Quảng bá công nghệ Tây nhưng xe hay hóa đuốc, giờ lộ ruột Tàu. Vượng đi theo vết xe Việt Á!

Lâu nay, VinFast luôn giới thiệu VF e34 được thiết kế bởi studio Pininfarina của châu Âu. Việc quảng bá này đã lấy được lòng tin không biết bao nhiêu người vẫn đang ảo tưởng về cái gọi là “tự hào quá Việt Nam ơi”.

Tuy nhiên, bất ngờ, mới đây cộng đồng mạng lại chia sẻ một bài viết trên tờ Lai-times, là một tờ báo lớn ở Trung Quốc, có tựa đề như tát vào mặt VinFast rằng, “Khám phá người khổng lồ | Giải pháp của Trung Quốc ẩn sau những ngôi sao xe điện của Việt Nam”

Một quảng cáo kiểu treo đầu dê bán thịt chó của VinFast

Hiện tại, chúng tôi không còn tìm được thông tin VF e34 được thiết kế bởi Pininfarina châu Âu, trên website của VinFast. Rất có thể, VinFast đã âm thầm xóa dấu vết. Mà nếu thực sự VinFast tự xóa đi thông tin này, thì đấy là cách gián tiếp thừa nhận, những thông tin được đăng trên Lai-times là đúng sự thật.

Không biết những người đã xuống tiền mua VinFast và đang tự hào về một thương hiệu Việt Nam nghĩ gì, khi bỏ tiền ra mua một chiếc xe được quảng bá là do Tây thiết kế, nhưng thực chất lại là do Tàu thiết kế?

Thực ra, cụm từ “công nghiệp phụ trợ” không còn xa lạ gì với ngành công nghệ cả. Không một hãng lớn nào tự sản xuất từ A đến Z một chiếc ô tô. Họ luôn có nhà cung cấp trên khắp thế giới. Tuy nhiên, hãng sản xuất phải là nơi nắm công nghệ lõi, chứ không phải cái gì cũng đi mua. Vì thế nên, trên mỗi chiếc ô tô thương hiệu, có những giá trị riêng mà các hãng khác không có. Và cũng chính công nghệ lõi quyết định thương hiệu của hãng.

Không ai không biết, ngành công nghệ phụ trợ ô tô của Việt Nam vẫn gần như là con số không tròn trĩnh. Đùng một cái, hãng VinFast vùng lên như “Thánh Gióng”, điều này không khỏi làm cho nhiều người thận trọng đặt câu hỏi, liệu VinFast đã tự túc được công nghệ chưa, hay là đi mua từ A đến Z, rồi về ghép lại, tạo thành một chiếc xe mang thương hiệu Việt?

Bài báo trên Lai-Times “Khám phá người khổng lồ | Giải pháp của Trung Quốc ẩn sau những ngôi sao xe điện của Việt Nam”

Trong tình cảnh thiếu hụt chất xám ngành ô tô như thế, VinFast đi tìm sự đỡ đầu về công nghệ từ nước khác là điều dễ hiểu. Mà để có lời, thì ắt người ta phải tìm đến hàng Trung Quốc giá rẻ. Bao lâu nay, Việt Nam là nơi gia công các sản phẩm nhập từ Trung Quốc, điều đó ai cũng biết. Thậm chí, các doanh nghiệp may mặc phải nhập khẩu cả cây kim, sợi chỉ, từ Trung Quốc. Vậy thì, VinFast đi tìm giải pháp công nghệ rẻ tiền từ Trung Quốc là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, vấn đề lớn ở đây là, tại sao họ lại quảng bá toàn công nghệ Tây?

Chẳng có hãng Tây nào cả, mà VinFast thuê công ty Launch Design ở Thượng Hải Trung Quốc, nghiên cứu và phát triển nguyên chiếc xe điện VF e34. Đồng thời, VinFast thuê công ty Trung Quốc này chịu trách nhiệm tìm và cung ứng linh kiện luôn.

Cư dân mạng cuối cùng cũng tìm thêm được bản tin từ Ủy ban Kinh tế và Thương mại Thượng Hải, khẳng định công ty Launch Design của Trung Quốc đã thắng thầu nghiên cứu và phát triển nguyên chiếc xe cho VF. Việc của VF chỉ là nhập về bán. Vài ngày sau khi có các phát hiện này, bản tin gốc ở Trung Quốc được ai đó yêu cầu xóa, gỡ bỏ. Tuy nhiên, bản lưu trên wikipedia Baidu thì vẫn còn.

Xem ra, VinFast đang đi theo con đường của Việt Á. Đặt hàng từ Trung Quốc, từ A đến Y, rồi nhập về Việt Nam, làm thêm một số công đoạn nhỏ và biến thành xe thuần Việt, cuối cùng, bán cho những người có máu “tự hào quá Việt Nam ơi”. Khách hàng yêu nước, yêu Vin, dính bẫy, VinFast được tiền.

Một thương hiệu tự định giá đến 23 tỷ đô qua những bài ca ngợi của báo chí trong nước. Một doanh nghiệp tự định giá lớn như vậy, tại sao lại “treo đầu dê bán thịt chó”? Chỉ có sự trung thực mới xây dựng được thương hiệu, còn sự giả dối thì trước sau gì thương hiệu cũng sẽ sụp đổ. Ông Phạm Nhật Vượng lại không nghĩ được như thế thì quả là rất lạ. Muốn là doanh nghiệp toàn cầu mà kinh doanh gian dối, thì rất khó tồn tại.

Thu Phương (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://www.laitimes.com/en/article/3jctu_401uo.html

https://web.archive.org/…/en/article/3jctu_401uo.html

 

Kasse animation 7.8.2023