Trung Quốc sẽ viện trợ cho Việt Nam xây các tuyến đường sắt

Link Video: https://youtu.be/DnE1_Wr5lQU

Ngày 11/12, RFA Tiếng Việt loan tin “Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam xây dựng các tuyến đường sắt, đẩy mạnh dự án Con đường tơ lụa kỹ thuật số”.

RFA dẫn tin từ truyền thông nhà nước chiều ngày 10/12, cho hay, Trung Quốc và Việt Nam sẽ có những thỏa thuận liên quan đến việc nâng cấp các tuyến đường sắt, dự án hạ tầng cơ sở, và có thể là cả các dự án về kỹ thuật số trong Sáng kiến Con đường tơ lụa mà Trung Quốc đề xuất, trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam.

Theo RFA, báo Tuổi Trẻ dẫn lời Đại sứ Trung Quốc Hùng khẳng định:

Tôi cho rằng, cả hai nước chúng ta cũng cần phải tăng cường kết nối và liên thông trên đường bộ, đường biển, hàng không cũng như trên mạng Internet.”

Ông Hùng Ba cho biết, Trung Quốc sẵn sàng viện trợ nâng cấp tuyến đường sắt Quảng Tây – Hà Nội, đồng thời đẩy nhanh quy hoạch xây dựng một số dự án đường sắt khác, như Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.

Cũng theo Tuổi Trẻ, Đại sứ Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh sẵn sàng cung cấp các viện trợ không hoàn lại cho các dự án này.

RFA dẫn một nguồn tin quốc tế bình luận, những đề nghị này của Trung Quốc là đối trọng với các đề nghị tài trợ trước đó mà Mỹ và phương Tây dành cho Việt Nam, trong các dự án chuyển đổi việc sử dụng năng lượng xanh, giảm thiểu sử dụng than. Tuyến đường sắt mà Trung Quốc giúp Việt Nam, sẽ kết nối Côn Minh với Hải Phòng, đi qua vùng đất hiếm của Việt Nam.

RFA cho hay, Việt Nam được nói là nước có trữ lượng đất hiếm đứng thứ hai thế giới sau Trung Quốc, nhưng hiện vẫn chưa được khai thác vì thiếu công nghệ.

Đại sứ Trung Quốc cũng đề cập đến kết nối kỹ thuật số, như là một ưu tiên trong hợp tác phát triển giữa hai nước. Ông nói, hai bên cần cải thiện kết nối trên biển, đất liền và trên không trên internet.

Trong khi đó, các nhà ngoại giao và chuyên gia Việt Nam nhận định, kết nối kỹ thuật số vốn thuộc Sáng kiến Vành đai Con đường, tập trung vào cáp quang, trung tâm dữ liệu và các cơ sở hạ tầng cho viễn thông.

Điều này có thể khiến dư luận Việt Nam e ngại.

Hình: Bản tin trên RFA ngày 11/12

Nhận xét về tuyến đường sắt đi qua mỏ đất hiếm sắp được xây dựng, RFA ngày 7/12 dẫn lời chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ nhận định:

“Cái vấn đề hiện nay là liên quan đến vận chuyển. Nếu Việt Nam bán thô cho Trung Quốc, thì vận chuyển nó sẽ gần hơn. Việt Nam hiện nay không có khả năng để tinh luyện, cho nên họ chỉ bán thô mà thôi.”

“Phải có sự chống lưng ở trong chính quyền để mà bảo đảm làm sao nguồn đất hiếm doanh nghiệp được khai thác…”

“Rồi còn rủi ro về chuyện xuất khẩu nguyên liệu thì cũng phải cần có sự chống lưng của chính quyền…”

“Ví dụ như các công ty về điện mặt trời đi. Họ đầu tư vào rất nhiều, bây giờ đã làm ra điện rồi, nhưng mà Bộ Công thương họ không kết nối… thì cũng phải đành chịu chết mà thôi.”

RFA cho rằng, động lực khiến Hà Nội quyết tâm theo đuổi phát triển ngành công nghiệp đất hiếm là do những lợi ích về chiến lược đối ngoại mà Việt Nam có thể đạt được, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng Mỹ – Trung ngày càng gia tăng.

Trung Quốc hiện chiếm 63% sản lượng khai thác đất hiếm của thế giới – một nguyên liệu quan trọng trong công nghệ điện tử, năng lượng sạch và quốc phòng.

Điều này khiến Mỹ và các đồng minh tìm cách đa dạng hóa nguồn cung đất hiếm thay thế, ngoài Trung Quốc. Một trong các lựa chọn thay thế tiềm năng là Việt Nam, nơi có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai, chiếm khoảng 19% thế giới.

RFA bình luận, nếu Việt Nam có thể phát triển thành công ngành công nghiệp đất hiếm và trở thành nhà cung cấp cho Hoa Kỳ và các đồng minh, thì vị thế của Hà Nội sẽ được nâng cao đáng kể trong chiến lược của Washington và các đồng minh.

Hình: Bài trên RFA ngày 7/12

Hoàng Anh

>>> Cam kết “cộng đồng chung vận mệnh” lãnh đạo Ba Đình dâng Biển Đông cho giặc Trung Quốc?

>>> Chuyến thăm của Tập và kế hoạch Hán hoá Đảng Cộng sản Việt Nam!

>>> Lừa trẻ em, người già và người tàn tật, các công ty xổ số lãi khủng!

>>> Tô Lâm sai sót lớn, tạo chứng cứ bắt ông Lưu Bình Nhưỡng, nhưng quên mất vai trò Đại biểu Quốc hội?

Philippines và Trung Quốc tiếp tục căng thẳng ở Bãi Cỏ Mây

Kasse animation 7.8.2023