EVN Bình Thuận rút 3 đồng thì đút túi 2 đồng, vì sao Dương Q. Thành giàu to?

Tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ, tháng 1/2024, ông Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết, trong vụ án Công ty Cổ phần Tập đoàn Tuấn Ân và Công ty Điện lực Bình Thuận, chủ đầu tư và nhà thầu đã bắt tay nhau để nâng giá vật tư, thiết bị điện. Nhiều vật tư, thiết bị điện được nâng giá từ vài chục đến vài trăm phần trăm, có những vật tư được nâng giá lên đến 300%.

Tháng 12/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra C03, Bộ Công an, đã bắt tạm giam một loạt cán bộ chủ chốt của EVN Bình Thuận, gồm: ông Trần Ngọc Linh – nguyên Giám đốc; ông Nguyễn Thành Ngôn – Giám đốc; ông Trương Tấn Đạt – Phó Giám đốc, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch Vật tư; ông Lê Quang Nghĩa – Trưởng phòng Kế hoạch Vật tư; và ông Tạ Thúc Thông – chuyên viên Phòng này. Tất cả đều bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Nhận hối lộ”.

Cùng bị bắt tạm giam với các quan chức EVN Bình Thuận, còn có ông Huỳnh Tuấn Ân – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Tuấn Ân, và nhiều thuộc hạ của ông này.

Nâng khống giá và lại quả cho qua chức là trò rút ruột ngân sách nhà nước, rất phổ biến trong chính quyền này. Giá vật tư chỉ một đồng, nhưng hai bên thỏa thuận thành 3 đồng, rồi bên bán thối lại cho bên mua (thực chất là quan chức). Như vậy, cứ 3 đồng tiền của nhà nước (thực chất là tiền của dân), thì quan chức EVN Bình Thuận rút được 2 đồng bỏ túi. Sau đó, EVN Bình Thuận hạch toán lỗ, rồi báo về Tổng Công ty – EVN Việt Nam, để báo lỗ với Chính phủ và đòi tăng giá điện.

Lần nào EVN đòi tăng giá điện, Chính phủ cũng đều thỏa mãn sự đòi hỏi đó.

Câu hỏi đặt ra là, liệu rằng, với cơ chế như nhau trên toàn quốc, một khi EVN Bình Thuận nâng khống rút ruột được, thì EVN các tỉnh khác không làm được sao?

Vấn đề thua lỗ triền miên của EVN từ năm này sang năm khác, đã khiến nhiều người đặt câu hỏi, tại sao, Chính phủ luôn cho EVN toại nguyện khi đòi tăng giá điện để bù lỗ, nhưng rồi vẫn lỗ?

Năm 2023, EVN được Chính phủ cho tăng giá điện 2 lần, nhưng rồi họ vẫn báo cáo lỗ 38.000 tỷ đồng, và tiếp tục đòi tăng giá điện trong năm 2024.

EVN được ưu tiên độc quyền về điện, một mình một chợ mà vẫn thua lỗ từ năm này sang năm khác, thì chỉ có thể nói, lãnh đạo EVN chủ trương cố tình lỗ. Họ cần một bản hạch toán lỗ, để đòi tăng giá điện, mà tăng giá điện là móc túi của dân.

Hiện nay, EVN đang là một ổ tham nhũng, bòn rút tiền nhà nước để tạo ra những khoản lỗ lớn. Một sự thông đồng có hệ thống trong EVN, từ Chính phủ, Bộ Công thương, đến Tổng công ty và xuống tận những công ty con ở các địa phương… Hiện nay, tham nhũng đã thành hệ thống lũng đoạn, rất khó để triệt phá.

Theo một nguồn tin riêng cho biết, nhiệm vụ của các EVN địa phương là nâng khống rút ruột. Tiền chênh lệch đó, EVN địa phương không thể ăn một mình, mà phải chia cho lãnh đạo của Tổng Công ty. Lãnh đạo Tổng Công ty lại phải ăn chia với Bộ Công thương và Chính phủ… Cứ thế, hệ thống này cần chất “bôi trơn” để chính sách được chạy, và giá điện cứ đều đều tăng, dân cứ è lưng gánh hậu quả.

Như vậy, tiền ngân sách được rút ra từ các EVN địa phương, sau đó chuyển ngược lên Tổng Công ty, rồi từ Tổng Công ty lại ngược dòng lên Bộ Công thương, và từ Bộ Công thương chảy ngược lên Chính phủ. Chính phủ được “tưới tiền bẩn” nên cho phép tăng giá điện. Thế là, các EVN địa phương móc được tiền từ túi dân để đắp vào phần thua lỗ. Sau đó, chu trình nâng giá khống khiến kinh doanh thua lỗ, tiền chênh lệch ngược dòng chảy lên cao, rồi chính sách lại từ Chính phủ ban xuống… Cứ thế, các chu trình lặp đi lặp lại hết vòng này đến vòng khác, trở thành một vòng xoáy bất tận.

Nếu ông Trọng khui đến nơi đến chốn, thì vụ án EVN sẽ là vụ rất lớn, lớn nhất từ trước đến nay.

Ông Dương Quang Thành khi còn làm Chủ tịch EVN, nếu chỉ sống bằng lương, ông khó có thể nuôi con học đại học trong nước, chứ nói gì đến chuyện cho con du học Mỹ từ bậc trung học. Vậy tiền từ đâu ông có? Chính là tiền từ túi dân mà ra.

Ý Nhi – Thoibao.de

4.2.2024

Kasse animation 7.8.2023