“Ngài khóc” Trấn Thành bỗng thốt câu đáy lòng, chính quyền bị “chạm nọc”!

Nghệ sĩ có lúc nói lời dối trá nhưng cũng có lúc nói lời thật lòng. Ở xứ Việt Nam, lời nói dối mà được trau chuốt thì lại được ủng hộ, nhưng với những lời nói thật, thì hãy cẩn thận. Bởi sự thật ở đất nước nước này gặp rất nhiều cấm kỵ, đặc biệt là với những vấn đề “nhạy cảm”. Bởi nó có thể phơi bày bộ mặt nhớp nháp của chế độ.

Một chế độ mà lập ra những ban bệ, chuyên vẽ vời hình ảnh để tuyên truyền, thì điều đó cũng có nghĩa là, bản chất của chế độ này rất xấu. Chính vì cái xấu này không thể thay đổi, nên chế độ mới lập ra những cơ quan tuyên truyền khổng lồ. Nếu bộ mặt chế độ này tốt đẹp, thì họ cần gì phải tạo ra lớp mặt nạ, rồi sơn phết lên đó.

Phát biểu của Trấn Thành

Ở chế độ này, không phải chỉ có một cơ quan tuyên truyền, mà có đến 2 cơ quan. Đó là Ban Tuyên giáo bên Đảng và Bộ Thông tin – Truyền Thông (tức Bộ 4T) bên Chính phủ. Bên Bộ 4T thường chỉ đạo báo chí bằng văn bản, còn bên Ban Tuyên giáo thì thường ra lệnh miệng. Một khi báo chí lỡ đăng tin tức bất lợi, theo quan điểm của tuyên giáo, thì lệnh miệng từ Ban Tuyên giáo sẽ ban xuống và các tờ báo sẽ đồng loạt rút bài.

Ở đất nước này, báo chí không được phép tự do đưa tin, mà phải ngó ngang liếc dọc xem bên trên có cấm hay không? Tuy thường xuyên tự kiểm duyệt, nhưng đôi lúc, vẫn có tờ báo bị trừng trị. Mới đây tờ Zing News bị cấm xuất bản 3 tháng, cũng vì không tự kiểm duyệt tốt bản thân.

Báo chí đã thế thì người dân cũng không thể khác. Người dân nói sự thật thì cũng phải nhìn ngang liếc dọc, xem, lời nói đó có động chạm đến những cái tệ hại của chế độ hay không? Nghệ sĩ cũng tương tự. Nghệ sĩ là người nổi tiếng, có ảnh hưởng, nên mỗi phát biểu của họ cũng bị chính quyền này soi rất kỹ. Cho nên, để tồn tại trong chế độ này, nghệ sĩ cũng phải biết tự kiểm duyệt mình. Đó là quy tắc tồn tại.

Mới đây, MC Trấn Thành đã phát biểu một câu rất thật rằng: “Sinh viên Việt Nam rất thiệt thòi, thiếu thốn, vì ở Việt Nam không có đơn vị đào tạo chính thống, chính quy, mà dùng từ dễ hiểu nhất là ra hồn”.

Ở đây, Trấn Thành chê các trường sân khấu điện ảnh của Việt Nam chẳng ra gì, đó là thiệt thòi lớn cho sinh viên Việt Nam. Trần Thành có nhiều câu phát biểu làm cộng đồng mạng chửi vì sự giả tạo, nhưng trong câu nói này, anh đã nói thật. Tuy nhiên, cái sự thật này có vẻ như đã chạm nọc chế độ, nên tờ An Ninh Thế Giới đã cho rằng, “chàng MC khóc” này đã bị vạ miệng.

Sự thật là, không chỉ ngành điện ảnh, mà ngành giáo dục nói chung, chính quyền đã thọc tay vào rất sâu, và biến ngành này thành công cụ phục vụ chế độ. Chính vì vậy mà ngành giáo dục và đào tạo ở Việt Nam mới nát bét như hiện nay. Không chỉ sinh viên ngành sân khấu điện ảnh, mà sinh viên các ngành khác ra trường đều không đạt chất lượng, nếu so sánh với mặt bằng chung của thế giới.

Đào tạo người làm nghệ thuật đã kém chất lượng, mà Cục Nghệ thuật Biểu diễn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng thọc tay vào vấn đề kiểm duyệt nội dung rất nghiêm ngặt. Sự dốt nát và vô trách nhiệm của cơ quan này đã làm thui chột đi những sáng tác nghệ thuật của giới nghệ sĩ. Cho nên, chất lượng nghệ sĩ cũng như sản phẩm nghệ thuật của Việt Nam cực kỳ kém cỏi.

Ở các nước như Hàn Quốc, Thái Lan, hay xa hơn là Mỹ, chẳng có những thứ danh hiệu như “Nghệ sĩ ưu tú” hay “Nghệ sĩ Nhân dân” nào cả, nhưng nhiều tác phẩm nghệ thuật họ làm ra, đã làm dậy sóng thế giới. Nói đâu xa, mới đây, nhóm nhạc BlackPink của Hàn Quốc đến biểu diễn tại Việt Nam cho thấy, chất lượng sản phẩm nghệ thuật xứ họ mạnh như thế nào? Còn sản phẩm của Việt Nam thì đang ngụp lặn ở đâu?

Trấn Thành mới chỉ đề cập đến một góc nhỏ của vấn đề. Tuy nhiên, với chính quyền không chịu phát triển này, thì họ khó chịu với điều đó và cho viết bài bao biện, phản bác. Những gì đã rơi vào bàn tay kiểm soát của Cộng sản, thì làm gì có cơ hội vươn vai được? Không bao giờ.

Thu Phương (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://antgct.cand.com.vn/Nguoi-trong-cuoc/tu-phat-ngon-cua-tran-thanh-nghi-ve-chuyen-huong-nghiep-i704983/

 

Kasse animation 7.8.2023