Cho Thần tài “bú ti”, hủ tục đổi tình lấy tiền với thần Tài của dân Hội An!

Cho thần Tài “bú ti”, hủ tục đổi tình lấy tiền với thần Tài của dân Hội An!

Cứ mùng 10 tháng Giêng âm lịch, thì dân làm ăn buôn bán đều cúng thần Tài, cầu xin cho một năm nhiều may mắn.

Theo quan niệm dân gian, ngoài mua vàng, mọi người còn có thể mua nhiều vật phẩm khác vào ngày vía thần Tài, để cầu tài lộc trong năm mới. Ngày này, người dân lau dọn bàn thờ thần Tài, mua vàng thật về cúng. Cho nên, năm nào cũng thế, giá vàng ở Việt Nam phi mã vào những ngày này. Nếu không nhanh chân là không có vàng để mua, hoặc phải mua vàng với giá rất cao.

Tuy nhiên, ở Hội An, Quảng Nam, lại còn có một tục lệ được cho là “quái đản”, mà chỉ có ở nơi đây. Theo tục lệ này, các cửa hàng muốn mua may bán đắt, thì nữ nhân viên các shop sáng ra phải úp mặt tượng thần tài vào “nhũ hoa”. Trong một cửa hàng, chỉ có nữ nhân viên nào thực sự được chủ tin tưởng, thì mới được giao cho thực hiện phong tục kỳ lạ có một không hai này. Còn với những cửa hàng có chủ là nữ trực tiếp đứng bán, thì sau khi hương khói trước và trong cửa hàng, cô chủ sẽ tự mình cho ông thần tài “hưởng” một chút mỗi sáng khi mở hàng, để bắt đầu một ngày mua may bán đắt.

Không biết, có nhờ “hối lộ” thần Tài mà mua may bán đắt hay không, nhưng đó là niềm tin của người dân nơi đây. Người ta tin rằng, thần Tài sau khi được tưởng thưởng món độc đáo như thế, thì sẽ trả công? Hủ tục này chẳng khác nào hối lộ tình cho thần linh, để đổi lấy tiền tài mà ông ban xuống.

Thời kỳ người châu Âu đi khai phá những vùng đất lạ, khoảng hơn 5 thế kỷ trước, họ cũng bắt gặp những bộ tộc man rợ với những hủ tục tặng trinh nữ cho thần linh. Ngày nay, những bộ tộc đấy có thể vẫn còn, nhưng hủ tục thì đã bỏ từ lâu. Hầu như, khi đã tiếp xúc với thế giới văn minh, thì những quan niệm như thế cũng dần mai một.

Ở các nước giàu có trên thế giới, như Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc, New Zealand v.v… họ có phải cầu khấn thần tài ban cho tài lộc đâu, sao doanh nghiệp của họ phát triển mạnh, đất nước họ phát triển bền vững, người dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc với đầy đủ phúc lợi. Còn Việt Nam, hễ là dân làm ăn thì phải cúng thần Tài, và nghĩ rằng, ông sẽ ban cho việc làm ăn phát tài. Nếu thần Tài mà có quyền lực thực sự, thì Việt Nam phải giàu có hơn những quốc gia không có phong tục này chứ, tại sao Việt Nam lại “nghèo mạt rệp” đến thế?

Hỏi cũng là trả lời, không có ông thần Tài nào cả. Muốn làm ăn phát tài, phải tử tế, phải mang lại cho khách hàng những thứ họ cần, phải làm hài lòng khách hàng, không buôn bán chụp giật, không chèo kéo khách, không “chặt chém”, không lừa dối khách hàng v.v… thì hiển nhiên, khách hàng sẽ tìm đến, chứ chẳng cần đến thần Tài nào phù hộ.

Hãy xem Thái Lan làm du lịch, thiên nhiên của họ không bằng Việt Nam, mà sao du khách đến với họ nhiều thế? Chẳng lẽ, thần Tài giúp Thái Lan?

Thực tế, du khách đến Thái bởi doanh nghiệp Thái tử tế, xã hội Thái tử tế. Đến Thái, không có chuyện “chặt chém”, không chèo kéo, không cưỡng ép khách. Du khách đến đây cảm thấy an tâm và an toàn. Ngày nay, nhiều người Việt cũng muốn chọn đi Thái Lan, thay vì đi du lịch trong nước.

Khi người dân phải tìm đến với những hủ tục đầy màu sắc mê tín, thì điều đó cho thấy, xã hội Việt Nam không những mất lòng tin mà còn thiếu vắng trí tuệ. Mê tín là kẻ thù của trí tuệ. Người dân nghĩ rằng, hối lộ tình dục cho thần Tài thì sẽ được trả công, như vậy, việc hối lộ cho chính quyền đối với họ cũng như là một điều đương nhiên.

Nhìn vào khả năng tư duy của người dân thì biết được tương lai của đất nước. Sẽ rất khó có được văn minh, khi dân mãi đắm chìm trong các hủ tục như thế.

Ở ngoài kia, thế giới tiến như vũ bão bằng khoa học và công nghệ, bằng nếp sống văn minh, còn trong nước, dân Việt chúi đầu vào cúng bái và hối lộ thần linh, thì khó mà theo kịp thế giới.

Sản phẩm từ mấy chục năm cai trị của Cộng Sản, đã ra nông nỗi như thế.

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023