Quy định lãnh đạo không háo danh: Thêm một tư duy “ngớ ngẩn” của BT Phạm Thị Thanh Trà?

Trong những ngày đầu năm mới 2024, Bộ Nội vụ của Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà đã có đề xuất, quy định tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý, trong việc đề bạt thứ trưởng, tổng cục trưởng, giám đốc sở…

Cụ thể, phải đáp ứng tiêu chuẩn không háo danh, không tham vọng quyền lực, không để người thân trục lợi v.v…

Báo Tuổi Trẻ ngày 2/1/2024 có bản tin với tiêu đề, “Đề xuất tiêu chuẩn thứ trưởng, giám đốc sở: Không tham nhũng, quan liêu, háo danh”. Bản tin cho biết, Bộ Nội vụ đang xin ý kiến về Dự thảo Nghị định của Chính phủ, quy định tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước.

Bản Dự thảo quy định các tiêu chuẩn chung về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, trình độ, năng lực, uy tín và sức khỏe, độ tuổi, kinh nghiệm công tác của các chức danh công chức lãnh đạo. Đặc biệt nhấn mạnh các yếu tố, “Không tham nhũng, háo danh, quan liêu, cơ hội và vụ lợi..”, cũng như không tham vọng quyền lực. Thực hiện việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập theo quy định v.v…

Mạng xã hội Facebook lập tức có rất nhiều ý kiến bình phẩm về chất lượng của văn bản Dự thảo này. Đa số thấy rằng, văn bản này hoàn toàn mang tính phô trương, hô khẩu hiệu, khoe chữ nghĩa, nhưng nội dung hết sức sáo rỗng. Đặc biệt, những tiêu chuẩn đưa ra được cho là hết sức mù mờ, thiếu cụ thể.

Đài Á Châu Tự do (RFA) cho biết, Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ từ Na Uy đã đưa ra nhận xét về đề xuất trên của Bộ Nội vụ, và cho rằng:

“Một tiêu chuẩn đưa ra thì nó phải có những cơ sở rõ ràng để xét duyệt. Háo danh là một tiêu chuẩn mù mờ. Như thế nào gọi là háo danh và như thế nào gọi là không háo danh. Nó hoàn toàn không có một cơ sở khoa học rõ ràng nào để xét duyệt cả.”

Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ còn chỉ ra mặt trái của Dự thảo, mà ít người để ý. Đó là:

“Một tiêu chuẩn như vậy đưa ra nó chỉ tạo thêm quyền lực cho cấp trên, nhất là những người làm tổ chức, họ sẽ dựa vào những tiêu chuẩn mù mờ này để vòi tiền hay trấn áp cấp dưới, mà cấp dưới không có một cơ sở nào để kháng cự lại.”

Công luận cũng đặt câu hỏi, tại sao, trong Dự thảo kể trên chỉ đưa ra các quy định đối với các chức vụ: thứ trưởng, giám đốc sở… với quy định không tham nhũng, quan liêu, háo danh mới được đề bạt. Điều đó, có thể hiểu ngược là, chức vụ trên thứ trưởng, như Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà chẳng hạn, thì được phép, “tham nhũng, quan liêu và háo danh vô tư hay sao?”

Những điều vừa kể, hoàn toàn phù hợp với đánh giá của dư luận xã hội lâu nay, về trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức của nữ Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.

Giới chuyên gia đánh giá, bà Phạm Thị Thanh Trà về khả năng trình độ yếu, không thể đáp ứng được vai trò Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Đó là lý do vì sao, các quyết sách hay chủ trương của Bộ Nội vụ, bà Bộ trưởng Trà đưa ra luôn là bản sao ý kiến của Tổng Bí thư Trọng. Văn bản Dự thảo vừa kể là một ví dụ.

Hơn thế nữa, dư luận cho rằng, bà Phạm Thị Thanh Trà là một người phụ nữ thường dùng sắc đẹp để quyến rũ các “ông anh” có quyền lực. Qua đó, bà kiếm chác danh vọng, tiền bạc và thăng tiến leo cao. Điều mà người ta mai mỉa là “điếu ủy ban”.

Trang “Chân Dung Quyền lực” từng tiết lộ, khi còn là giáo viên trường Trung học Cơ sở ở thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, bà Trà đã lọt vào mắt xanh của ông Tô Huy Rứa – cựu Trưởng ban Tổ chức Trung ương – một nhân vật đặc biệt quan trọng trong công tác nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó, bà Phạm Thị Thanh Trà thăng tiến nhanh như tên lửa. Kể cả việc em trai bà – ông Phạm Sỹ Quý – một kẻ tham nhũng cộm cán và đầy tai tiếng, vậy mà vẫn an toàn, không bị kỷ luật.

Được biết, đây không phải lần đầu tiên “tiêu chuẩn đề bạt cán bộ” được các bộ, ngành, đề xuất, song tất cả đều mang tính khẩu hiệu. Nhưng, kết quả đã cho thấy, có đề ra bao nhiêu quy định, quy tắc, để quản lý đạo đức lãnh đạo, quan chức, công chức, đều không đạt kết quả mong muốn.

Công luận đặt câu hỏi, trong vấn đề lựa chọn và bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn luôn khẳng định phương châm, “Kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, tham nhũng, quan liêu, cục bộ, vận động cá nhân, phe cánh, lợi ích nhóm”.

Công luận đặt câu hỏi và đề nghị Tổng Bí thư Trọng hãy trả lời cho người dân được rõ, vì sao, bà Phạm Thị Thanh Trà, với năng lực trình độ yếu kém, tư cách đạo đức rất có vấn đề, sao lại được thăng tiến tột bậc như vậy?./.

Trà My – Thoibao.de

5.1.2024

Kasse animation 7.8.2023