Thượng tầng lo ăn chia, kinh tế lao dốc. Dân khốn đốn, quan đầy túi

Trong Tứ Trụ, quyền hạn được phân chia như sau, ông Nguyễn Phú Trọng là người nắm Ban Bí thư, còn ông Thủ tướng thì nắm Chính phủ. Trong Ban bí thư, số ban bệ ít hơn cấp bộ trong Chính phủ, nhưng số ủy viên Bộ Chính trị thì nhiều hơn hẳn. Điều đáng nói là, hai chân trụ còn lại là trụ Chủ tịch nước và trụ Chủ tịch Quốc hội, đều mọc từ rễ của trụ Tổng Bí thư.

Hiện nay, ông Nguyễn Phú Trọng đang cho ăn chia sớm. Các ủy viên Trung ương Đảng được bố trí ở các địa phương và các doanh nghiệp, là những người do Ban Bí thư quản lý. Mới hơn nửa nhiệm kỳ mà ông Nguyễn Phú Trọng đã cho lựa chọn nhân sự cho Đại hội 14, thì điều đó cho thấy, ông Trọng đang tranh ăn, chứ không phải quan tâm gì đến vấn đề kinh tế xã hội đất nước. Ông Trọng hiện đang làm 2 việc lớn, việc đầu tiên là đốt lò, việc thứ nhì là sắp xếp các ghế thuộc quyền quản lý của Ban Bí thư. Hai công việc này của ông Trọng bổ sung cho nhau. Đốt lò để có chỗ trống, và nhờ đó mà nhét người của phe mình vào.

Vụ Việt Á và vụ chuyến bay giải cứu, nói cho cùng cũng là một mâm cỗ chia chác nhau mà thôi. Mà nói đúng hơn là, đó là, kẻ phán xử đòi tiền của kẻ bị phán xử, hay, kẻ ăn sau ăn lại kẻ ăn trước. Nói chung, đây cũng là cái mâm giành ăn của quan chức và bộ máy chạy án. Vụ chuyến bay giải cứu cho thấy, người bị hại là nhân dân, chẳng được bồi thường một xu một cắc nào cả. Và Vụ Án cũng tương tự, cũng là mâm cỗ cho kẻ ngồi ghế phán xét, ăn lại kẻ từng hút máu dân, chẳng có chút quyền lợi nào được trả lại cho dân.

Vậy thì, bức tranh xã hội Việt Nam hiện nay có 2 mâm, mâm chia chác quyền lực và mâm chia chác tiền bạc, mà trong cả 2 mân đó, chỉ có quan chức được hưởng, chứ người dân không hề có một chút quyền lợi nào cả. Chọn nhân sự cho Đại hội 14 là mâm chia quyền. Còn các phiên toà của các vụ đại án là mâm chia tiền cho các quan chức ngồi ở ghế phán xử.

Thượng tầng có 2 mâm rôm rả thế, còn hạ tầng, nơi mà dân nghèo phải tìm cách tồn tại từng ngày, thì nó như thế nào?

Tại TP HCM, nơi được xem là đầu tàu kinh tế cả nước, tình hình đang vô cùng ảm đạm, đời sống người dân nghèo vốn đã khó, nay ngày một khó hơn. Theo báo Pháp Luật thì công nhân liên tục trả phòng, chủ nhà trọ giờ đây cũng khốn đốn. Doanh nghiệp chết quá nhiều, đến nay, toàn quốc đã có 113 ngàn doanh nghiệp đóng cửa, ngừng hoạt động. Công nhân mất việc liên tục trả phòng về quê, kinh doanh ế ẩm, nhiều chủ trọ tại phường Tân Tạo, quận Bình Tân như “ngồi trên đống lửa”.

Dọc theo con hẻm 58 đường số 5, phường Tân Tạo, quận Bình Tân, nơi được mệnh danh là thủ phủ nhà trọ ở TP.HCM, bầu không khí ảm đạm bao trùm cả khu trọ. Thỉnh thoảng, một vài chủ trọ với gương mặt ủ rũ lại mang tấm biển “Cho thuê phòng trọ” ra treo trước nhà.

Chuỗi cung ứng cho đời sống dân nghèo giờ đây như bị vỡ vụn, chứ không gọi là đứt gãy nữa. Công nhân về quê đi bắt ốc hái rau sống qua ngày, kiểu tự cung tự cấp để tồn tại. Ở thành phố, không những mô hình kinh doanh nhà trọ công nhân khốn đốn, mà chợ búa, quán xá, hàng rong… dành cho công nhân cũng ế ẩm. Có rất nhiều loại hình dịch vụ ăn theo công nhân cũng chết không kịp ngáp.

Từ đây đến cuối năm, dân nghèo sẽ càng khốn đốn hơn, bởi kinh tế năm nay có dấu hiệu tồi tệ hơn năm ngoái. Tuy nhiên, trên thượng tầng thì quan chức Cộng sản vẫn rôm rả chia chức chia tước, cấp dưới thấp hơn thì chia tiền chia bổng lộc, sau khi nhóm hút máu dân bị hốt. Dù đất nước có khủng hoảng thế nào thì quan chức vẫn giàu, vẫn cho con đi du học, vẫn xây biệt phủ, vẫn mua xe sang vv… Việt Nam là thế. Là dân thì phải khổ, để Đảng vinh quang, để quan đầy túi.

Thu Phương(Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://plo.vn/cong-nhan-lien-tuc-tra-phong-chu-tro-ngoi-tren-dong-lua-post747672.html

 

Kasse animation 7.8.2023