Đại án Việt Á: Vì sao khả năng cao sẽ có án tử hình?

Trong thời kỳ đại dịch, Việt Nam đã có tới hơn 40 ngàn người tử vong với nhiều lý do khác nhau, song, phần lớn các nạn nhân tử vong oan ức, do các quyết định chống dịch thiếu khoa học của giới chức ngành y tế. Việc Bộ Y tế đã đưa ra một chủ trương sai – đã “cách ly lại còn cho tập trung” – khiến virus Covid-19 lây lan nhanh, trong khi giới chức y tế chưa có phác đồ điều trị chung để chống dịch. Đó là lý do vì sao các bác sĩ ở Sài gòn thời điểm đó phải thừa nhận, họ cũng chỉ biết gom bệnh nhân lại… để chờ chết.

Theo giới chuyên gia, cần truy tố “nhóm Việt Á” về tội giết người và đồng lõa giết người hàng loạt, chứ không chỉ xử các tội “kit test giả”, hay “đưa và nhận hối lộ”. Phải truy ra, ai đã đưa ra chủ trương chống dịch sai lầm – “zero covid” và “xét nghiệm trên diện rộng với tốc độ thần tốc” – bởi đây chính là hành động giết người có tổ chức, là nguồn cơn của những tai họa trong đại dịch.

Chủ trương vừa kể xảy ra vào thời điểm, Ban Tuyên giáo Trung ương đồng loạt ca ngợi thành tựu của Học viện Quân y kết hợp với Công ty Việt Á của Phan Quốc Việt, trong việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, bộ sinh phẩm kit test, với kinh phí do ngân sách cấp gần 19 tỷ đồng. Sản phẩm này trở thành sản phẩm kit test xét nghiệm đầu tiên của Việt Nam, được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép sử dụng tạm thời.

Một chi tiết đáng chú ý, Giám đốc Công ty Việt Á đã mang một số bộ kit xét nghiệm mua từ “nước lạ”, cho dán nhãn Việt Á, để Học viện Quân y mang đi giới thiệu, chào bán. Vậy, bộ kit test được đưa vào sử dụng rộng rãi, đại trà, là sản phẩm do Học viện Quân y tự nghiên cứu, hay Việt Á mua từ Trung Quốc, điều này vẫn còn là dấu hỏi.

Với “hệ thống” nhà xưởng vài chục mét vuông, lại không có thiết bị sản xuất, như báo chí đã nêu, thì khả năng cao, Việt Á đã nhập lậu kit từ nước ngoài, có in sẵn nhãn mác theo đơn đặt hàng. Đây cũng là một câu hỏi chưa được Bộ Công an làm rõ.

Nhờ bán kit test Covid-19 với “giá trên trời”, Công ty Việt Á thu về lợi nhuận hơn 1.235 tỷ đồng. Theo kết luận điều tra, Cơ quan Điều tra xác định, giá sản xuất một test xét nghiệm là 143.461 đồng (bao gồm toàn bộ chi phí và lợi nhuận 5%). Thế nhưng, Phan Quốc Việt đã hiệp thương và được Bộ Y tế xác định giá bán là 470.000 đồng/test, cao gấp ba lần. Nhờ vậy, Công ty Việt Á đã thu về lợi nhuận hơn 1.235 tỷ đồng. Và từ lợi nhuận này, Công ty Việt Á đã hối lộ các quan chức 106 tỷ đồng, để được lưu hành và nâng khống giá bộ xét nghiệm (kit test) COVID-19, do Công ty sản xuất, khiến ngân sách nhà nước mất 432 tỷ đồng.

Về cái chết oan ức của hơn 40 ngàn nạn nhân tử vong, dư luận khẳng định, đây là một vụ giết người hàng loạt. Tội danh truy tố cao nhất phải là tội danh giết người hàng loạt, thậm chí là tội danh diệt chủng.

Nghĩa là, đại án Việt Á, về bản chất là một vụ án giết người hàng loạt, có tổ chức, dính líu đến hàng chục lãnh cao cấp, ở các bộ, các ngành, tỉnh, thành phố, trong cả nước.

Công ước về Ngăn ngừa và Trừng phạt tội Diệt chủng của Liên Hợp Quốc năm 1948 đã định nghĩa: “diệt chủng là một trong năm hành động với mục đích tiêu diệt một bộ phận hoặc toàn bộ cộng đồng, một quốc gia.”

Điều đó đã cho thấy tính nghiêm trọng của đại án Việt Á, mà trong kết luận điều tra của Bộ Công an hoàn toàn chưa đề cập tới, thậm chí, còn có nhiều biểu hiện muốn giảm nhẹ tội cho các quan chức tham nhũng. Cụ thể:

Trong số các quan chức nhận tiền “biếu” của Việt Á có Chu Ngọc Anh, cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà Nội.

Truyền thông nhà nước đưa tin hôm 18/8, cho biết, cách đây 2 năm, ông Chu Ngọc Anh, khi đó là Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, đã nhận trực tiếp một túi “quà” của ông Phan Quốc Việt, bên trong đựng 200 ngàn USD. Mà theo lời khai, đến khi nhậm chức Chủ tịch Hà Nội, tới ngày chuyển đồ, Chu Ngọc Anh mới mở túi ra, lúc đó “mới biết” là có tiền USD trong túi. Điều tương tự cũng xảy ra đối với cựu Thứ trưởng Phạm Công Tạc. Khi nhận 50 ngàn USD, ông Tạc nhận vì nghĩ rằng, đó là quà cảm ơn.

Dư luận xã hội cho rằng, đây chắc chắn phải có sự mớm cung từ cơ quan điều tra, là nhận quà, chứ không phải là nhận hối lộ. Vậy là, cứ lấy tài sản tiền bạc của nhà nước, giao tư nhân, lấy “lại quả” tiền tỉ, thì không mắc tội nhận hối lộ hay sao?

Trong khi ai cũng biết, phải có sự giúp sức của Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Y tế, thì Công ty Việt Á mới có thể hoành hành, tác oai, tác quái. Đây là nguồn cơn khiến cho số người tử vong hàng loạt lên tới hơn 4 vạn nhân mạng. Đồng thời, đây là một trong những tác nhân khiến cho công cuộc chống dịch của Việt Nam thất bại nghiêm trọng.

Đó là lý do dư luận cho rằng, tòa án cần phải truy tố những người này về tội giết người, chứ không chỉ là tội tham nhũng hay ăn hối lộ. Và phải có một vài kẻ phải “dựa cột” để đền tội, và rửa mối oan ngất trời của hàng chục ngàn sinh linh oan ức kia.

So với vụ “chuyến bay giải cứu”, thì vụ “Việt Á” có sự dàn xếp bài bản, kỳ công hơn. Bởi, để hàng triệu người bị tập trung xét nghiệm, dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh, khiến hơn 43 nghìn người chết… hàng nghìn tỷ đồng của dân và doanh nghiệp bị tiêu tan.

Do đó, Đảng Cộng sản Việt Nam muốn lấy lại lòng dân, thì cần thẳng tay phán quyết, tuyên tử hình với vài đồng chí cộm cán, lúc đó sẽ được nhân dân đồng tình và ủng hộ.

Tổng Bí thư đã coi chống tham nhũng là ‘ta đánh ta”, nên có thể dự kiến, mức án dành cho cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, tội nhận hối lộ 2,5 triệu đô, nếu nộp “khắc phục hậu quả”, sẽ là án chung thân. Chu Ngọc Anh bị cáo buộc gây thất thoát tài sản nhà nước 18,9 tỷ đồng, nếu nộp tiền khắc phục, dự đoán không quá 15 năm tù. Song, hai bản án này vẫn không thuyết phục được lòng dân

Do vậy, khả năng cao, Tổng Giám đốc Việt Á Phan Quốc Việt, thuộc diện không phải là đảng viên, sẽ là dê tế thần và khả năng cao sẽ nhận án tử. Tuy nhiên, “chùm cuối” là các đồng chí tham gia viết kịch bản cũng như đạo diễn, không bị án tử, là điều không công bằng.

 

Vũ Anh – Thoibao.de

 

 

 

 

 

 

Kasse animation 7.8.2023