Cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn thoát họa Việt Á nhờ.. mũi thính?

Ngày 7/6/2022 là một ngày có nhiều biến cố lớn trong Bộ Y tế. Buổi sáng, ông Nguyễn Thanh Long – Bộ trưởng – bị cách chức và bãi nhiệm tư cách Đại biểu Quốc hội, thì chiều cùng ngày, ông bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) bắt giam, về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, theo Điều 356 Bộ luật Hình sự. Nhà riêng của ông trên phố Vĩnh Phúc, Hà Nội, bị khám xét.

Cũng trong ngày 7/6/2022, nguồn tin từ Bộ Y tế xác nhận, một Thứ trưởng của Bộ này là ông Nguyễn Trường Sơn đã xin thôi việc. Đơn xin nghỉ việc của ông Sơn đang được các cơ quan chức năng xem xét. Theo nguồn tin, ông Sơn xin thôi việc là do “áp lực công việc”. Không biết, đây là áp lực công việc, hay áp lực từ vụ Việt Á?

Dấu hiệu của chạy án

Đây được xem như là hành động “bỏ của chạy lấy người”, ngay khi đánh hơi có chuyện chẳng lành. Việc một quan chức Cộng sản tự nguyện rời ghế vì “văn hóa từ chức”, là điều không thể có. Bởi văn hóa từ chức chỉ dành cho những người có liêm sỉ, trọng danh dự, trong một nhà nước tử tế, chứ không dành cho quan chức Cộng sản. Việc bỏ ghế chạy thì chỉ có thể là “tránh bão” mà thôi.

Mỗi chiếc ghế quyền lực đều được định giá bằng rất nhiều tiền, vậy thì làm sao có ai chịu bỏ ghế? Khi người ta nhường ghế, thì cũng đồng nghĩa là người ta đã nhường một núi tiền cho người khác. Như vậy, có thể xem, người nhường ghế là người đem tiền nhét vào tay kẻ khác.

Trong nội bộ Đảng Cộng sản, có nhiều kiểu ngã giá với nhau, trong đó, cách phổ biến nhất là ngã giá bằng chính chiếc ghế mình đang ngồi. Trường hợp của ông cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc được cho là ngã giá bằng chính chiếc ghế của mình. Ông từ bỏ quyền lực, để đổi lại, vợ ông được Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác nhận bằng giấy trắng mực đen, là không liên quan đến Việt Á. Với sự xác nhận này, thì làm sao Tô Lâm có thể còng tay vợ con ông?

Trường hợp ông Dương Quang Thành, cựu Chủ tịch Tập đoàn EVN, xin về hưu trước tuổi, cũng được cho là sự ngã giá, để đổi lại an toàn cho bản thân. Ghế của ông Dương Quang Thành là ghế hái ra tiền, không ai dại gì lại nhả ra cho người khác, trong khi ông Thành còn đến 4 năm nữa mới nghỉ hưu theo chế độ. Những sai phạm của ông Dương Quang Thành là rất lớn, nhường ghế như là một cách nhường miếng bánh mình đang ăn lại cho kẻ khác, để đổi lấy sự an toàn. Tuy nhiên, không loại trừ việc người Cộng sản sẽ “lật lọng” nhau.

Trường hợp xin nghỉ hưu non cũng có thể được xem như là trường hợp chạy án bằng ghế vậy. Người nghỉ hưu nhả ghế (mà ghế thì được định giá bằng rất nhiều tiền), để đổi lấy điều kiện mình không bị truy tố, đấy không phải là chạy án bằng ghế thì là gì?

Ngày 19/8, báo chí cho biết, cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn được miễn trách nhiệm hình sự trong vụ Việt Á. Việc miễn trách nhiệm hình sự này được giải thích rất khiên cưỡng.

Kết luật của Công an nói rằng, “Dù là người ký các quyết định cấp số đăng ký lưu hành kit xét nghiệm cho Công ty Việt Á và có dấu hiệu tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, nhưng không có vụ lợi, ông Nguyễn Trường Sơn, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, được miễn trách nhiệm hình sự”.

Không rõ, công an lấy cơ sở nào để xác định, ông Nguyễn Trường Sơn là “không vụ lợi”? Công an Cộng sản đã không duy lý, mà điều tra duy tình. Nói thẳng ra là, công an muốn miễn tội hình sự cho ông Nguyễn Trường Sơn, nhưng chẳng tìm ra được lý do nào nghe cho lọt tai, nên viện ra một lý do tào lao như thế.

Có người nói rằng, ông Nguyễn Trường Sơn đã chạy án, không biết, ông chạy bằng bao nhiêu tiền, nhưng rất có thể, ông chạy án bằng cái ghế mà ông đã từng giữ. Không phải ngẫu nhiên mà ông được miễn trách nhiệm hình sự.

Thu Phương (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://thanhnien.vn/nguyen-thu-truong-y-te-nguyen-truong-son-duoc-mien-trach-nhiem-hinh-su-vu-viet-a-1852308191300086.htm

https://tuoitre.vn/thu-truong-bo-y-te-nguyen-truong-son-xin-thoi-viec-20220607075920555.htm

 

Kasse animation 7.8.2023