thu mua cổ phần 3 các ngân hàng hợp nhất thành SCB, và nhờ người thân, người quen đứng tên.

Tuy nhiên, BBC cũng cho biết, trong phiên xét xử sáng 11/3, bà Lan lại phản cung, nói rằng: “Chưa bao giờ tôi xác nhận cổ phần tôi tại SCB là 91%”.

“Bị cáo và gia đình nắm dưới 15%, 30% là cổ đông nước ngoài, khoảng 30% là nhờ bạn bè đứng tên giùm… Bản tự khai có phần đúng, phần chưa chính xác,” bà Lan nói.

Bà lý giải, cổ phần này là của bạn bè bà nhờ đứng giùm, bà chỉ nắm 4,9% cổ phần, hai con gái 10%; bạn bè ở nước ngoài 30%, bạn bè ở Việt Nam hơn 35%.

 

Trong khi đó, theo cáo trạng: “Những người đứng tên đều giải thích đứng dùm cho Trương Mỹ Lan, tiền của Trương Mỹ Lan”.

Theo BBC, về việc sáp nhập 3 ngân hàng thành SCB, bà Lan còn nói rằng, bà được một số lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước “động viên”, nhờ đích danh bà đứng ra giúp đỡ, “bằng mọi giá phải kêu họ tiếp tục hợp nhất”, vì bà có “có tiếng nói, có uy tín”.

Có lẽ, người dân sẽ rất tò mò muốn biết, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã “nhờ” bà Lan là ai, và điều này không khó, chỉ cần search Google là biết được phần nào.

Cũng có lẽ, người dân sẽ rất tò mò muốn biết “những bạn bè” nhờ bà Lan tìm người đứng tên cổ phần SCB giùm là những ai. Tuy nhiên, không mấy ai hy vọng công an sẽ làm rõ điều này, dù việc làm rõ là quá đơn giản. Dễ hiểu, những người nắm giữ cổ phần nhưng phải giấu mặt, chắc chắn phải là những “ai đó” ở tít trên cao. Bởi chỉ có những người đó mới đủ khả năng bảo kê cho bà Lan suốt một thời gian dài như vậy, và chắc chắn đây không chỉ là một người.

Và có lẽ, đây cũng là lý do khiến Bộ Chính trị dừng cuộc điều tra vụ án Vạn Thịnh Phát, chỉ truy tố cán bộ ở cấp Cục, Vụ, mà không mở rộng thêm.

 

Về cáo buộc đưa người thân tín vào SCB nắm giữ các chức vụ quan trọng, bà Lan khẳng định, những người ở SCB không phải người thân tín của bà.

“Tất cả người ở SCB đều không phải người thân tín của tôi, nếu thân tín của tôi.”

“Võ Tấn Hoàng Văn là Tổng Giám đốc, một năm gặp tôi không được bao nhiêu lần, một Tổng Giám đốc SCB tại sao không dám nói sự thật,” bà Lan nói.

BBC cho biết thêm, ông Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng Giám đốc SCB) là người bị cáo buộc đưa hối lộ số tiền 5,2 triệu USD cho cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn, đồng thời, ông cũng là người “tố giác” hành vi nhận hối lộ của bà Nhàn.

Đối với việc chi tiền cho bà Nhàn do ông Văn thực hiện, bà Trương Mỹ Lan không thừa nhận mình đã chỉ đạo.

Vẫn theo BBC, bà Trương Mỹ Lan bị xét xử 3 tội: tham ô tài sản, đưa hối lộ và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Ông Nguyễn Cao Trí – Chủ tịch Công ty Capella, bị cáo buộc về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt 40 triệu USD của bà Lan, sau khi bà bị bắt. Ông là người duy nhất trong phiên tòa không bị cáo buộc là đồng phạm của bà Trương Mỹ Lan. Trước tòa, ông Trí cũng thừa nhận hành vi chiếm đoạt số tiền này.

BBC cho biết thêm, với tư cách bị hại, bà Trương Mỹ Lan cho biết, quan hệ giữa bà và ông Trí là chị em bạn bè, và đã lên tiếng xin giảm nhẹ hình phạt cho ông Trí.

 

Hoàng Anh – thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023