Kỹ năng bạc tỷ: Làm thế nào lính Tô đẩy được voi lọt lỗ kim?

Sau vụ ông Nguyễn Công Tạc nhận 1,1 tỷ đồng được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, thì giờ đến lượt ông Chu Ngọc Anh, nhận cọc tiền 200.000 đô la của Phan Quốc Việt, với trị giá tương đương 4,6 tỷ đồng, nhưng cũng được miễn truy cứu về tội nhận hối lộ. Tuy nhiên, theo Điều 2 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, thì phạm tội nhận từ 2 đến 100 triệu được xem là nhận hối lộ, và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự rồi.

Con voi chui được lỗ kim

Có thể nói, mức nhận hối lộ từ 2 đến 100 triệu là cái lỗ kim, còn mức nhận hối lộ 4,6 tỷ đồng của ông Chu Ngọc Anh là một con voi. Tuy nhiên, cơ quan điều tra vẫn đẩy được một con voi lọt qua lỗ kim, và cứu ông Chu Ngọc Anh thoát khỏi tội nhận hối lộ, với lập luận ngây ngô như sau:

“Phân tích lý do dù nhận 200.000 USD của Việt Á nhưng ông Chu Ngọc Anh không bị đề nghị truy tố tội nhận hối lộ, một Tiến sĩ luật cho biết, nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan điều tra chứng minh được đến đâu thì sẽ kết luận và đề nghị viện kiểm sát truy tố đến đó. Nếu có việc nhận tiền giữa người có chức vụ quyền hạn với cá nhân doanh nghiệp, nhưng không chứng minh được có sự thỏa thuận công việc phải làm để được hưởng số tiền đó thì chưa đủ căn cứ để truy tố về tội đưa hối lộ và nhận hối lộ.”

Người đứng đầu Việt Á đưa hối lộ cho Bộ trưởng 200.000 đô la, và sau đó, Việt Á đã làm những gì thì đã quá rõ, vậy mà bên cơ quan điều tra vẫn bảo là “không chứng minh được có sự thỏa thuận công việc phải làm để được hưởng số tiền đó”, thì đây mới chính là “kỹ năng siêu việt” của cơ quan điều tra. Có lẽ, họ cần Phan Quốc Việt phải gửi cho ông Chu Ngọc Anh một lá thư, trình bày rõ ràng lý do mà ông Phan Quốc Việt đưa tiền, thì mới đủ cơ sở để kết luận là đưa hối lộ chăng? Thật nực cười cho cách lý luận trẻ con của cơ quan điều tra Cộng sản Việt Nam. Đây là một trong những cách mà lính của Tô Lâm đẩy được một voi lọt qua lỗ kim. Voi thì lính Tô Lâm còn đẩy được qua lỗ kim chứ nói gì đến lạc đà.

Thực ra mà nói, việc chạy án bằng tiền là chuyện phải giấu kín, nhưng gỡ án thì phải công khai. Chuyện gỡ án công khai như thế này, lại có cả tiến sĩ luật trả lời trên báo chí, thì rõ ràng, việc chạy án kỳ này chuyên nghiệp hơn ở vụ chuyến bay giải cứu. Việc các phương tiện truyền thông nhà nước tham gia vào vấn đề giảm án cho các đại quan tham, chứng tỏ quy mô của bộ máy chạy án này nó lớn như thế nào?

Trường hợp ông Phạm Công Tạc là “lạc đà chui lỗ kim”

Khi tội đã rành rành mà vẫn muốn lấp liếm, thì chỉ có thể giở lý luận cùn, kiểu trẻ con, để hợp thức hóa. Lý luận càng trẻ con, thì càng chứng tỏ bộ máy chạy án này quá trắng trợn mà thôi. “Tao phạm tội rõ ràng đó, tao lý giải qua quýt kiểu trẻ con đó, làm gì được bọn tao?”

Quan trọng là bên chạy án có tiền đầy túi và tội phạm không bị ngồi tù, đôi bên cùng có lợi, thế là huề cả làng. Còn anh công lý kia ư? Thì mãi mãi vẫn như diễn viên hài vậy.

Thực ra mà nói, kỹ năng đẩy voi qua lỗ kim là cách để các quan chức tham gia tố tụng làm giàu. Vụ án chuyến bay giải cứu là minh chứng, nếu làm phép tính đơn giản thì tiền móc túi nạn nhân là 4.000 tỷ, nhưng tổng số tiền mà các bên nộp lại để khắc phục hậu quả chỉ là 180 tỷ, còn lại hơn 3.800 tỷ, bên hút máu chia chác lại cho bên tố tụng để giảm án cho nhau. Thế là huề cả làng.

Vụ án Việt Á cũng tương tự như thế thôi, con số hút được của dân khoảng 4.000 tỷ, nhưng rồi số tiền nhà nước thu hồi được bao nhiêu? Và phần khổng lồ còn lại, bên hút máu chia cho bên tố tụng thông qua đường dây chạy án, thế là bên tố tụng tìm cách gỡ tội cho. Dù cho dùng lý do ngây ngô nhất thì cũng chả sao, bên được tiền bên được giảm án. Thế là vui vẻ cả làng.

Thu Phương (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://soha.vn/vi-sao-ong-chu-ngoc-anh-nhan-tui-qua-tien-ty-nhung-thoat-toi-nhan-hoi-lo-20230819225305019.htm

 

 

Kasse animation 7.8.2023