Chân dài Ngọc Trinh một năm tù treo, gót giày Lê H. Nam dẫm nát đời Chân dài!

Vụ bắt “chân dài” Ngọc Trinh của tướng Lê Hồng Nam đã được xác định là một vụ lạm dụng quyền lực thô thiển. Nhiều luật sư cho biết, với tội lái xe không an toàn của Ngọc Trinh, thì chỉ cần phạt hành chính như bao vụ khác, hoặc có thể tịch thu phương tiện, chứ không thể bắt giam.

Sau khi bắt Ngọc Trinh, cả hệ thống báo chí vào cuộc bênh vực cho ông Tướng Công an lạm quyền, bắt người bừa bãi, bằng những cách diễn giải luật tùy tiện. Họ nói rằng, khái niệm “công cộng” mà họ dùng để buộc tội Ngọc Trinh, về tội “gây rối trật tự công cộng”, chính là “không gian mạng”.

Vụ Ngọc Trinh là một vụ án rất nhỏ, nhưng đã thể hiện bản chất của chế độ. Đó là sự lạm quyền và lấy sai sửa sai. Ban đầu, Công an thành phố Hồ Chí Minh cho bắt giam Ngọc Trinh vì lỗi lái xe không an toàn, đã là một quyết định sai. Cái sai tiếp theo là dùng cách diễn giải pháp luật tùy tiện, để hợp thức hóa cái sai trước đó.

Kết quả, Ngọc Trinh bị giam hơn 100 ngày một cách oan ức. Điều khốn nạn là, dù cái sai đã rõ ràng, nhưng hệ thống tư pháp vẫn cố che đậy. Một chính quyền mà khi công an làm sai, thì cho báo chí hùa vào để che đậy, thì làm gì có “tinh thần thượng tôn pháp luật”?

Qua vụ Ngọc Trinh, người dân càng thấy rõ, dân luôn là bên phải chịu tội, còn chính quyền thì luôn đúng. Họ phân biệt giữa dân và chính quyền thành “địch” và “ta” rất rõ ràng, mặc dù họ luôn hô hào “vì dân”.

Ngày 2/2, vụ Ngọc Trinh cũng được đưa ra xét xử và kết quả, tòa đã phạt 1 năm tù treo và cho thử thách 2 năm. Biết rằng, tù treo là mức án nhẹ nhất, nhưng việc kết án tù treo và nhốt bị can hơn 100 ngày, vì một tội chỉ đáng phạt hành chính, cũng là một sự trừng phạt quá tay đối với “chân dài” Ngọc Trinh.

Thật ra, Ngọc Trinh được nhận bản án nhẹ, cũng bởi cô đã chấp nhận làm clip “tự thú” về những sai phạm của mình. Clip này được Công an dàn dựng theo kịch bản của họ, và Ngọc Trinh chỉ việc thực hiện theo, đồng nghĩa, cô tự kết tội mình trước công chúng. Mục đích cũng để chứng minh rằng, “công an không sai”, bởi bị can “tự thú” rồi.

Có lẽ, chưa có một lực lượng cảnh sát nào trên thế giới lại bỉ ổi như công an Việt Nam. Dùng clip bị can “tự thú” để che đậy hành động lạm quyền của chính mình. Hành động này xâm phạm danh dự của bị can một cách nghiêm trọng, để hợp thức hóa cho hành động lạm quyền của chính họ.

Giả sử, Ngọc Trinh không “thành khẩn nhận tội”, mà quyết tâm bảo vệ mình đến cùng trước camera, thì công an có dám tung clip này lên báo không? Hay là họ ém nhẹm đi, rồi trả thù người “ngang bướng” không chịu thực hiện theo kịch bản của họ, bằng một bản án nặng nề?

Sau khi Ngọc Trinh bị tòa tuyên án 1 năm tù treo, hệ thống báo chí “ma quỷ” lại phù phép, biến bản án áp đặt của tòa thành “sự khoan hồng” của pháp luật.

Tờ Việt Báo giật tít “Ba của Ngọc Trinh chia sẻ khi con gái hưởng án treo: “Tôi rất vui mừng”’. Họ dựa vào lời ba của Ngọc Trinh ra để bào chữa cho hệ thống tư pháp. Giả sử, ông Trần Tòng – ba của Ngọc Trinh, lên tiếng kêu oan cho con gái, thì liệu Ngọc Trinh có thoát khỏi nanh vuốt của “bầy quỷ” ở toà hay không?

Người dân luôn không có sự lựa chọn. Dân là con mồi trong nanh vuốt của Đảng, chỉ có thể cảm ơn Đảng và nhà nước, thì mới hy vọng nanh và vuốt đó không bổ vào mình. Còn nếu dám đấu tranh cho công lý, thì chỉ có thể thiệt thân.

Vụ án Trọc Trinh cho thấy, người dân không được luật pháp bảo vệ. Luật thì vẫn có, nhưng công an có thể tùy tiện phạm luật, rồi lại tùy tiện diễn giải. Quan trọng hơn là, họ có cả bộ máy tuyên truyền sẵn sàng bao che cho cái sai của họ.

Ở xứ mà “Chúng ta sai chúng ta xin lỗi, dân sai dân chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật”, thì dân không có quyền tự bảo vệ mình bằng luật pháp.

Ý Nhi – Thoibao.de

3.2.2024

Kasse animation 7.8.2023