Tổng Bí thư Trọng còn “khiếp” Trương Mỹ Lan: Có Bộ Công an và Tô Lâm để làm gì?

Theo kết luận điều tra của Bộ Công an về vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và bà Trương Mỹ Lan, đã cáo buộc, trong thời gian 10 năm, kể từ ngày thành lập Ngân hàng SCB (ngày 1/1/2012), cho đến khi bà Trương Mỹ Lan bị khởi tố và bắt giam (ngày 7/10/2022), Ngân hàng SCB đã cho hệ sinh thái của bà Lan vay tổng số tiền gần 1 triệu 67 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 45 tỷ USD. Với số dư nợ còn lại lên đến 677.000 tỉ đồng, tương đương 28 tỷ USD, là số nợ không thể thu hồi.

Công luận đặt câu hỏi, tại sao các sai phạm mang tính hệ thống của bà Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cũng như hệ sinh thái này, kéo dài tới 20 năm, vậy mà, các cơ quan chức năng không hề phát hiện? Hệ thống chức năng này bao gồm: hệ thống Tài chính – Ngân hàng, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra các cấp… đặc biệt là Bộ Công an, tất cả đều vô hiệu?

Chắc chắn, nếu phát hiện sớm hơn, thì số tiền hơn một triệu tỷ, trong đó có số tiền gửi tiết kiệm, tiền mua trái phiếu doanh nghiệp, lên tới 500 ngàn tỷ, sẽ không thất thoát toàn bộ như hiện nay.

Tại sao trò lừa đảo của các đại gia, tỷ phú, như Trịnh Văn Quyết FLC, Đỗ Anh Dũng Tân Hoàng Minh, hay Vạn Thịnh Phát của bà trùm Trương Mỹ Lan… vẫn lặp lại chiêu lừa đảo giống như Nguyễn Văn Mười Hai từng làm. Đó là, cho lãi suất cao để hút tiền gửi, sử dụng các chiêu trò lừa dối để lũng đoạn thị trường tài chính… những chiêu quen thuộc nhưng lại không hề bị phát hiện và xử lý.

Tại sao, vợ chồng bà Trương Mỹ Lan và ông Chu Lập Cơ lại từng được trao Huân chương Lao động hạng Ba? Thậm chí, bà Lan còn được trao Huân chương cùng loại tới 2 lần, vào năm 2011 và năm 2014, bởi hai đời Chủ tịch nước là ông Nguyễn Minh Triết và ông Trương Tấn Sang.

Kể cả, bà Trương Mỹ Lan có tên trong Hồ sơ Panama, liên quan đến danh sách những doanh nhân, quan chức nước ngoài dính dáng đến tham nhũng và rửa tiền. Hay việc, bà Trương Mỹ Lan được vô số những huân huy chương, bằng khen, giải thưởng vinh danh doanh nhân tiêu biểu… Từ năm 2015 đến năm 2022, Ngân hàng SCB là ngân hàng lừa đảo, vậy mà lại nhận đến 72 lần danh hiệu “Ngân hàng Kinh doanh xuất sắc nhất Việt Nam”?

Nghiêm trọng hơn là vụ bà Lan đưa hối lộ, gửi “biếu” Thượng tướng Phạm Quí Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an. Dương Chí Dũng (Vinalines) khai tại toà rằng, việc đưa hối lộ cho Tướng Ngọ 510.000 USD là để chạy án. Đồng thời ông chuyển giúp 1 triệu USD của Trương Mỹ Lan cho Tướng Ngọ. Lời khai này được sự chứng kiến của Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh.

Ngay sau đó, Tướng Phạm Quý Ngọ, dù đang rất khỏe mạnh, đã chết bất ngờ, chỉ một ngày sau khi có quyết định tạm đình chỉ chức Thứ trưởng Bộ Công an, vì đã “làm lộ bí mật nhà nước” trong việc thông tin cho Dương Chí Dũng bỏ trốn, trước khi bị bắt giam.

Không lâu sau đó, Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh – người được cho là quyết tâm khai thác lời khai của Dương chí Dũng, để “hốt liền” cựu Thủ thướng Nguyễn Tấn Dũng – cũng mắc “bệnh lạ”. Ông Nguyễn Bá Thanh đã không lường hết được sức mạnh của Vạn Thịnh Phát và gia tộc Trương Mỹ Lan.

Rồi gần đây, lộ ra tin tức cho rằng, cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã nhận 1 tỷ USD của bà Trương Mỹ Lan, khiến Bắc Kinh rất không hài lòng. Điều này có thể liên quan tới “bệnh lạ” của Chủ tịch Quang, mắc vào năm 2017, khiến ông qua đời sau hơn một năm.

Những điều vừa kể đã được củng cố thêm, bởi hàng loạt cái chết bí ẩn của các CEO, nhân viên thân tín của bà Trương Mỹ Lan, sau khi bà này bị bắt, như: ông Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch Công ty chứng khoán Tân Việt và thành viên Hội đồng Quản trị SCB; bà Nguyễn Phương Hồng, người bị bắt cùng ngày với bà Trương Mỹ Lan, chết không rõ lý do trong lúc bị tạm giam.

Xin được nhắc lại, nhiều ý kiến nghi ngờ họ đã bị “diệt khẩu”, lúc bị tạm giam trong trụ sở Công an.

Giới phân tích cho rằng, điều đó rõ ràng cho thấy, Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB của bà Trương Mỹ Lan, không phải là một doanh nghiệp, hay một tổ chức kinh doanh tài chính bình thường. Mà hoạt động của nó, mang màu sắc của một tổ chức mafia, của Hội Tam Hoàng.

Đó là điều mà ông Lê Kiên Thành, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Techcombank, con trai của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, đã từng cảnh báo trong bài phỏng vấn “Mafia và sự tồn vong của Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam”, đăng trên VietnamNet vào tháng 10/2012.

Nhận định của ông Lê Kiên Thành liên quan gì đến bình luận của giới thạo tin lâu nay. Mới nhất, trong bài viết “Khi đại gia là “miếng da lừa” của chế độ”, đăng trên VOA ngày 30/11, tác giả Tùng Phong khẳng định:

“Giờ đây, người ta có thể lờ mờ hiểu ra lý do, trong 13 năm ở ngôi “cửu ngũ”, “người lái đò vĩ đại” hầu như không bao giờ lưu lại “thành phố mang tên Bác” quá 3 ngày, trừ chuyến đi Kiên Giang bị đột quỵ. Lê Thanh Hải, “lãnh chúa miền Nam” vẫn ngạo nghễ trước “cái lò ông Trọng”. Câu hỏi đặt ra là, “tại sao?”

Những điều nguy hiểm chưa từng thấy, mà đến tầm cỡ người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – còn phải thất kinh. Thì thử hỏi, có Bộ Công an của ông Tô Lâm để làm gì? Sao không dẹp quách nó đi cho xong?./.

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023