Bỏ lọt tội của cựu Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Tô Đại coi chừng vỡ mồm?

Bỏ lọt tội của cựu CT Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước Tô Đại coi chừng vỡ loa?

Liên quan vụ án Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng đã bị xác định, “có dấu hiệu thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công luận đặt câu hỏi, vì sao Bộ Công an không xem xét xử lý trách nhiệm hình sự đối với ông Dũng, mà chỉ kiến nghị xử lý nghiêm về hành chính?

VietNamnet ngày 27/2 đưa tin “Lý do cựu Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng không bị xử lý hình sự”. Bản tin cho biết, liên quan vụ án Trịnh Văn Quyết, năm 2022, ông Trần Văn Dũng đã bị xác định là “có dấu hiệu thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Ông Dũng đã bị kỷ luật bằng hình thức cách chức Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Theo kết luận điều tra, ngày 23/8/2016, ông Trần Văn Dũng đã ký ban hành Quyết định chấp thuận niêm yết 430 triệu cổ phiếu, hình thành từ vốn góp khống của Công ty Faros.

Tại Cơ quan Điều tra, ông Dũng khai nhận toàn bộ quá trình thực hiện hành vi phạm tội của mình. Song, Cơ quan Điều tra xác định, hành vi của ông Dũng chỉ là có dấu hiệu “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nhưng hành vi này đã được sự chấp thuận của các thành viên Hội đồng niêm yết, và được thông quan trong Nghị quyết của Hội đồng Quản trị.

Theo đó, ông Dũng đã không kiểm tra lại trước khi ký Quyết định chấp thuận niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS, tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đến tháng 10/2023, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao trả lại hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung lại, nhằm “bảo đảm việc truy tố”.

Ngày 25/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố 4 bị can là lãnh đạo Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (Hose), và 3 cán bộ thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, vì giúp Trịnh Văn Quyết chiếm đoạt 3.600 tỷ đồng.

Tuy nhiên, việc Cơ quan Cảnh sát Điều tra của Bộ Công an, không xem xét xử lý trách nhiệm hình sự đối với ông Trần Văn Dũng. Điều này đã khiến công luận nghi ngờ về việc ông Dũng có dùng tiền để chạy án hay không?

Chạy án một chuyện rất phổ biến, là căn bệnh trầm kha trong ngành tư pháp Việt Nam, gây ra tình trạng công lý luôn bị bẻ cong, đổi trắng thay đen, là một thực tế không thể chối bỏ.

Đó là lý do vì sao, dư luận từ lâu vẫn cho rằng, việc chạy án ở Việt Nam đã trở thành một hệ thống có tổ chức, với sự cấu kết, những thủ đoạn hết sức tinh vi và phức tạp. Đó là nguyên nhân vì sao, ở Việt Nam hiện nay, bất cứ án gì, ở mức độ nào, nếu có tiền thì đều lo được hết, kể cả án tử hình.

Theo đó, toàn bộ quá trình chạy án đã có sự thống nhất chung giữa lãnh đạo các cơ quan tham gia tố tụng, cụ thể là: Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án. Đặc biệt, đối với các vụ án lớn, nghiêm trọng, nếu có một thế lực lớn đứng đằng sau sai khiến, thì khi đó, sức mạnh của hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước được huy động hết công suất, để hóa giải mọi vấn đề.

Đó cũng là lý do vì sao, trùm xã hội đen Năm Cam đã nói một câu nói để đời: “Cái gì không mua được bằng tiền thì có thể mua bằng rất nhiều tiền.”

Một cựu lãnh đạo ngành tư pháp ở Đà Nẵng đã nghỉ hưu, nói với thoibao.de với điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh, cho biết:

“Chạy án thì có hai loại, chạy án hình sự và án dân sự. Nói thật, cả án chính trị cũng chạy được, án nào cũng chạy được. Tử hình xuống chung thân có khó gì đâu, chưa kể đến, nó mua người để thay người bị tử hình, chuyện này nó dích dắc lắm. Ở Việt Nam có những chuyện mà ta không thể hiểu nổi.”

>>> (Hình 03: Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm)

Có một chi tiết rất quan trọng, đó là, sau khi kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra C01, Bộ Công an, gửi Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, để ban hành cáo trạng truy tố, thì bất ngờ, ông Trịnh Văn Quyết đã phản cung, không thừa nhận những lời khai trước đó. Đồng thời, ông Quyết còn khai ra một danh sách tất cả các quan chức lãnh đạo cấp cao đã nhận hối lộ từ Trịnh Văn Quyết.

Theo giới phân tích, chuyện chạy án trong các đại án ở Việt Nam là một tình trạng hết sức phổ biến, với sự tiếp sức của Cơ quan Cảnh sát Điều tra C01, C03… là điều “thường ngày ở huyện”.

Đó là lý do vì sao, ở Việt Nam, dư luận cho rằng, không chỉ có tình trạng “cứ bắt là có tội, cứ ra Tòa là có án”, mà còn có chuyện, hễ có tiền để chạy án là sẽ thoát tội!.

 

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023