Link Video: https://youtu.be/UokiXRXrfSI
Ngày 2/11, RFA Tiếng Việt có bài phỏng vấn cựu tù nhân, cựu Đại úy, cán bộ trại giam Thủ Đức (Z30D) Nguyễn Doãn Tú – người bị cơ quan chức năng kết tội hai năm tù giam với cáo buộc “dùng nhục hình với phạm nhân”, vừa mãn án tù hồi tháng 8 vừa qua.
Ông Tú cho biết, ông, ông Lê Chí Thành và ông Nguyễn Đức Hưng, cùng là cán bộ quản giáo của trại giam Z30D.
Khi đứng lên tố cáo sai phạm của Giám thị Trại giam, thì Lê Chí Thành đã bị quy chụp, đưa vào tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331, và tội “Chống người thi hành công vụ”, tức là dùng điện thoại quay phim lại cảnh cảnh sát giao thông ăn tiền. Tất nhiên cái này là người ta quy chụp thôi.
Còn Trung tá Nguyễn Đức Hưng bị tước danh hiệu Công an Nhân dân, mà không có lý do để tước. Họ lấy cớ là mặc quân phục công an lên mạng livestream tố cáo lãnh đạo. Họ tổ chức một buổi bỏ phiếu tín nhiệm, đồng ý tước hay không, nếu quá 50% thì sẽ tước, nhưng cũng phải bỏ tới ba lần thì mới tước được danh hiệu của anh Nguyễn Đức Hưng.
Còn đối với bản thân ông Nguyễn Doãn Tú, ông cũng nổi lên ủng hộ và cũng đã trực tiếp gửi đơn, sau đó lên mạng tố cáo những sai phạm rõ ràng, cụ thể, của Giám thị Trại giam Thủ Đức, thì ngay sau đó cũng bị chơi trò bẩn.
Họ dàn dựng, tác động cho một phạm nhân tố cáo ông Tú đã đánh họ, dùng cây mì bán kính 2 cm, dài 1 mét để đánh hai cái vào chân của phạm nhân đó, và có hai người cũng là phạm nhân làm chứng. Họ dựa vào đó để kết tội ông Tú.
Ông Tú cho hay, ông không bị tra tấn hay ép cung. Nhưng bị biệt giam trong một căn phòng ẩm thấp và tối tăm. Phòng chỉ có một ô cửa sổ bằng găng tay và không có điện đóm gì cả, tối tăm, đêm cũng như ngày, nóng nực ẩm thấp.
Theo ông Tú, ông, ông Thành và ông Hưng là đấu tranh cho quyền lợi của hơn 7.000 phạm nhân và 1000 chiến sỹ của Trại giam Thủ Đức, bị cán bộ ăn chặn. Phạm nhân thì bị ăn chặn chế độ ăn, còn cán bộ chiến sĩ thì bị ăn chặn tiền chế độ chính sách. Ông nói lên tiếng nói dân chủ và bị trả thù.
Ông Tú cho rằng, bản thân là người trong cuộc và là người công tác trong lực lượng Công an Nhân dân. Nghiệp vụ công an thì ông đã học và am hiểu rất rõ. Khi điều tra hoặc lãnh đạo làm việc với ông thì chỉ cần họ nói một ý gì đó thôi, là ông đã biết được cái hướng của người ta như thế nào. Và ông đã nhận biết được là họ sẽ bắt ông.
Ông Tú từng tiếp xúc với rất nhiều phạm nhân, cho nên ông thông cảm và hiểu cho người ta. Ông thấy được nỗi thống khổ của phạm nhân nên mới nói lên tiếng nói của họ, để rồi ông Giám thị bị mất chén cơm, cho nên ông ấy trả thù.
Vẫn theo ông Tú, ông đã được nhiều phạm nhân lúc trước nằm trong diện do ông quản lý, đến thăm và động viên, đến nhà cho quà cho con ông… Ông nói thẳng là, ông rất tự hào khi đang là cán bộ quản giáo, mà lại được trải nghiệm thân phận phạm nhân. Tại vì, ông không có xấu xa gì cả. Ông bị như vậy là bởi vì bị người ta hại.
Ông Tú cho biết thêm, ông bị công an địa phương, những người từng là đồng chí đồng đội với ông trước kia, gây khó dễ, cố tình không làm căn cước công dân cho ông.
Và ông Tú đưa ra nghi vấn: Đây phải là biểu hiện của sự “đuổi cùng giết tận” đối với người đã từng đứng lên tố cáo lãnh đạo trong ngành công an.
Ông là người am hiểu luật pháp và nghiệp vụ công an. Bây giờ, ông muốn đi xin việc, làm bảo vệ, vệ sĩ hay huấn luyện viên võ thuật hay tư vấn pháp lý… nhưng không có giấy tờ thì không ai.
Không biết, đó có phải là hành động đuổi cùng giết tận của Bộ Công an để trả thù ông hay không.
Ý Nhi
>>> Thế nào là chống tham nhũng “không đúng cách”?
>>> Chủ nghĩa Mác – Lê là nguyên nhân chính của sự suy thoái giáo dục
>>> Giáo dục: Người bán bị lên án, kẻ mua lại vô can
>>> Công an phạm tội ngày càng nhiều
Người trẻ Việt Nam không muốn làm công nhân