Đại án Việt Á: Chạy tội cho quan tham, Trung tướng Tô Ân Xô “vụng chèo khéo chống”?

 

Thông Tấn Xã Việt Nam, trong bản tin “Bộ Công an lý giải hàng trăm tỷ chênh lệch trong kết luận vụ Việt Á” ngày 9/9, cho biết, chiều 9/9, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, Trung tướng Tô Ân Xô – Người phát ngôn Bộ Công an – đã lý giải rõ số tiền chênh lệch mà Việt Á đã chi để hối lộ, cảm ơn quan chức.

Cụ thể, “Trong kết luận điều tra, Bộ Công an xác định Việt Á hưởng lợi bất chính hơn 1.200 tỷ đồng và chi hơn 106 tỷ đưa hối lộ. Trước đó, cơ quan này cho biết Việt Á kiếm lãi 4.000 tỷ, chi 800 tỷ để bôi trơn.

Theo đó, đầu tháng 6/2023, Bộ Công an cho biết Việt Á kiếm lãi khoảng 4 nghìn tỷ đồng và chi khoảng 800 tỷ đồng để “bôi trơn.” Nhưng trong kết luận điều tra đã ban hành, cơ quan điều tra nêu rõ số tiền Việt Á đã hưởng lợi bất chính là hơn 1.200 tỷ đồng và số tiền chi để đưa hối lộ là hơn 106 tỷ đồng”.

Liên quan đến chuyện số tiền hàng trăm tỷ của Công ty Việt Á dùng để hối lộ, cảm ơn, hay để tặng các quan chức lãnh đạo v.v… bỗng nhiên ngót đi gần 8 lần, chắc chắn sẽ không thuyết phục được dư luận và người dân. Đơn giản vì, tại Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội đưa hối lộ như sau:

Tội đưa hối lộ

  1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  2. a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
  3. b) Lợi ích phi vật chất.
  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  5. a) Có tổ chức;
  6. b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  7. c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
  8. d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

  1. e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  2. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
  3. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.
  4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng…

Như vậy, theo quy định như trên, người phạm tội đưa hối lộ có thể bị phạt tiền hay phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm.

Do vậy, chẳng dại gì và chẳng bao giờ người của Công ty Việt Á “cố ý” khai vống, khai tăng số lượng tiền đưa hối lộ, để phải nhận bản án nặng hơn cho mình. Đó là điều ngược đời, không bao giờ xảy ra.

Theo Trung tướng Tô Ân Xô giải thích, “… sau khi khởi tố vụ án, Phan Quốc Việt và các bị can liên quan đã khai Công ty Việt Á có doanh thu và lợi nhuận khoảng 4.000 tỷ đồng. Phan Quốc Việt dành khoảng 20-25% trong tổng số này, tương ứng khoảng 800 tỷ đồng, để chi phần trăm ngoài hợp đồng cho các đơn vị, đối tác mua kit xét nghiệm và vật tư, thiết bị y tế khác. Đó chỉ là lời khai ban đầu, nhưng sau khi có kết luận điều tra ban hành ngày 17/8, những con số này có sự chênh lệch”.

Mà theo ông Tô Ân Xô, có sự chênh lệch đó là do quá trình điều tra đã làm rõ thêm được nhiều nội dung khác nhau. Cũng theo Trung tướng Tô Ân Xô, trên tinh thần “trọng chứng hơn trọng cung”, do đó, chỉ khi nào đủ căn cứ chứng minh việc đưa tiền cho ai, đưa bao nhiêu tiền, mới có thể khởi tố điều tra và đề nghị truy tố, với tinh thần chứng cứ rõ đến đâu thì kết luận đến đó.

Chắc chắn một điều là, số tiền đưa hối lộ của Việt Á cho các quan chức giảm khoảng 8 lần, thì số lượng các quan chức nhận hối lộ cũng giảm theo tỷ lệ thuận. Với lý do, chia sẻ về việc vì sao cùng một hành vi nhận tiền, mà các bị can bị khởi tố với những tội danh khác nhau, Trung tướng Tô Ân Xô giải thích, “Có bị can đặt yêu cầu, thỏa thuận, đặt điều kiện với đối tượng đưa tiền và họ nhận tiền xong mới xử lý việc. Có những bị can họ không đưa ra yêu cầu, điều kiện, thỏa thuận nào trong việc xử lý và họ nhận tiền nhận quà sau khi xong việc. Như vậy hành vi, động cơ khác nhau trong việc nhận tiền sẽ bị xử lý khác nhau”.

Như vậy đã rõ, lấy dẫn chứng như trường hợp của cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà Nội – Chu Ngọc Anh – người có liên quan đến vụ Việt Á. Ông Anh đã bị cơ quan điều tra khởi tố bị can và khám xét nơi ở, do đã nhận 200.000 USD từ Phan Quốc Việt. Vậy mà cuối cùng, Bộ Công an lấy lý do, khi nhận 200 ngàn USD, Chu Ngọc Anh đã nói “tớ cảm ơn”, nên số tiền đó là quà biếu, chứ không phải là tiền đưa và nhận hối lộ.

Nếu Trung tướng Tô Ân Xô và Bộ Công an vận dụng phương châm của Tổng Bí thư Trọng chỉ đạo, “cán bộ nào đã có sai phạm rồi tự giác xin thôi, tự giác xin nộp lại tiền thì “miễn xử hoặc xử nhẹ”; không phải cứ xử nặng mới là tốt, cách chức hết tất cả mới là tốt…” thì xin cứ nói thẳng cho công luận được rõ. Sao cứ phải “vòng vo tam quốc” để lấp liếm cho mất thì giờ?

Người Việt Nam có câu, “Đường đi hay tối, nói dối hay cùng”, điều đó có nghĩa, khẳng định sự thật chỉ có một. Cũng giống như câu thành ngữ, “Một nửa cái bánh mì thì là bánh mì, nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật”. /.

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023