Thủ Chính “ăn mày” Nhật để xây đường sắt hay để rỉa?

Tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành – Suối Tiên được Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh làm lễ khởi công vào ngày 28/8/2012. Tuyến đường sắt đô thị này chỉ dài 19,7 km. Tiến độ theo kế hoạch là thi công trong 5 năm. Tuy nhiên, cho tới nay, đã 12 năm trôi qua mà tuyến đường sắt này vẫn chưa hoàn thành. Đây là dự án vay vốn ODA của Nhật Bản. Có thể nói, dự án bị trì hoãn là do quản lý của chính quyền thành phố yếu kém. Mà đã kéo dài, thì điều tất yếu là phải đội vốn.

Không chỉ tuyến đường sắt Bến Thành – Suối Tiên, mà dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông của Hà Nội cũng thế. Chiều dài của tuyến này chỉ có 13km, nhưng lại chậm tiến độ đến 10 lần và đội vốn lên gấp gần 10 lần dự toán ban đầu.

Công trình xây dựng nào cũng vậy, để đảm bảo tiến độ cần phải chuẩn bị tài chính tốt và công tác quản lý phải khoa học. Bởi tiến độ dự án cũng đồng nghĩa với tính kinh tế trong xây dựng. Ngay cả chỉ xây một căn nhà nhỏ bé cũng cần đúng tiến độ. Nếu chậm tiến độ thì bao giờ vốn cũng bị đội lên. Phần thiệt hại do đội vốn là phần hữu hình, còn thiệt hại cho nền kinh tế đất nước khi dự án bị chậm nhiều năm, thì không thể hạch toán được. Cho nên, khi dự án công chậm tiến độ, sẽ gây ra lãng phí cho nguồn lực của đất nước rất lớn.

Về tầm vóc, dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam lớn hơn hai dự án đường sắt đô thị của Sài Gòn và Hà Nội rất nhiều. Chiều dài của tuyến đường này vào khoảng 1.500 km, với tổng số vốn dự tính lên đến 110 tỷ đô la Mỹ.

Câu hỏi đặt ra là, liệu nhà nước Cộng sản có quản lý nổi đại dự án này không?

Với tầm vóc bé xíu như dự án Đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên và dự án Cát Linh – Hà Đông, mà chính quyền Cộng sản đã quản lý không xong, thì thử hỏi, làm sao họ quản lý nổi một đại dự án với quy mô gấp hàng trăm lần 2 dự án kia?

Chắc chắn là họ không quản lý nổi.

Quản lý dự án mà để cho dự án đội vốn và chậm tiến độ, thì rõ ràng, đấy là quản lý tồi. Nguyên nhân của việc đội vốn và chậm tiến độ là do năng lực quản lý kém và lòng tham mà ra. Quản lý yếu kém thì không tìm được cách khắc phục khó khăn, để thúc đẩy cho dự án đi đúng tiến độ. Còn lòng tham khiến người quản lý tìm cách gặm nhấm dự án. Mà khi gặm nhấm nhiều quá, thì điều tất yếu là dẫn tới tình trạng công trình hoặc không đủ vốn thi công, hoặc kém chất lượng. Bởi tiền mà nhà thầu lấy để nhét tiền cho quan chức quản lý, cũng lấy từ dự án.

Vậy, câu hỏi đặt ra là, Đảng Cộng sản có gỡ bỏ được năng lực quản lý kém và lòng tham, ra khỏi quan chức được không? Nếu không gỡ bỏ được hai điều này, thì kịch bản cũ là chậm tiến độ và đội vốn, lại tái diễn mà thôi.

Khi đó, người dân phải lại phải còng lưng trả nợ, còn những quan chức bất tài và tham lam thì đầy túi. Dự án có tổng mức đầu tư lên đến 110 tỷ đô la, là nguồn tiền rất lớn, có thể sẽ rơi rớt khá nhiều vào túi những quan tham có liên quan.

Ngày 16/12, khi đang trong chuyến thăm Nhật, ông Phạm Minh Chính đã đề nghị Thủ tướng Nhật Kishida Fumio cung cấp vốn ODA cho dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam.

Vậy là, ông Chính lại tiếp diễn trò ăn mày nước giàu, dù đã 37 năm từ sau khi “mở cửa”. Không biết ông Phạm Minh Chính có thấy nhục hay không?

Bề ngoài thì nói là xây dựng hạ tầng giao thông cho đất nước. Đảng Cộng sản vẫn luôn nhân danh những điều tốt đẹp, để ăn mày các nước giàu. Nhưng thực chất, sau khi được nhận gói vay thì quan chức lại tranh nhau ăn “ngập mặt”. Lại chậm tiến độ, lại đội vốn và dân phải gánh thêm nợ công.

Tiền từ tham nhũng lại được quan chức đầu tư cho con họ sang các nước giàu học hành và hưởng những hạ tầng ở xứ “tư bản giải chết”, còn núi nợ thì để 100 triệu dân gánh.

Ý Nhi – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023