Novaland đối phó với chủ nợ nước ngoài trong bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng

Link Video: https://youtu.be/999njNWTv0U

Ngày 26/9, một hãng tin quốc tế có bài bình luận ngắn về tình trạng thị trường bất động sản Việt Nam của tác giả Harry Suhartono. Bài viết này đã được dịch giả Cù Tuấn dịch và đăng trên báo Tiếng Dân ngày 29/9, với tựa đề “Bất động sản Việt Nam gặp khó khăn khi công ty bất động sản Novaland chiến đấu với chủ nợ”.

Tác giả tóm tắt:

* Novaland bắt đầu đàm phán tái cơ cấu nợ với các trái chủ

* Novaland không trả lãi trái phiếu đáo hạn trong tháng 7

Tác giả cho biết, tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực bất động sản của Việt Nam vẫn tiếp diễn, với việc các chủ nợ vướng vào tranh chấp với Công ty phát triển nhà đất Novaland Group Investment Group Corp, sau khi Công ty này không trả lãi cho trái phiếu trị giá 300 triệu USD.

Tác giả dẫn phát biểu của Novaland, cho biết vào hôm thứ Ba (ngày 26/9), rằng Công ty cam kết giải quyết tình trạng bế tắc với những người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi ở nước ngoài năm 2026, trên “tinh thần hợp tác, nhằm tìm ra giải pháp tối ưu để bảo vệ lợi ích của các trái chủ”.

Tuyên bố được đưa ra một ngày sau khi một nhóm trái chủ đặc biệt cáo buộc Novaland câu giờ, và kêu gọi Novaland đạt được thỏa thuận, để không làm tổn hại đến niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế đối với Việt Nam.

Tác giả nhận xét, Novaland là một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất Việt Nam, và đã trở thành một ví dụ nổi bật về việc các công ty bất động sản tại Việt Nam chậm thanh toán trái phiếu, vào thời điểm cuộc khủng hoảng bất động sản của Trung Quốc cũng đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng.

Theo tác giả, lĩnh vực bất động sản của Việt Nam đang chịu áp lực, sau khi nhà nước tiến hành trấn áp việc phát hành nợ, sau những cáo buộc về các hoạt động phát hành bất hợp pháp. Novaland đã không thực hiện thanh toán lãi đến hạn cho khoản nợ chuyển đổi ở nước ngoài vào tháng 7, đồng thời cũng đang tìm cách gia hạn thời gian đáo hạn của các trái phiếu khác.

Hình: Bài gốc trên trang báo Bloomberg

Novaland đã đề xuất và hiện đang đàm phán với nhóm trái chủ đặc biệt về phương án cơ cấu lại, nợ phù hợp với khả năng tài chính hiện tại của công ty và tiến độ phục hồi hoạt động kinh doanh”, thông báo cho biết.

Tác giả dẫn lời ông Troy Griffiths, Phó Giám đốc điều hành Công ty Savills Việt Nam, cho biết, với lãi suất thấp hơn, các dự án mới được phê duyệt và tâm lý người mua tăng lên, có thể giúp hỗ trợ thị trường bất động sản.

Tác giả dẫn dữ liệu từ một hãng tin quốc tế cho hay, trái phiếu chuyển đổi bằng đô la năm 2026 của Novaland, đang giao dịch ở mức rất khó khăn là 30 cent trên mỗi đô la trái phiếu, vào thứ Ba (ngày 26/9). Cổ phiếu của Công ty này cũng đã giảm khoảng 26% trong tháng này.

Được biết, thị trường bất động sản Việt Nam bắt đầu chững lại từ giữa năm 2022. Vào quý III/2022, nguồn cung căn hộ chung cư giảm 51% theo quý, hàng tồn chiếm 66%, đồng thời, lượng giao dịch giảm 89%.

Nguồn cung bất động sản cũng đang có xu hướng giảm rõ rệt. Dòng vốn bất động sản gặp khó khăn và lãi suất tăng khiến nhà đầu tư do dự.

Bước sang năm 2023, cùng với suy thoái kinh tế và những vấn đề của thị trường tài chính tiền tệ, khiến thị trường bất động sản càng trầm lắng hơn.

Trong nửa đầu năm 2023, lượng tìm mua bất động sản toàn quốc giảm 33% so với cùng kỳ năm trước, lượng tin đăng bán bất động sản cũng giảm đến 44%.

Đặc biệt, lượng tìm mua đất nền giảm gần 50% so với cùng kỳ năm 2022. Tình hình giao dịch trầm lắng do niềm tin của người mua, nhà đầu tư bị ảnh hưởng, và những khó khăn về hạn mức tín dụng, lãi suất vay vẫn chưa được giải quyết triệt để. Cả nguồn cung và lực cầu bất động sản vẫn đang đối diện nhiều thách thức.

Hình: Bài dịch đăng trên trang Tiếng Dân

Ý Nhi

>>> Lãnh đạo Việt Nam hay mơ ước viển vông

>>> Kênh đào Funan ở Campuchia có thể làm khô kiệt Đồng bằng sông Cửu Long

>>> Chuyên gia Liên Hiệp Quốc lên án vụ thi hành án đối với Lê Văn Mạnh

>>> Ông Thưởng không ngoa ngôn

Sự biến tướng của ban đại diện cha mẹ học sinh

Kasse animation 7.8.2023