Chánh án “mặt thớt”, tay gieo rắc oan khiên cho dân, tay nâng con đặt trên đầu dân!

Chánh án “mặt thớt”, tay gieo rắc oan khiên cho dân, tay nâng con đặt trên đầu dân!

Ngày 19/2, Ban Bí thư Trung ương Đảng giao cho Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai công bố quyết định thuyên chuyển ông Nguyễn Tuấn Anh – Vụ trưởng Vụ Công nghiệp, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tham gia Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Ban Bí thư đã chỉ định, thì Hội đồng Nhân dân tỉnh Gia Lai chỉ việc chấp hành, tổ chức họp và phân bổ chức vụ Phó Chủ tịch tỉnh cho Nguyễn Tuấn Anh. Việc phân bổ người giữa nhiệm kỳ như thế này, nhằm mục đích cơ cấu cho ông Nguyễn Tuấn Anh. Nếu không có gì thay đổi, có thể, đến năm 2026, Nguyễn Tuấn Anh sẽ lên Chủ tịch tỉnh. Đây là bước đệm để cậu ấm này vào Trung ương Đảng.

Được biết, ông Nguyễn Tuấn Anh 41 tuổi, quê Quảng Ngãi, trình độ Tiến sĩ, chuyên ngành tài chính – ngân hàng. Như bao quan chức khác, ông này cũng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị. Hầu hết, những cán bộ trẻ được điều đi tỉnh đều là con cái của các quan chức, hoặc là con chính thức, hoặc là con rơi.

Nếu không biết rõ nguồn gốc, chỉ cần nhìn khuôn mặt thì cũng thấy, Nguyễn Tuấn Anh có khuôn mặt khá giống với ông Nguyễn Hòa Bình – Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao. Ông Nguyễn Hòa Bình là thành viên Ban Bí thư, và cũng chính Ban Bí thư đã bố trí cho con trai ông Nguyễn Hòa Bình làm Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai.

Nếu nhắc đến Tô Lâm, người ta nhớ ngay đến hình ảnh há miệng đớp thịt bò dát vàng, thì nhắc đến Nguyễn Hòa Bình, người dân lại nhớ đến tấm thớt được mua ngoài chợ về để ghép tội chết cho Hồ Duy Hải. Ngoài tấm thớt, còn nhiều vật chứng khác cũng được mua ngoài chợ, nhưng ông Chánh án này vẫn tuyên án tử cho bị cáo. Ngồi ở ghế cầm cán cân công lý, nhưng ông ta không hề áy náy khi đạp lên luật pháp, đạp lên đạo đức, để gây tội ác đối với người khác.

Con cái chịu ảnh hưởng rất lớn từ giáo dục gia đình. Nguyễn Hòa Bình là người chủ gia đình, ông ta làm chính trị thất đức và xem thường luật pháp, nhưng vẫn vào được Bộ Chính trị. Chẳng lẽ, tấm gương này không ảnh hưởng gì đến cậu ấm Nguyễn Tuấn Anh hay sao? Ở tuổi 41, Nguyễn Tuấn Anh ắt nhìn đấy mà rút ra bài học cho mình, về cách làm chính trị trong chế độ này.

Ở chế độ này, làm chính trị không cần lấy lòng dân, mà cần lấy lòng kẻ mạnh trong Đảng. Như vậy, dù mất lòng dân, nhưng được lòng lãnh đạo Đảng thì vẫn được cơ cấu. Đó là bài học nhãn tiền mà Nguyễn Tuấn Anh có thể lấy đó làm gương. Nếu Nguyễn Tuấn Anh cũng làm chính trị theo cách của bố, thì ông này sẽ trở nên nguy hiểm cho xã hội.

Bao năm qua, Đảng luôn hô hào bài trừ chủ nghĩa bè phái, tuy nhiên, càng hô hào thì bè phái càng bùng phát mạnh. Kết quả, chủ nghĩa bè phái sinh ra các nhóm lợi ích. Các nhóm lợi ích chính trị đấu đá nhau giành quyền lực, và kết hợp với doanh nghiệp sân sau, tạo ra những cái bè lớn để hưởng lợi chính sách.

Tính tham lam trong Đảng ngày càng lớn, chính vì vậy, đấu đá trong Đảng cũng ngày càng khốc liệt. Mục đích chỉ là “giành ăn” và giành quyền. Chính vì thế, các cậu ấm được cha mẹ nâng đỡ lên làm lãnh đạo, như Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Minh Triết con ông Nguyễn Tấn Dũng; Nguyễn Xuân Hiếu con ông Nguyễn Xuân Phúc; Tô Long con của ông Tô Lâm; Nguyễn Tuấn Anh con của Nguyễn Hòa Bình v.v.. cần phải học những thủ đoạn và cả sự gian ác từ bố mẹ, thì mới đủ khả năng tranh giành miếng bánh quyền lực.

Nguyễn Tuấn Anh được ông Nguyễn Hòa Bình nâng lên và đặt ở vị trí nắm đầu dân. Đây là thuận lợi cho Tuấn Anh, tuy nhiên, nếu để tiến cao hơn, Nguyễn Tuấn Anh phải gian, phải ác không kém ông bố, mới hy vọng tồn tại. Còn hiền như Nguyễn Xuân Hiếu thì rất khó trụ lại trong chốn quan trường đầy rẫy phe phái tranh giành đấu đá nhau khốc liệt.

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023