Việt Nam vẫn thường xuyên cử cán bộ sang đào tạo ở Trung Quốc từ nhiều năm qua

Link Video: https://youtu.be/fuKrsZ_UxDc

Ngày 30/9, RFA Tiếng Việt có bài bình luận “Hà Nội gửi người sang Trung Quốc học lớp cán bộ nguồn: Công chúng lo ngại, chuyên gia nói gì?”

Theo đó, 20 cán bộ cấp cao của Thành ủy Hà Nội vừa hoàn thành lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch nguồn cho Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2025 – 2030, tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

RFA dẫn lời Thạc sỹ quan hệ quốc tế Nguyễn Thế Phương cho biết, cán bộ nguồn là những người có thể được quy hoạch lên các chức vụ lãnh đạo, từ trung đến cao cấp của tỉnh – thành hoặc Trung ương.

Chuyện Việt Nam cử cán bộ đi học tập ở Trung Quốc không có gì là bất thường, mà ngược lại, nó còn xảy ra khá thường xuyên, đặc biệt là ở các tỉnh biên giới phía Bắc. Bởi vì, ông Phương giải thích, mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc được đặt trên nền tảng là quan hệ chính trị giữa hai đảng.

Cho nên, Việt Nam thường xuyên cử cán bộ qua học hỏi về lý luận, làm sao để xây dựng tổ chức Đảng và các cơ quan hành chính, làm sao để làm công tác dân vận tốt, làm sao để áp dụng và học hỏi mô hình phát triển lẫn nhau, và trong trường hợp này là Việt Nam học hỏi mô hình phát triển của Trung Quốc ở một số mặt.

Ngoài ra, theo ông Phương, những lần học tập, tiếp xúc giữa cán bộ hai bên cũng là một cơ hội để Việt Nam có thể thu thập thông về tình hình ở Trung Quốc và cũng để xây dựng mối quan hệ cá nhân giữa các lãnh đạo trung và cao cấp giữa hai nước.

RFA cho biết, việc cử cán bộ đi học tập, đào tạo ngắn và dài hạn ở nước ngoài không phải là hiếm hoi, mà đây chính là chủ trương của Bộ Chính trị. Tháng 8/2022, Bộ Chính trị đưa ra mục tiêu, mỗi năm cử đi nước ngoài bồi dưỡng khoảng 400 cán bộ cho đến hết năm 2025. Từ năm 2026 – 2030, mỗi năm cử đi nước ngoài bồi dưỡng khoảng 500 cán bộ.

Ông Thế Phương cho biết, mục tiêu của Việt Nam hiện nay là bắt đầu chuyên nghiệp hóa hành chính công, nên mở rộng các nước gửi cán bộ sang để đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, đặc biệt là trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, môi trường.

Hình: Bài bình luận trên RFA

Ngoài Trung Quốc, cán bộ ở tất cả các tỉnh thành còn được cử đi học tập ở các nước như Úc, Anh, Canada, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Nga, Hàn Quốc… RFA cho hay.

Tuy nhiên, việc cử cán bộ đi học tập ở Trung Quốc khiến dư luận chú ý hơn so với các nước khác. RFA dẫn ý kiến của nhà phân tích tình hình chính trị Việt Nam, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp cho biết, đã có nhiều đợt bồi dưỡng ngắn hạn ở Trung Quốc mà hai đảng đã thỏa thuận với nhau, báo đảng vẫn đưa tin bình thường:

“Còn lần này, vì có Bí thư Thành ủy Hà Nội sang Quảng Châu dự, thì bà con thấy nó mới, lại đăng ở các báo online, nên bà con đọc nhiều.” 

“Tuy nhiên, quy hoạch là một việc, bổ nhiệm hay không là một việc khác hẳn, ít có liên quan với nhau.”

Ông Nguyễn Thế Phương thì cho rằng, rất khó để đánh giá về lo ngại của công chúng rằng, những khoá học như thế này có ảnh hưởng gì đến kế hoạch bổ nhiệm cán bộ ở Việt Nam hay không. Tuy nhiên, nó chắc chắn có tác động đến quan hệ hai nước, vì “chính các quan chức cả hai bên đi qua lại thăm viếng lẫn nhau tạo ra mối quan hệ cá nhân, và nó tạo ra nhiều kênh liên lạc để có thể hai bên giải quyết những bất đồng”, ví dụ như vấn đề Biển Đông.

Cần nói thêm rằng, theo thông tin từ một số cựu tù nhân lương tâm từng bị giam chung với các tù nhân làm gián điệp cho Trung Quốc, khi ở trong tù, thì Trung Quốc thường xuyên tuyển chọn gián điệp cho họ thông qua các khóa học này.

Ý Nhi

>>> Ông Hoàng Chí Bảo tố Trung ương Đoàn “ba xạo”. Sao “quân ta” lại lột mặt nạ “quân mình”?

>>> Ông Nguyễn Minh Sơn bị tuyên sáu năm tù vì chửi Hồ Chí Minh

>>> Hội nghị Trung ương 8 khóa 13: Vì sao số phận lại mỉm cười với Phạm Minh Chính?

>>> Hội nghị Trung ương 8, một tuần chia chác, ai được ai mất?

Dù thua lỗ, VinFast vẫn lên kế hoạch mở thêm nhà máy ở Ấn Độ và Indonesia

Kasse animation 7.8.2023