Chiến dịch “đốt lò” không có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng

Link Youtube: https://youtu.be/4GoNO2YeRmk

 

Ngày 28/8, một kênh truyền thông quốc tế tiếng Việt có bài ‘“Đốt lò” chỉ là phong trào, không tạo được nền tảng chống tham nhũng”.

 

Theo đó, chiến dịch “đốt lò” trong sáu năm qua cũng chỉ tập trung ở quan chức cấp cao, các vụ án lớn. Kiểu chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho thấy là độc quyền của Đảng, chứ không phải trên nền tảng của luật pháp và thiết chế của xã hội dân chủ.

Bài báo cho biết, chế độ luôn cố gắng hoàn thiện việc chống tham nhũng theo tư duy của lý tưởng Cộng sản. Nhưng ngược với mong muốn, mức độ và sự phổ biến tham nhũng ở Việt Nam tỷ lệ thuận với thâm niên nắm quyền của những người Cộng sản.

 

Điều này cho thấy, lý tưởng Cộng sản áp dụng vào thực tế có rất nhiều vấn đề. Thể chế độc tài này đã trực tiếp tạo ra cơ chế, khoảng trống cho tham nhũng lộng hành, phổ biến. Tham nhũng từ chính quyền tạo ra đã dẫn dắt một xã hội tham nhũng với tâm lý bớt xén, chấm mút để thu về túi riêng trong mọi ngóc ngách.

Bài báo nhận định, chiến dịch “đốt lò” thực chất chỉ là đấu đá nội bộ của những quan chức cấp cao của chính quyền, ông Trọng dùng chiến dịch đốt lò để tiêu diệt phe ông Dũng. Tuy nhiên, chiến dịch này cũng có những tín hiệu tích cực.

Chỉ số chống tham nhũng của Việt Nam được tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp hạng liên tục thăng hạng trong các năm qua. Năm 2017, Việt Nam đứng hàng 107 trong 180 quốc gia được khảo sát, đánh giá, thì vào năm 2022 đã thăng lên hạng 77/180 quốc gia.

Bài báo phân tích, từ đầu chiến dịch “đốt lò” đến nay, ông Trọng chỉ tập trung xử lý ở “đầu cuối” hơn là có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng từ đầu.

Việc “đốt lò” của ông Trọng mang lại nhiều tín hiệu tích cực trong dư luận. Nhưng trái ngược là sự hoang mang trong quan chức chính quyền, vốn đã quen với sự nhũng nhiễu, đòi hỏi lợi lộc từ quyền lực và công việc họ đảm nhiệm.

Sự hoang mang này có vẻ như đang tạo ra tâm lý bất động trong bộ phận quan chức có trách nhiệm trong việc đầu tư, giám sát đầu tư từ ngân sách của nhà nước.

Bài báo bình luận, một đất nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng còn nhiều thứ chưa đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp, mang lại sự thuận lợi cho người dân. Điều này càng trở nên cấp thiết để đón luồng đầu tư nước ngoài, trong xu thế của nhiều doanh nghiệp dịch chuyển khỏi Trung Quốc, trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam cho thấy đang có tiền, đã xác định được làm việc nào, lại không có người để làm, là điều cần đặt ra câu hỏi do đâu.

 

Hình: Ông Nguyễn Phú Trọng – người được mệnh danh là “người đốt lò vĩ đại”

 

Bài báo đặt câu hỏi: Phải chăng, đây là sự chờ đợi cho qua chiến dịch “đốt lò” trong quan chức chính quyền, để tái thúc đẩy việc đầu tư, xây dựng từ ngân sách nhà nước?

Tác giả tiếp tục phân tích, đầu tư công ở Việt Nam xưa nay luôn là “mảnh đất màu mỡ”, để quan chức dùng quyền lực trong công việc của mình để bỏ túi riêng. Nay đang lúc phong trào “đốt lò” giương cờ, nên chẳng ai dám làm. Bởi làm mà không xơ múi được gì cũng tiếc.

Nhìn ở góc độ này có thể thấy, chiến dịch “đốt lò” đang tạo ra sự trì trệ, bất lợi cho quốc gia do thói quen làm việc của quan chức xưa nay được thể chế tạo ra.

Theo bài báo, song song với chiến dịch “đốt lò”, ông Nguyễn Phú Trọng đã dùng những người thân tín để trấn áp, triệt hạ các cá nhân, tổ chức xã hội dân sự thúc đẩy sự phát triển toàn diện, hài hòa của Việt Nam.

Hàng loạt các tổ chức xã hội dân sự về môi trường bị đóng cửa và lãnh đạo các tổ chức này, như Đặng Đình Bách, Ngụy Thị Khanh, Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương và mới đây nhất là bà Hoàng Thị Minh Hồng bị bắt. Họ bị buộc tội trong các thủ thuật của chính quyền.

Bài báo cho biết thêm, hơn 6 năm qua, cũng là thời gian đàn áp không khoan nhượng với hàng loạt người có tiếng nói khác với chính quyền và đấu tranh cho sự dân chủ của quốc gia. Họ lần lượt bị bắt, khởi tố và bị bỏ tù trong những bản án nhiều năm tù, theo các điều 331, 117 của Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Nhiều nhà đấu tranh như ở ẩn, buộc phải trở nên câm lặng trước sự gia tăng bắt bớ, đàn áp của chính quyền.

Phong trào dân chủ của Việt Nam hoang vắng như chợ chiều, trước sự truy lùng của ngành công an vốn như tay chân trong nhà ông Trọng.

 

Thu Phương – thoibao.de

>>>Mua quốc tịch Cyprus, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đưa Tổng – Tô vào thế kẹt “bi” trong họng!

>>>Thích Thanh Quyết quyết làm tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới

>>>Sức sống của nền kinh tế quyết định sinh mệnh chính trị của Thủ Chính

>>>Nghịch lý trong kỷ lục vốn hóa của VinFast

Đại Án Việt Á: Nguyễn Thanh Long bắt tay với Việt Á gây tai họa cho dân VN như thế nào?

Kasse animation 7.8.2023