Nguyễn V. Hùng Bộ trưởng Văn hóa “mít đặc” nhưng vẫn thích nổ

Sau cái gọi là “chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn 2025 – 2035”, với dự toán chi ngân sách lên đến 350.000 tỷ đồng thất bại, mới nhất, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng “nổ”, khi tuyên bố, “Việt Nam sẽ là trung tâm công nghiệp văn hóa của Đông Nam Á”.

VnExpress online ngày 11/2, cho biết, báo này đã thực hiện một cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Văn hoá Nguyễn Văn Hùng, nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Đáng chú ý, Bộ trưởng Hùng, hùng hồn khẳng định: “Việt Nam sẽ là trung tâm công nghiệp văn hóa của Đông Nam Á”. Điều này lại khiến mạng xã hội dậy sóng, bởi ông Nguyễn Văn Hùng lâu nay vẫn nổi danh là Bộ trưởng Văn hóa nhưng vô văn hóa.

Sự kiện để đời của Bộ trưởng Hùng, là vào ngày 20/7/2023, khi ông giành thảm đỏ với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, là quốc khách của Việt Nam. Nhiều tờ báo ở Việt Nam đăng những hình ảnh cho thấy, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng ra sân bay đón khách, nhưng lại “giành” thảm đỏ với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, ở sân bay Nội Bài, Hà Nội.

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, người cũng có mặt tại buổi đón Thủ tướng Malaysia cho biết, theo nguyên tắc ngoại giao, Bộ trưởng Hùng có vị trí thấp, hơn nên không được phép đi ngang hàng với ông Anwar Ibrahim, mà phải đi đằng sau, ít nhất là một bước chân.

Đáng chú ý, vào thời điểm đó, khi cộng đồng mạng đang bàn tán sôi nổi về “Bộ trưởng Văn Hóa mà vô văn hóa”, thì nhà báo Đặng Tâm Chánh, cựu Tổng Biên tập báo Sài Gòn Tiếp Thị, viết trên trang cá nhân, ám chỉ rằng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng “là cán bộ huyện Đoàn lên tỉnh, ra Thứ trưởng ít lâu rồi lên Bộ trưởng”, và “ông này “biết chi mô” về phép tắc ngoại giao”.

Bên cạnh đó, trên mạng xã hội có những đồn đoán cho rằng, ông Nguyễn Văn Hùng trưởng thành từ các bộ Đoàn cấp xã, với trình độ “bổ túc văn hóa lớp 7”. Sau đó lên cán bộ Đoàn cấp huyện, rồi cấp tỉnh, rồi tót một cái nhảy vào ghế Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị, do được bà Trương Thị Mai hậu thuẫn. Bà Mai – Thường trực Ban Bí thư kiêm Trưởng ban Tổ chức Trung ương, thật tài tình, vì đã đưa một cán bộ Đoàn cấp xã, thuộc diện “tau có biết chi mô”, leo tót lên Bộ trưởng Văn hóa.

Trở lại vấn đề “Việt Nam sẽ là trung tâm công nghiệp văn hóa của Đông Nam Á”, như phát biểu của ông Hùng. Đây là một vấn đề đáng quan tâm, và việc biến “công nghiệp văn hóa” trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, là điều cần thiết.

Được biết, theo định nghĩa của UNESCO, thì:

“Công nghiệp văn hóa là một thuật ngữ chỉ các ngành công nghiệp mà có sự kết hợp giữa sáng tạo, sản xuất và thương mại hoá các sản phẩm văn hóa (vật thể và phi vật thể), và các nội dung sáng tạo được bảo vệ bản quyền.”

Để dễ hiểu, chúng ta có thể liên hệ với các quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực này, như Hong Kong trước đây, và Nhật Bản hay Hàn Quốc hiện nay, là các quốc gia một thời dẫn đầu khu vực về nguồn thu nhập từ ngành công nghiệp giải trí, như phim ảnh, truyền hình, game show… được ưa chuộng trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Doanh thu từ ngành này của mỗi nước lên đến hàng tỷ USD mỗi năm.

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, cần phân biệt các khái niệm “công nghiệp văn hóa” và “công nghệ văn hoá”, mà hiện tượng truyền bá “Làn sóng Hàn Quốc” với các ca sĩ, nhóm nhạc K-pop ở bên ngoài lãnh thổ Hàn Quốc, là ví dụ tiêu biểu.

Việc Bộ trưởng Hùng đặt ra vấn đề phát triển “công nghiệp văn hóa”, là điều đáng quan tâm. Tuy nhiên, qua bài phỏng vấn trên VnExpress cho thấy, các dẫn chứng hay lập luận của Bộ trưởng Hùng không thuyết phục. Có lẽ, do trình độ của ông Bộ trưởng Hùng chưa đủ để nói chuyện vĩ mô.

Ví dụ, Bộ trưởng Hùng dẫn chứng, các thành phố Hà Nội, Đà Lạt, Hội An… đã “gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO”, để rồi cho rằng, “Việt Nam có cơ sở trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa, thu hút và hội tụ sáng tạo tại Đông Nam Á”. Hay như, Việt Nam đã “bốn lần được vinh danh là điểm đến di sản hàng đầu thế giới”, và đây là “nguồn tài nguyên vô tận của quốc gia”… Điều đó cho thấy, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng chẳng hiểu gì về khái niệm “công nghiệp văn hóa”, nhưng vẫn thích chém lung tung.

Về biện pháp tổ chức triển khai thực hiện mục tiêu nêu trên, thì Bộ trưởng Hùng lại viện dẫn một “Nghị quyết” của Đảng Cộng sản Việt Nam, về cái gọi là “xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Điều đó không khác gì quan niệm của ông Hùng khi nghĩ rằng, chương trình “chấn hưng Văn hóa” với ngân sách 350 ngàn tỷ, thì chỉ cần xây dựng các nhà văn hóa, các trung tâm văn hóa… ở các địa phương, là sẽ chấn hưng được văn hóa.

Xin đừng nghĩ rằng, làm lãnh đạo thì bất kể ai cũng làm được, đó là điều hết sức ấu trĩ và nguy hiểm. Việt Nam vì sao không thể tiến lên thành Hổ, thành Rồng được, là bởi có những lãnh đạo như Bộ trưởng Bộ Văn hoá Nguyễn Văn Hùng. Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra thực trạng Việt Nam ngày nay./.

 

Trà My – Thoibao.de

12.2.2024

Kasse animation 7.8.2023